Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Dương Thị Hồng Ánh

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
HỆ TIỂU PHÂN NANO NHẰM TĂNG
SINH KHẢ DỤNG CỦA CURCUMIN
DÙNG THEO ĐƯỜNG UỐNG
Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc
Mã số: 62720402
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội, năm 2017

Công trình được hoàn thành tại
- Bộ môn Bào chế, Trường Đại học Dược Hà Nội
- Bộ môn Công nghiệp Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội
- Trung tâm Tương đương sinh học, Viện Kiểm nghiệm thuốc
Trung ương
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
- Khoa hóa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội
- Viện tiên tiến Khoa học và công nghệ, Đại học Bách khoa
Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Trần Linh
PGS.TS. Nguyễn Văn Long
Phản biện 1:…………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
Phản biện 2:…………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
Phản biện 3:…………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
họp tại…………………………………………………………………
Vào hồi…….. giờ………ngày……….tháng…….năm………………
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện trường Đại học Dược Hà Nội

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA
: Analysis of variance (Phân tích phương sai)
AUC
: The area under the curve (Diện tích dưới đường cong)
BCS
: Biopharmaceutics Classification System
(Hệ thống phân loại Sinh dược học)
Cmax
: Maximum concentration (Nồng độ thuốc tối đa)
CMC
: Carboxy methylcellulose
Cre
: Cremophor RH40
CUR
: Curcumin
DC
: Dược chất
EMA
: European Medicines Agency
(Cơ quan quản lý thuốc Châu Âu)
FDA
: Food and Drug Administration
(Cơ quan quản lý thuốc thực phẩm)
GBC
: Glibenclamid
GTTB
: Giá trị trung bình
HPLC
: High Performance Liquid Chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
HQC
: High quality control (Mẫu kiểm tra nồng độ cao)
IS
: Internal standard (Chất chuẩn nội)
KTTP
: Kích thước tiểu phân
KTTPTB
: Kích thước tiểu phân trung bình
kl/kl
: Khối lượng/khối lượng
kl/tt
: Khối lượng/thể tích
LC-MS
: Liquid chromatography-Mass spectrometry
(Sắc ký lỏng khối phổ)
LC-MS/MS : Liquid chromatography-tandem mass spectrometry
(Sắc ký lỏng khối phổ/khối phổ)
LLOQ
: Lower Limit of Quantification
(Giới hạn định lượng dưới)
LQC
: Low quality control (Mẫu kiểm tra nồng độ thấp)
LSD
: Least Significant Difference Test (Kiểm định sự khác
nhau có ý nghĩa thống kê tối thiểu)

MF
MQC

:
:

MRT
Na CMC
PDI
PEG
P-gp
PLGA
Pol
PVA
PVP
RSD
SD
SE
SEM

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

SKD
SQC
TBME
THC
Tmax

:
:
:
:
:

TPGS
tt/tt
t1/2
tR
Tw
ULOQ

:
:
:
:
:
:

US-FDA

:

Matrix factor (Hệ số ảnh hưởng của nền mẫu)
Medium quality control
(Mẫu kiểm tra nồng độ trung bình)
Mean residence time (Thời gian lưu thuốc trung bình)
Natri carboxy methylcellulose
Polydispersity index (Chỉ số đa phân tán)
Polyethylen glycol
P-glycoprotein
Poly (acid lactic co-glycolic)
Poloxame
Alcol polyvinic
Poly vinylpyrolidon
Relative standard deviation (Độ lệch chuẩn tương đối)
Standard deviation (Độ lệch chuẩn)
Standard error (Sai số chuẩn)
Scanning Electron Microscope
(Kính hiển vi điện tử quét)
Sinh khả dụng
Supplement quality control (Mẫu kiểm tra bổ sung)
Tert-butyl methylether
Tetrahydrocurcumin
Time of maximum plasma drug concentration
(Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa)
D-alpha-tocopheryl poly (ethylen glycol) succinat 1000
Thể tích/thể tích
Thời gian bán thải
Thời gian lưu
Tween
Upper Limit of Quantification
(Giới hạn định lượng trên)
The United States-Food and Drug Administration
(Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Mỹ)

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận án
Curcumin là một thành phần hoạt tính có trong thân rễ một số loài
nghệ, đặc biệt là Nghệ vàng (Curcuma longa L.). Hợp chất này có
nhiều tác dụng dược lý nhưng ít tan và bị chuyển hóa, thải trừ nhanh
khi dùng đường uống.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến một số
biện pháp cải thiện sinh khả dụng của curcumin dùng đường uống
theo nhiều hướng: tăng độ tan và độ hòa tan của curcumin hoặc làm
giảm chuyển hóa, thải trừ của curcumin. Để đạt được những mục tiêu
trên, curcumin có thể được bào chế dưới dạng hệ phân tán rắn, hệ
nano tinh thể, hệ tiểu phân nano polyme, hệ tiểu phân nano lipid rắn,
hệ micel chất diện hoạt, hệ tự nhũ hóa, phức hợp phospholipid,
liposome… Trong số các biện pháp trên, bào chế dưới dạng hệ tiểu
phân nano được coi là biện pháp làm tăng độ tan và độ hòa tan của
curcumin, hướng tới cải thiện sinh khả dụng đường uống của
curcumin một cách hiệu quả. Hệ tiểu phân nano có thể dễ dàng ứng
dụng vào các dạng thuốc rắn dùng đường uống.
Tại Việt Nam, một số chế phẩm chứa nano curcumin trên thị
trường đang được quảng cáo quá mức cần thiết. Trong đó, các đặc
tính của tiểu phân nano và khả năng hấp thu của curcumin vẫn còn
nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Do đó, việc tiến hành một nghiên cứu bào
chế hệ tiểu phân nano mang tính khoa học, trong đó đánh giá được
khả năng hấp thu của curcumin dùng đường uống là vấn đề cấp thiết.
Mục tiêu của luận án
- Xây dựng được công thức và quy trình bào chế hệ tiểu phân
nano chứa curcumin.

1

nguon tai.lieu . vn