Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM CHI

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM CHẾ ĐỘ
GIÁM SÁT ĐIỀU TRỊ AMIKACIN
CHO TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã số: 62.72.04.05
TÓM TĂT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội, năm 2015

Công trình được hoàn thành tại : …………………………………..
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền
PGS.TS. Khu Thị Khánh Dung
Phản biện 1 : …………………………………………..
Phản biện 2 : …………………………………………..
Phản biện 3 : …………………………………………..
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp
tại : …………………………………………………...............
Vào hồi …………..giờ……….ngày……….tháng…….. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :
Thư viện Quốc gia VN
Thư viện trường ĐH Dược HN


 

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Kim Chi, Khu Thị Khánh Dung, Nguyễn Trung Hằng,
Nguyễn Thị Hồng Hà, Hoàng Thị Kim Huyền, Nguyễn Thị Liên
Hương, Phạm Thúy Vân (2010), "Khảo sát nồng độ amikacin trong
máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi TW năm 2009", Tạp chí Nhi
khoa, 3(3&4), tr. 70-73.
2. Nguyễn Thị Kim Chi, Hoàng Thị Kim Huyền, Khu Thị Khánh
Dung (2013), " Khảo sát chế độ liều dùng amikacin ở trẻ dưới 1 tuổi
tại bệnh viện Nhi Trung ương ", Tạp chí Dược học, 51(418), tr. 1422.
3. Nguyễn Thị Kim Chi, Hoàng Thị Kim Huyền, Khu Thị Khánh
Dung, Lê Thị Minh Hương, Đào Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hà
(2013), "Đánh giá qui trình giám sát điều trị qua xác định nồng độ
AMK trong huyết tương tại bệnh viện Nhi TƯ", Tạp chí Dược học,
53(450), tr. 35-41.
4. Nguyễn Thị Kim Chi, Phạm Thị Hương Lý, Hoàng Thị Kim
Huyền, Khu Thị Khánh Dung, Đào Minh Tuấn, Trần Thị Chi Mai
(2015), “Ứng dụng mô phỏng Monte Carlo trong lựa chọn liều dùng
amikacin cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Bệnh viện Nhi trung ương”, Tạp
chí Dược học, 55 (466), tr. 7-12.


 


 

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giám sát điều trị thuốc (Therapeutic Drug Monitoring – TDM)
dựa trên việc đo nồng độ thuốc trong máu để tính liều dùng hoặc
hiệu chỉnh chế độ liều dùng cho bệnh nhân nhằm tối ưu hiệu quả
điều trị và đảm bảo an toàn của việc dùng thuốc [2], [13]. Tại nhiều
nước trên thế giới, TDM là một yêu cầu bắt buộc với những thuốc có
khoảng điều trị hẹp trong đó có kháng sinh nhóm aminoglycosid.
Amikacin (AMK) là một kháng sinh nhóm aminoglycosid
(AG) có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối các vi khuẩn Gr (-) hiếu khí,
được sử dụng rộng rãi ở trẻ em điều trị các nhiễm khuẩn nặng như
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn bệnh viện … [1]. Với đặc tính diệt
khuẩn phụ thuộc nồng độ, AMK cho hiệu quả diệt khuẩn tối ưu khi
nồng độ thuốc trong máu cao gấp từ 8-10 lần nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC) trên vi khuẩn [18]. AMK phân bố rộng ở dịch ngoại bào.
Vì vậy ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nồng độ thuốc
trong máu giảm đi rất nhiều so với ở người lớn tại cùng mức liều
dùng [3], [12]. Việc tăng mức liều dùng cho đối tượng này là rất cần
thiết nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và đồng thời hạn chế sự kháng
thuốc của vi khuẩn [6], [9], [11].
Tuy nhiên, AMK cũng như các kháng sinh nhóm AG khác có
khả năng gây hoại tử ống thận cấp và suy giảm chức năng tiền đình,
ốc tai [8] [14]. Ở trẻ sơ sinh, do chức năng thận còn chưa hoàn thiện
nên việc thải trừ thuốc chậm hơn so với ở người lớn làm tăng nguy
cơ ngộ độc thuốc [5]. Vì vậy, việc TDM các AG thường chú trọng
việc xây dựng chế độ liều dùng nhằm đạt nồng độ đỉnh (Cpeak) cho
hiệu quả diệt khuẩn tối ưu đồng thời kiểm soát nồng độ đáy (Ctrough)
an toàn nhằm giảm khả năng tích lũy khi dùng thuốc kéo dài [5].
Cho tới nay TDM là một yêu cầu bắt buộc khi sử dụng kháng
sinh nhóm AG ở các nước phát triển. Các nghiên cứu về TDM với
kháng sinh nhóm AG phát triển trên hầu khắp các nước. Tuy vậy, ở
Việt Nam, nghiên cứu về TDM kháng sinh nhóm AG vẫn là một lĩnh
vực mới mẻ. Việc thực hiện TDM trong thực hành điều trị kháng
sinh nhóm AG ở trẻ em thì hầu như chưa được áp dụng ở một bệnh
viện nào. Tại bệnh viện Nhi TƯ, mỗi năm AMK được sử dụng với số
lượng lớn vì đây là bệnh viện tuyến cuối, nơi tập trung chủ yếu là
những bệnh nhân có bệnh nặng. Việc giám sát điều trị thuốc là một
đòi hỏi cấp thiết.

nguon tai.lieu . vn