Xem mẫu

  1. Giải quyết đau bụng kinh Có thể bạn đã từng bị đau bụng khi hành kinh, chắc chắn là khó chịu kinh khủng. Lúc đó, bạn thường quyết định ở nhà dù phải nghỉ học hoặc nghỉ làm. Đau bụng kinh là gì? Đau bụng kinh theo thuật ngữ chuyên ngành là chứng thống kinh. Đây là triệu chứng cho thấy bạn đang phải trải qua cơn đau khi bắt đầu kì kinh. Trong 2 ngày đầu tiên, bạn sẽ thấy đau nhiều hơn. Tuy vậy, không phải cứ tháng nào có kinh bạn lại đau. Với một vài người, có thể sẽ rất đau. Và phải uống thuốc giảm đau mới hết. Nguyên nhân thống kinh? Từ 6 đến 12 tháng đầu tiên từ khi bắt đầu có kinh, bạn có thể sẽ bị đau bụng kinh. Một vài cô gái chỉ hết đau khi đã 20 hoặc 30 tuổi do sự co rút hoặc co bóp mạnh các cơ âm đạo. Thống kinh do co rút hoặc co bóp âm đạo còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: Thống kinh nguyên phát Hầu hết phụ nữ đều bị thống kinh trong lần đầu tiên có kinh hoặc một thời gian ngắn sau đó. Những phụ nữ có kinh lúc nhỏ hơn 12 tuổi hoặc có chu kì kinh dài thường hay bị chứng thống kinh nguyên phát. Nguyên nhân của thống kinh
  2. nguyên phát không phải do phát triển bất thường hoặc bị viêm nhiễm. Bác sĩ cũng sẽ không tìm thấy gì bất thường trong khi kiểm tra. Nguyên nhân thường do: Mất cân bằng hóa học –Cân bằng là chìa khóa ma thuật gìn giữ sức khỏe, do đó mất cân bằng chắc chắn sẽ gây ra chứng thống kinh. Hóa chất chính gây ra chứng đau bụng kinh chính là prostaglandin. Với prostaglandin, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm với các cơn đau hơn. Phụ nữ đau bụng kinh thường sản xuất nhiều prostaglandin hơn trong tử cung, khiến các cơ trong tử cung di chuyển mạnh hơn và thường xuyên hơn trong kì kinh. Chính sự di chuyển đó làm giảm lượng máu chảy về tử cung, khiến các dây thần kinh ở tử cung trở nên nhạy cảm với cơn đau hơn. Di truyền – Một vài nghiên cứu cho rằng di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra chứng thống kinh. Nếu bạn đã từng đau bụng kinh, có thể chị gái, mẹ hoặc dì của bạn cũng từng bị đau giống vậy. Có nên đi gặp bác sĩ? Cách đây 5 năm, hồi 13 tuổi tôi đã bị đau bụng kinh rồi. Tôi có nên gặp bác sỹ không?
  3. Nếu bạn bắt đầu bị đau bụng kinh ngay trong chu kì kinh đầu tiên, bạn rơi vào trường hợp thống kinh nguyên phát. Bạn không cần gặp bác sỹ ngay. Biểu hiện của chứng thống kinh nguyên phát là: • Cơn đau khiến bạn thấy bụng dưới như bị nhồi và xoắn lại • Đầu đau nhói • Ói hoặc buồn ói • Đau lưng hoặc chân • Đi phân lỏng • Choá Đau đến lúc nào thì nên đi bác sỹ? Tất nhiên chẳng ai hào hứng khi bị đau bụng cả. Nhưng khi đau bụng kinh, bạn có thể tìm ra nguyên nhân nhờ vào biểu hiện của cơn đau. Do đó hãy chú ý. Bạn sẽ biết mình bị thống kinh giai nguyên phát khi: • Chỉ từ 6-12 tháng sau lần kinh nguyệt đầu tiên, bạn bị đau bụng kinh • Cơn đau xuất hiện trước hoặc sau kì kinh vài giờ • Đau nhiều trong 2 ngày đầu tiên • Và sẽ hết sau 2 đến 3 ngày sau dó • Có thể sẽ đau phần bắp đùi, chân và cả lưng dưới nữa
  4. Nếu vài ngày trước khi có chu kì bạn bắt đầu thấy đau và cơn đau kéo dài hơn 3 ngày, bạn sờ thấy vài cục u ở bụng, thường hay ói, và lượng kinh nguyệt cũng thay đổi, nên đi gặp bác sỹ ngay. Nếu bạn đã quan hệ tình dục và cảm thấy đau khi giao hợp, cần hỏi bác sỹ về điều này. Có phải tôi sẽ bị đau bụng hoài không? Trước hết cần phải biết bạn bị thống kinh nguyên phát hay thống kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát chỉ xảy ra khi buồng trứng chỉ sản sinh 1 trứng trong 1 tháng. Thường thì phụ nữ bị thống kinh nguyên phát có chu kì kinh nguyệt bình thường và thường là mỗi tháng một lần. Tuy vậy một phụ nữ sẽ không bị đau bụng kinh nguyên phát khi lớn hơn và bắt đầu có em bé. Khi bạn già đi và cơ thể ngừng sản xuất những hóc môn như estrogen và progesterone, bạn sẽ không có kinh nguyệt nữa, và dĩ nhiên là sẽ không còn đau bụng. Dĩ nhiên, bạn không bạn chịu đựng nó mãi mãi. Còn nếu bạn phát hiện thấy mình bị đau bụng kinh vì viêm nhiễm hoặc có khối u hoặc nang phát triển bất thường, hãy gọi cho bác sỹ. Một khi những nguyên nhân chính của chứng thống kinh thứ phát được điều trị, cơn đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.
  5. Có thể ngừa được ko? Nếu bạn bị thống kinh nguyên phát, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn sử dụng thuốc tránh thai và thuốc giảm đau. Ngoài ra, sống vui khỏe cũng là một cách tốt để giảm đau. Có vài cách để giảm đau là: • Hạn chế ăn kiêng: Đừng giảm cân quá nhanh! Ăn thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất xơ. Ăn nhiều rau, đậu, thịt cá hồi, cá mòi và ngò tây. Giảm ăn thịt đỏ cũng như thịt bò. • Ăn ít muối • Thay đổi thức uống. Hãy uống nhiều nước trái cây tươi. Mùi vị hơn hẳn và tốt cho sức khỏe hơn kem hoặc sô đa. Tránh uống trà, café và đồ uống có cồn một vài ngày trước kì kinh. • Bổ sung thêm Vitamin. Hãy bổ sung thêm Vitamin E và B đồng thời bổ sung thêm magie hoặc canxi khi ăn kiêng. Thông báo cho bác sỹ trước khi bạn dùng vitamin bởi vì một vài loại vitamin có thể sẽ tương tác với những loại thuốc khác gây phản ứng phụ khi dùng quá nhiều! • Với những chất béo tốt thì sao? Tất nhiên là tốt rồi, hãy ăn nhiều cá hồi và cá ngừ, giàu axit béo omega 3 có thể giảm đau bụng kinh.
  6. • Hoạt động nhiều. Dù bạn đang trong “ngày ấy”, cũng cứ vận động và vui chơi thoải mái. Chạy bộ hoặc đi bộ nhanh ít nhất 1 giờ mỗi ngày để tập thể dục. Tập thể dục có tác dụng giảm cơn đau mặc dù bạn phải luyện tập nhiều. • Bỏ thuốc • Thư giãn. Hãy học cách thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ hoặc dành thời gian xem phim vui nhộn với bạn bè. Cười thật to có thể giúp dịu thần kinh đó.
nguon tai.lieu . vn