Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MAI NGỌC PHƯƠNG

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG PIN
MẶT TRỜI KẾT HỢP NGUỒN DIESEL
HIỆN CÓ CẤP ĐIỆN CHO HUYỆN ĐẢO
LÝ SƠN - QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Mạng và Hệ thống điện
Mã số:

60.52.50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN ANH TUẤN

Phản biện 1: TS. TRẦN TẤN VINH

Phản biện 2: TS. NGUYỄN LƯƠNG MÍNH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25
tháng 5 năm 2013.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại Học Đà Nẵng

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá,
dầu mỏ đang dần cạn kiệt, giá thành cao, nguồn cung không ổn định,
việc vận chuyển khó khăn, tốn kém đặc biệt là tới những vùng sâu,
xa, hải đảo… thì nhiều nguồn năng lượng thay thế đang được các
nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu đặc biệt là nguồn NLMT. Việc
tiếp cận để tận dụng nguồn NLMT không chỉ góp phần cung ứng kịp
nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp giảm thiểu việc ô nhiễm
môi trường.
Huyện Lý Sơn là một huyện đảo được tách ra từ huyện Bình
Sơn- tỉnh Quảng Ngãi năm 1993, cách đất liền 30km. Huyện nằm ở
phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, có tọa độ địa lý từ 15032’ đến
150058’ Vĩ độ Bắc và 10905’ đến 109014’ Kinh độ Đông, nằm án ngữ
con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung
qua cửa ngõ Dung Quất.
Khu vực huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên 9,97 km2,
gồm 3 xã An Hải, An Vĩnh (thuộc đảo lớn) và An Bình (đảo bé), dân
số toàn huyện hơn 20.000 người, với hơn 4.000 hộ. Do cách xa đất
liền nên Lý Sơn vẫn chưa được kết nối với lưới điện quốc gia. Nguồn
cung cấp điện duy nhất cho đảo là từ nhà máy điện Diesel Lý Sơn.
Đặc điểm của nguồn phát điện Diesel là nếu huy động phát thường
xuyên thì các tổ máy rất dễ xảy ra sự cố dẫn đến có thể ngừng cung
cấp điện toàn bộ Huyện.
Với lợi thế nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời
trung bình cao 4,71 kWh/m2.ngày, việc xây dựng HTPMT kết hợp
với nguồn Diesel hiện có tại đảo có thể xem là một giải pháp hợp lý
nhằm tăng độ tin cậy cung cấp điện và mang lại những lợi ích thiết

2
thực về mọi mặt cho toàn huyện.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu giải pháp xây dựng HTPMT kết hợp nguồn
Diesel hiện có cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn- tỉnh Quảng Ngãi
đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển mọi mặt về vật
chất cũng như tinh thần của người dân trên đảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Huyện đảo Lý Sơn- tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu, lựa chọn HTPMT, hệ thống kho ắc quy, các hệ
thống biến đổi, điều khiển và các giải pháp đấu nối. Phân tích các
chế độ làm việc của hệ thống điện ở Lý Sơn trước và sau khi xây
dựng HTPMT.
Tính toán hiệu quả kinh tế khi xây dụng thêm HTPMT kết hợp
nguồn Diesel hiện có tại đảo Lý Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về NLMT và các mô hình biến đổi
NLMT thành điện năng.
Thu thập, thống kê số liệu về cường độ bức xạ mặt trời vào
các tháng trong nhiều năm tại huyện đảo Lý Sơn.
Chọn địa điểm xây dựng HT PMT.
Các giải pháp kỹ thuật công nghệ chủ yếu của HT PMTDiesel.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ thực tiễn nhu cầu tiêu thụ năng lượng của con người ngày
một tăng dần trong bối cảnh nguồn năng lượng truyền thống gây ô
nhiễm môi trường và càng lúc càng cạn kiệt theo thời gian. Vì thế,

3
chúng ta cần phải đi tìm và khai thác các nguồn năng lượng mới nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường và một trong số
đó chính là nguồn NLMT.
Từ thực tiễn Lý Sơn là một huyện đảo nằm cách xa đất liền
chưa được kết nối với điện lưới quốc gia, nhà máy điện Diesel nơi
đây hoạt động thiếu ổn định, không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu
phụ tải và chi phí sản xuất điện bằng dầu diesel cao do việc vận
chuyển dầu ra đảo khó khăn, tốn kém và giá dầu trên thế giới có xu
hướng tăng cao dần theo thời gian.
Nội dung luận văn muốn nghiên cứu xây dựng một HTPMTDiesel nhằm khai thác thế mạnh về tiềm năng mặt trời tại Lý Sơn,
đồng thời cũng vừa tận dụng được cơ sở vật chất là các máy phát
Diesel hiện có để giải quyết phần nào vấn đề thiếu điện của người
dân trên đảo.
6. Các nội dung nghiên cứu
Mở đầu.
Chương 1: Hiện trạng cung cấp, sử dụng điện năng và nhu cầu
xây dựng hệ thống điện mặt trời tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh quảng
ngãi.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về NLMT. Các khảo sát, thống kê
tiềm năng bức xạ mặt trời tại huyện đảo Lý Sơn
Chương 3: Tính toán kết hợp HTPMT- Diesel tại huyện đảo
Lý Sơn và lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ chủ yếu.
Chương 4: Tổng mức đầu tư và tính hiệu quả khi xây dựng
HTPMT kết hợp nguồn Diesel hiện có tại huyện đảo Lý Sơn.
Kết luận và kiến nghị.
Các tài liệu tham khảo.
Các phụ lục

nguon tai.lieu . vn