Xem mẫu

Tính chân thật trong ảnh báo chí - Tính chân thật hay còn gọi tính hiện thực, hoặc tính tài liệu, là một trong những đặc tính quan trọng bậc nhất của nhiếp ảnh, đặc biệt hiện nay khi mà kỹ thuật số ngày càng hoàn thiện, phần mềm của photoshop đã đạt được trình độ tinh xảo, thì tính chân thật trong ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng càng đóng một vai trò cực kỳ trọng yếu. Nếu ảnh báo chí không đảm bảo được tính chân thật, sẽ làm mất lòng tin của công chúng. Và một khi nhiếp ảnh đánh mất hiện thực, thì nhiếp ảnh chỉ còn là một trò chơi ánh sáng, mua vui con mắt người xem. Như chúng ta đều biết máy ảnh là một phương tiện ghi hình ảnh cụ thể trực tiếp, chính xác và hình ảnh là sự phản quang của đối tượng được định hình trên phim, thẻ số và trên giấy ảnh. Vì vậy bất cứ một tấm ảnh nào cũng là hình ảnh cụ thể, riêng biệt của một thực thể khách quan, được hoàn thiện bởi một quá trình chuyển hoá quang học, vật lý và hoá học. Chính nhờ những yếu tố kỹ thuật đó của nhiếp ảnh mà có sự giống nhau giữa ảnh và vật chụp. Sự đồng dạng phối cảnh đó sinh ra nhờ nguyên tắc phản quang của một hệ thống thấu kính của ống kính máy ảnh. Hệ thống quang học này đã giúp cho từng điểm trên hình ảnh ăn khớp với từng điểm của đối tượng chụp theo một tỷ lệ toán học nhất định. Sự giống nhau giữa ảnh và vật theo tỷ lệ toán học là đặc điểm tự nhiên của nhiếp ảnh, và là một trong những yếu tố quyết định nhiếp ảnh nói chung và nhiếp ảnh báo chí nói riêng mang tính chân thật mà không một nghệ thuật nào có được. Mặt khác, nhiếp ảnh không thể và không bao giờ phản ảnh được cái hư vô, cái trừu tượng, cái phi vật chất. Cái gì tồn tại, mang tính vật chất khách quan mà quang học thu nhận được mới có hình ảnh. Nói rõ hơn, nhiếp ảnh chỉ ghi được cái nhìn thấy, sờ thấy. Nguyện cầu. Ảnh: Hoàng Trung Thủy Biển kết hoa. Ảnh: Trần Vĩnh Nghĩa Nhưng cũng cần khẳng định rằng những cái nhìn thấy, sờ thấy mà nhà nhiếp ảnh ghi được thành hình ảnh, chưa hẳn đã mang tính hiện thực. Cần hiểu rằng hiện thực là những gì tồn tại khách quan, thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chịu sự chi phối chủ quan của con người, ngược lại những gì do con người tạo dựng theo sở thích, sắp đặt, bố trí theo ý đồ của mình để chụp ảnh, mà trong thực tế cuộc sống xã hội không có, thì những hình ảnh đó là nguy tạo, giả dối, cần được loại khỏi đời sống nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh báo chí. Chẳng hạn bức ảnh “Nguyện cầu” của Hoàng Trung Thuỷ, mô tả một em bé, đánh trần, tay đeo thánh giá đứng “Cầu nguyện” trước một lò gạch đã bỏ hoang phế, là điều vô nghĩa không có trong thực tế, hay bức ảnh “Biển kết hoa” của Trần Vĩnh Nghĩa, chụp người diêm ngư đang thu hoạch muối, mặc dầu bức ảnh được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, nhưng rõ ràng đây là hình ảnh giả tạo, tác giả đã bố trí tạo nên một cảnh thu hoạch muối khá kỳ lạ, không hề nhìn thấy cảnh tượng đó ở các ruộng muối nước ta dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Cà Mau, Kiên Giang… Điều này cho thấy, nhiếp ảnh phụ thuộc rất lớn vào nhân sinh quan của người chụp. Bởi nhiếp ảnh không chỉ tuân theo quy tắc kỹ thuật mà còn tuân theo quy tắc của cái đẹp.. Và người sáng tạo ra cái đẹp lại xuất phát từ quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật thì cái đẹp đó sẽ trở thành vô nghĩa, không mang đến cho công chúng một vẻ đẹp vốn có trong cuộc sống thường nhật. Đó chính là trường hợp của “ Biển kết hoa” và “Nguyện cầu". Cũng cần phải khẳng định rằng, phương pháp mô tả hiện thực không phải không có giá trị so với phương pháp mô tả nghệ thuật mang chất thơ. Hơn nữa phương pháp mô tả hiện thực rất có giá trị đối với xã hội, nó phát hiện và truyền đạt những tin tức đặc sắc hết sức cần thiết đối với mọi người trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Việc mô tả hiện thực được coi là cơ sở của phạm vi hoạt động ảnh báo chí. Ảnh báo chí trước hết phải là ảnh tài liệu, nó không phải là ảnh nghệ thuật thuần tuý, nhưng không hề mảy may làm giảm giá trị xã hội của ảnh báo chí. Ngược lại càng xác định vững chắc hơn bản chất độc đáo của nó - tính chân thật - tính thời sự - tính hiện thực. Bất luận trong trường hợp nào xã hội cũng cần biết sự thật một cách chính xác nhất. Bởi thông qua bức ảnh đủ nói lên sự thật một cách khách quan. Đặc biệt sự thật trong ảnh báo chí là sự thật tuyệt đối, là nguyên hình nguyên trạng, không bị một nguyên nhân chủ quan nào chi phối. Tính chân thật của một bức ảnh đã tạo cho nó một giá trị đặc biệt. Bởi nó là chứng cứ hay là một sự xác nhận. Một bức ảnh như vậy được coi là bức ảnh báo chí, còn gọi là bức ảnh tư liệu, nó là “ Văn bản gốc hoặc chính thức được sử dụng để làm căn cứ bằng chứng hoặc nhân chứng. Theo nghĩa rộng nhất nó còn là tất cả những gì được viết như sách vở và tài liệu mang lượng thông tin đáng tin cậy… Như vậy mỗi một bức ảnh báo chí là một tư liệu, chứa đựng những thông tin cần thiết về một chủ đề nào đó. Vì vậy các nhà lý luận nhiếp ảnh cho rằng : Sự tồn tại của nhiếp ảnh báo chí trước hết là tính tư liệu của nó. Và ảnh báo chí là một thể loại độc lập, có tiếng nói riêng rất có giá trị của hoạt động tạo hình nhiếp ảnh thuộc lĩnh vực báo chí, có khả năng phát hiện và phổ biến những tin tức có thật trong đời sống rất cần thiết đối với xã hội. Như vậy để đảm bảo giá trị tư liệu của ảnh báo chí đòi hỏi phóng viên ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn