Xem mẫu

  1. Tìm hiểu phân bé từ A-Z
  2. Màu sắc, trạng thái của phân bé và khoảng thời gian giữa những lần đi ngoài cũng thể hiện được tình trạng sức khỏe của bé, đặc biệt là về vấn đề tiêu hóa. Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích xoay quanh chuyện "chất thải" của con. Có biết bao nỗi lo về “chất thải” bé đi ra khiến nhiều bà mẹ đứng ngồi không yên. Làm mẹ là một vai trò chứa biết bao những cung bậc cảm xúc: cười, khóc và đôi
  3. khi còn có cả sự lo lắng, băn khoăn. Lo cho sức khỏe của con, sợ con đói, sợ con không được thoái mài và thậm chí mẹ còn lo lắng khi nhìn thấy…phân của con bất thường. Hình như nó hơi lỏng? Hình như màu sắc hơi lạ? Hình như con đi hơi ít? Con bị táo bón ư? Có biết bao nỗi lo về “chất thải” bé đi ra khiến nhiều bà mẹ đứng ngồi không yên. Để giúp các bà mẹ trẻ giải tỏa bớt nỗi lo lắng này, chúng tôi xin làm rõ những đặc tính phân của bé, giúp bạn hiểu thêm phần nào về hệ thống tiêu hóa của bé: Phân cứng và phân lỏng Độ rắn của những bé bú sữa mẹ khác nhau nhưng hiếm khi rắn và cứng. Thường thì nó sẽ hơi lỏng và mỏng, điều này khiến cho nhiều bà mẹ nhầm tưởng rằng bé nhà mình bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu như phân của bé lỏng hơn thường lệ hay có mùi gì đó khang khác thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra về hệ thống tiêu hóa. Màu sắc
  4. Màu sắc phân của bé bú sữa mẹ thường có màu vàng xanh. Tuy nhiên, khi trộn với phân xu nó có thể có màu đen đậm hoặc màu xanh lá cây. Khi phân xu mất đi thì màu sắc phân của bé sẽ thay đổi nếu như mẹ ăn một lượng lớn thức ăn hoặc thức ăn mẹ ăn có nhiều màu sắc. Có một vài người nói rằng nếu mẹ ăn nhiều salad và cho bé bú thì phân của bé sẽ có màu xanh. Ngoài ra, khi bé bắt đầu ăn dặm thì phân của bé cũng sẽ thay đổi, thể hiện những gì mà bé đã ăn. Khi bé ăn cà rốt, phân sẽ có màu cam, khi ăn đậu phân có màu xanh. Màu sắc của phân sẽ thay đổi liên tục theo chế độ ăn của bé và khi bé dần lớn lên. Thời gian Một vài bé bú mẹ thường rất hay đi ị. Nhưng cũng có những bé chỉ đi 1-2 lần/ngày. Tất cả đều là những hiện tượng bình thường. Cũng là bình thường nếu như trong khoảng 2 ngày mà bé không đi ị một tẹo nào. Tuy nhiên, nếu bé không đi ị trong một khoảng thời gian dài và bạn cảm thấy nghi ngờ về điều đó thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhé. Táo bón
  5. Nói chung trẻ sơ sinh nào cũng rất hay rặn khi đang cố để ị bởi vì bé đang học cách điều khiển cơ hậu môn để đẩy và giữ phân lại. Cho đến khi đã thành thạo việc kiểm soát những cơ này thì mỗi khi đi ị bé sẽ rặn giống như bị táo bón vậy. Nhiều bà mẹ vẫn thường nhầm tưởng rằng bé bị táo bón khi thấy bé rặn như thế. Nếu như bạn cảm thấy không an tâm về tình trạng này thì có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán rõ ràng hơn.
nguon tai.lieu . vn