Xem mẫu

  1. Tìm hiểu thẻ SDHC Thẻ SD đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ trong nhiếp ảnh mà cả video với dung lượng không ngừng tăng. Mặc dù cũng chịu sự cạnh tranh từ các họ thẻ khác như CompactFlash, Memory Stick (của Sony) hay xD Picture Card (của Olympus), thẻ SD và sau này là SDHC (Secure Digital High Capacity) đang gần như trở thành chuẩn lưu trữ phim ảnh số. Cộng thêm với các cải tiến không ngừng về hoạt động, tính tương thích, dung lượng, thẻ SDHC hiện vẫn là lựa chọn hàng đầu. Các thế hệ thẻ SD đời đầu chỉ hỗ trợ dung lượng tối đa lên tới 2GB, nhưng giờ đây ranh giới này đã thay đổi. Với chuẩn mới SDHC, dung lượng hỗ trợ lên tới 32GB. Thậm chí với chuẩn mới SDXC, dung lượng được hứa hẹn lên tới 2TB, gấp 1000 lần dung lượng hỗ tợ thuở ban đần 2GB. Ngoài dung lượng cao, thẻ SDHC còn lợi thế hơn ở chỗ, máy ảnh giờ đây có thể can thiệp vào sự sắp xếp khoảng không bộ nhớ trống cũng như tình trạng phân mảnh thẻ nhớ để tình toán tốc độ đọc ghi cho phù hợp với từng địa chỉ lưu trữ trong thẻ. Hay nói ngắn gọn lại, máy ảnh giờ đây có thể quyết định sẽ ghi dữ liệu lên vùng trống nàotùy thuộc vào tốc độ dữ liệu yêu cầu chứ không đơn thuần là ghi thụ động lên thẻ như trước đây nữa. Về mặt hình thức và giao tiếp, thẻ SDHC cũng tương tự như thẻ MMC (MultiMedia Card) trước đây, vì thế các máy ảnh hỗ trợ thẻ SDHC cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ thẻ SD và MMC. Tuy nhiên, tính tương thích này chỉ một chiều, các thiết bị cũ ngược lại sẽ không đọc được các định dạng thẻ mới dù nhét vừa. Các đầu đọc thẻ cũng vậy. Tuy nhiên, may mắn là ở thị trường Việt Nam do
  2. phát triển sau nên các thẻ thế hệ cũ như MMC không thông dụng và hiện khó có thể tìm được một đầu đọc thẻ nào không hỗ trợ đọc thẻ SDHC dung lượng cao. Hiện thời tất cả các thẻ SDHC đều đã được chế tạo theo tiêu chuẩn của Hiệp hội thẻ SD với thông số đánh giá tốc độ mẫu dựa trên sự phân loại lớp (Class). Ví dụ, các thẻ có ghi Class 2 (thấp nhất) phải đảm bảo tốc độ đọc ghi ổn định ở 2 MB/giây. Class 6 sẽ tương đương 6MB/giây. Cách đặt ra tốc độ tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo cho khách hàng có thể chọn lựa đúng thẻ nhớ mình cần tùy theo ứng dụng mình định sử dụng, nhất là khi dùng để quay video. Máy quay sử dụng thẻ SDHC sẽ đọc ghi dữ liệu theo quy trình khác so với máy ảnh. Do máy quay ghi dữ liệu liên tục lên thẻ nên các thẻ phải đảm bảo tốc độ rất ổn định, tối thiểu phải từ 4 MB/giây (Class 4) trở lên. Vì thế, mặc dù có thể lắp lẫn được cho nhau, nhưng thông thường các hãng làm thẻ thường phải tinh chỉnh những thẻ chuyên dụng cho nhu cầu này. Để phân biệt, các hãng chuyên thẻ nhớ khi sản xuất thẻ chuyên dụng cho phân khúc này thường ghi thêm các từ phân biệt như "video card" hoặc ghi số giờ quay bên cạnh dung lượng (ví dụ, ghi 4 hours bên cạnh chữ 16GB). Còn một số thẻ nhớ ghi chữ "notebook card" thường chỉ ở mức Class 2 do máy tính không đỏi hỏi thẻ nhớ phải có băng thông và tốc độ lớn. Do được tối ưu hóa theo từng nhu cầu sử dụng nên có thể cùng một dung lượng, cùng một nhà sản xuất nhưng giá cả lại rất cách biệt. Sự khác biệt này tựu trung lại chủ yếu chỉ do sự khác biệt về tốc độ. Trước khi chuẩn hóa tốc độ dựa trên phân loại Class, các nhà sản xuất thẻ mượn thông số tốc độ từ CD-ROM để thể hiện tốc độ đọc/ghi của thẻ do mình sản xuất. Các thế hệ CD đời đầu có tốc độ 150 KB/giây, vì thế, sau này được lấy làm tốc độ chuẩn 1x. Càng về sau, khi tốc độ tăng cao, người ta nhân tốc độ chuẩn này lên thành 4x (4x150 KB hay 600 KB/giây), 8x cho đến 32x. Áp dụng cho thẻ nhớ, nếu một thẻ ghi tốc độ 133x có nghĩa tốc độ của thẻ này sẽ là 133x150 bằng 19,960
  3. KB/giây (hay xấp xỉ 20 MB/giây). Tuy nhiên, nên nhớ mặc dù có tốc độ 20 MB/giây nhưng không có nghĩa là thẻ này đạt chuẩn Class 20 bởi đây chỉ là tốc độ đỉnh (và thường là tốc độ đọc do tốc độ này dễ cao hơn) chứ không phải tốc độ ổn định cho cả đọc và ghi. Hiện thời, phân loại lớp mới có đến thẻ Class 10 là tốc độ nhanh nhất, cho dù nhiều hãng vẫn theo đuổi thông số cũ với tuyên bố thẻ của mình có tốc độ tới 600x. SDXC là chuẩn thẻ mở rộng từ SD, ra mắt khoảng tháng 4/2009 với dung lượng hỗ trợ lên tới 2TB và băng thông tăng tới 104 MB/giây (tương lai có thể tới 300 MB/giây). Về lý thuyết, dung lượng 2TB có thể lưu trữ tới 480 tiếng video HD. Tuy nhiên, thẻ càng có dung lượng khủng bao nhiêu, giá thành cũng sẽ càng khủng bấy nhiêu. Một số hãng sản xuất thẻ SDHC danh tiếng 1. Delkin Devices Hãng này vốn nổi tiếng với đủ loại linh phụ kiện cho máy ảnh số. Hiện hãng đã cho ra mắt thế hệ thẻ SDHC 32GB Class 6 và 16GB Micro SDHC (chuyên cho GPS và điện thoại di động), kèm theo đó là đầu đọc thẻ tốc độ cao eFilm Reader- 38. 2. Hoodman Thẻ với thương hiệu RAW của hãng này được sản xuất tại Mỹ với thời hạn bảo hành vĩnh viễn, hiện có các dung lượng 4GB, 8GB và 16GB Class 6. 3. Kingston Technology
  4. Là nhà sản xuất bộ nhớ lớn nhất, Kingston hiển nhiên không thể bỏ qua thị trường thẻ SDHC và đã tạo dựng được danh tiếng của mình trên phân khúc này. Hiện Kingsston cung cấp các thẻ SD và SDHC với đủ loại dung lượng và đủ loại giá. 4. Lexar Cũng không kém phần tên tuổi trong làng thẻ nhớ là Lexar với đủ loại dung lượng và băng thông. Hãng có những thẻ chuyên cho máy quay 16 GB Class 6 với mác "Full-HD Video" hay những thẻ chuyên nghiệp cho máy ảnh như Lexar Professional 133x với tốc độ ghi tối thiểu đạt 20 MB/giây. 5. Panasonic Hiện Panasonic mới ra dòng Class 10 Gold Series với các dung lượng từ 8GB, 16GB tới 32GB, trong đó thẻ 32GB được hãng tuyên bố có thể lưu được 8 tiếng video độ phân giải 1.440 x 1.080i hoặc 5 tiếng video phân giải Full HD. Dòng Silver của hãng đạt chuẩn Class 4 được chế tạo nhắm tới phân khúc máy ảnh.
nguon tai.lieu . vn