Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Chu Quốc Thịnh

NGHIÊN CỨU
XU HƯỚNG NHẬP KHẨU THUỐC
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
GIAI ĐOẠN 2006-2014
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 62.72.04.12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội, năm 2017

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Dược Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quốc Cường
PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Hằng
Phản biện 1: …………………………………..
…………………………………..
Phản biện 2: …………………………………..
…………………………………..
Phản biện 3: …………………………………..
…………………………………..
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá cấp Trường
họp tại …………………………………………………….
vào hồi ..…...giờ……..ngày….…tháng……năm……
Có thể tìm hiểu thêm tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Trường Đại học Dược HN

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam ngày càng tăng cao, tiền
thuốc bình quân đầu người tăng gần 6 lần sau 15 năm từ 2000-2014,
trong khi đó, công nghiệp dược trong nước mới chỉ chiếm 45% trong
tổng chi phí thuốc và đang có xu hướng bị thay thế bởi thuốc nhập
khẩu do năng lực cạnh tranh kém, thể hiện sự trùng lắp về dạng bào
chế và các nhóm thuốc, không tận dụng hết năng lực sản xuất nhà
máy. Sự phụ thuộc của ngành Dược vào thuốc nhập khẩu là một
trong những nguyên nhân khiến cho chi phí tiền thuốc bình quân trên
đầu người trong tổng chi y tế của Việt Nam năm 2009 ở mức cao gần
2 lần so với trung bình của các quốc gia Châu Á và cao trên 3 lần so
với trung bình của các quốc gia châu Âu.
Để giảm gánh nặng của chi tiêu cho thuốc, Bộ Y tế luôn luôn
nhấn mạnh mục đích của việc nhập khẩu là nhập khẩu bổ sung các
thuốc trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa
đáp ứng đủ nhu cầu điều trị (nhập khẩu bổ sung) và nhập khẩu thay
thế các thuốc sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu (nhập
khẩu thay thế). Để đạt được mục tiêu này, cần phải có các bằng
chứng rõ ràng để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc
xây dựng các chính sách nhằm điều tiết hoạt động nhập khẩu thuốc.
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu:
1. Phân tích xu hướng nhập khẩu thuốc vào Việt Nam giai đoạn
2006-2014.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nhập khẩu
thuốc vào Việt Nam giai đoạn 2006-2014.
Từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt
hơn việc nhập khẩu thuốc và góp phần nâng cao việc đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ thuốc của ngành công nghiệp dược Việt Nam.
1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng nhập khẩu thuốc của Việt Nam
Tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam tăng 6 lần sau 15
năm từ 5,40 USD/người năm 2006 lên 32,22 USD/người năm 2014.
Mặc dù xét về mặt số lượng, thị phần thuốc sản xuất trong nước tại
Việt Nam đang ở mức cao nhất (74%) nếu so sánh với các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á (Malaysia: 45%, Thailand: 72%,
Indonesia: 70%, Philippines: 57%) nhưng xét về mặt giá trị, tỷ trọng
thuốc sản xuất trong nước thấp hơn và đang có xu hướng bị thay thế
bởi thuốc nhập khẩu; ngành công nghiệp dược trong nước đang thể
hiện sự trùng lắp về dạng bào chế và nhóm thuốc (tập trung vào
nhóm thuốc thông thường, dạng bào chế đơn giản), nhà máy trong
nước vẫn chưa được sử dụng hết công suất thiết kế (mới đạt khoảng
47%). Bối cảnh này dẫn đến việc nhập khẩu thuốc của Việt Nam là
điều tất yếu và cần thiết.
Việt Nam là quốc gia nhập siêu với khoảng hơn 50% thuốc thành
phẩm và 90% nguyên liệu dùng để sản xuất trong nước phải nhập
khẩu. Thuốc nhập khẩu bao phủ tất cả các nhóm tác dụng dược lý,
trong đó tỷ trọng SĐK của nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn-ký sinh
trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,89%; tiếp theo là nhóm thuốc tim
mạch (7,05%), nhóm thuốc tác động lên dạ dày-ruột (6,68%). Về vấn
đề vi phạm chất lượng của thuốc nhập khẩu đang là vấn đề đáng báo
động, trong đó theo báo cáo của Cục Quản lý Dược, từ năm 2011 đến
tháng 7/2014, hai quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc có tỷ lệ thuốc vi
phạm chất lượng nhiều nhất (chiếm 73,78% và 11,59% tổng số 164
lô thuốc nhập khẩu vi phạm chất lượng). Điều này đặt ra cho các nhà
quản lý cần có các biện pháp để hạn chế nhập khẩu các thuốc từ các
quốc gia này.
2

1.2. Chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam
Kể từ khi gia nhập chính thức Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào tháng 11/2006, chính sách quản lý nhập khẩu thuốc của
Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định để có thể vừa đảm bảo
mục đích của việc nhập khẩu (nhập khẩu bổ sung những mặt hàng
trong nước không sản xuất được hoặc không đủ nhu cầu; hoặc nhập
khẩu thay thế các mặt hàng trong nước sản xuất kém hiệu quả, không
có lợi bằng nhập khẩu) vừa phải cân đối một cách hợp lý việc bảo hộ
thị trường nội địa, đồng thời vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
của hệ thống thương mại theo quy định của WTO.
Chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam được tóm tắt
trong sơ đồ sau:

Chính sách
quản lý nhập
khẩu thuốc

Tác động lên
thương nhân
Chính sách
thuế

Hàng rào kỹ
thuật

Chính sách
phi thuế quan

Hạn chế số
lượng
Thương mại
tạm thời
Hành chính

Hình 1.1: Các chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam

1.3. Tổng quan về phương pháp phân tích xu hướng
Trong lĩnh vực y tế, mục tiêu cơ bản của phân tích xu hướng là để
dự báo cho sự thay đổi của sự kiện/hiện tượng, chẳng hạn như chi
tiêu cho thuốc, cho y tế trong tương lai. Các phương pháp sau đây
thường được áp dụng:
3

nguon tai.lieu . vn