Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN KARATE CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ThS. Biện Thị Ngọc Anh Tóm tắt: Mục tiêu môn học Giáo dục thể chất ở c c trườn đại học là: “N m cung cấp kiến thức, kỹ năn vận độn cơ b n, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể t ao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao kh năn ọc tập, kỹ năn oạt động xã hội với tinh thần, t độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. Vì vậy, trong bài tham luận này tác gi muốn làm rõ ơn v ệc thông qua việc tìm hiểu hứng thú học tập môn Karate của sinh v ên trườn Đại Học Thủ Dầu Một; nh m đưa ra một số gi p p để khắc phục, đổi mới, nâng cao chất lư ng công tác giáo dục thể chất trường học là việc làm rất cần thiết nh m tạo ra nhữn động lực t úc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên. Từ khóa: Đại học Thủ Dầu Một, Giáo dục thể chất, hứng thú học... 1. Đặt vấn ề. Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. “Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…” trích “Lời kêu gọi tập thể dục của chủ tịch Hồ chí Minh”. Trong cuộc sống sức khỏe là một vấn đề luôn được tất cả mọi người quan tâm vì “có sức là có tất cả”. Sức khỏe của con người là vốn quý, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt, thậm chí người ta có thể suy luận một cách logic rằng Bác nói không có gì quý hơn độc lập tự do, song nếu độc lập, tự do rồi mà lại không có sức khỏe để xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự do thì còn có ý nghĩa gì. Vậy nên Bác kêu gọi toàn dân tập thể dục để nâng cao tinh thần và sức khỏe. Vấn đề ngày càng quan trọng hơn đối với thế hệ tương lai của Đất nước. “Sinh viên” đó là đội ngũ trí thức tương lai của một Quốc gia. Sự phát triển của đất nước đó là bền vững, vươn xa, sánh vai với các cường quốc Năm châu hay không đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, yêu tay nghề và có sức khỏe tốt… Chính vì vậy, công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng sinh viên về mặt tri thức, đạo đức, kỹ năng và đặc biệt là sức khỏe, luôn là những vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên ở môi trường Cao đẳng – Đại học. Ở trường đại học Thủ Dầu Một hiện nay, luôn đưa ra những chủ trương chính sách nhằm đổi mới và nâng cao chất lựợng giảng dạy ở tất cả các môn học trong đó có bộ môn giáo dục thể chất, nhằm giúp sinh viên có điều kiện tốt nhất để học tập, rèn luyện sức khỏe, phát huy tích cực, sáng tạo của người học. Chất lượng công tác đào tạo giáo dục thể chất tại trường Đại học Thủ Dầu Một ngày một nâng cao. Với ý nghĩa trên, chúng tôi bước đầu tìm hiểu và giới thiệu nghiên cứu: “Tìm hiểu hứng thú học tập môn Karate củ s n v ên trƣờn Đại học Thủ Dầu M t và 62
  2. ề xuất m t số giả p áp” góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Karate ở Trường đại học Thủ Dầu Một. P ƣơn p áp t ếp cận. Quá trình nghiên cứu này sử dụn á p ƣơn p áp s u: 1. P ƣơn p áp tổn ợp và p ân tí tà l ệu 2. P ƣơn p áp p ỏn vấn 3. P ƣơn p áp qu n sát sƣ p ạm 4. P ƣơn p áp toán t ống kê. 2. N i dung nghiên cứu: 2.1. Thực trạng công tác giảng dạy môn Karate tạ Trƣờng Công tác GDTC cũng như việc giảng dạy môn Karate còn gặp một số khó khăn. Một trong những nguyên nhân đó là sự nhận thức, thái độ của sinh viên về môn Karate chưa thật sự đúng đắn. Bên cạnh đó, kinh phí hoạt động cũng là một vấn đề dẫn đến việc lập kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa còn ít cũng như giảng viên không mạnh dạn cho sinh viên tham gia các giải đấu cấp tỉnh thành, toàn quốc để giúp sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng mà môn Karate mang lại cho sinh viên. - Thực trạng hứng thú của sinh viên đối với Karate: Nhận thức của sinh viên về mục đích, chương trình đào tạo, tác dụng, vai trò của môn Karate ngoại trừ 54,7% cho rằng Karate nâng cao sức khỏe, các câu trả lời của các bạn còn nhận thức thấp, hầu như là cảm tính về môn học này. Các bạn sinh viên đa phần chưa thấy hết được Karate có tác dụng như thế nào cho mỗi bản thân (hoàn thiện về thể chất và nhân cách) và trong cuộc sống của mỗi người. Không biết được chương trình đào tạo môn Karate được thực hiện như thế nào. - Về việc nhận thức trong tập luyện: 54,7% sinh viên đã nhận thức được ở mức cơ bản đúng về vai trò, mục đích, chương trình giảng dạy của môn học Karate, 45,3% sinh viên chưa nhận thức được điều trên. Tuy nhiên, 33,7% xúc cảm của sinh viên với môn học này, 21,1% sinh viên thấy bình thường, không thể hiện sự đam mê hay ghét bỏ, còn lại 45,3% sinh viên là không thích môn này. 73% các hoạt động hay chương trình ngoại khóa nói lên vai trò, mục đích, tác dụng mà Karate mang lại, 27% chưa thể hiện rõ điều này. - Nguyên nhân của tình trạng trên là do sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của môn học (như sức khỏe, tính kiên trì…) coi đây là môn học phụ nên không chăm học. Mặt khác phương pháp giảng dạy còn chưa gây hứng thú cho sinh viên. - Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập môn Karate chỉ đáp ứng được 63%; 37% sức khỏe, năng lực của các bạn sinh viên không đáp ứng được với môn học; chỉ có 45,3% sinh viên chưa thấy được sự cần thiết của môn học này trong việc hoàn thiện bản thân và lợi ích của nó mang lại trong cuộc sống. Trong khi các thầy cô giảng dạy nhiều khi còn chưa thật sự hấp dẫn, không khí tập luyện chưa được tốt nhất. - Các kiến nghị, ý kiến của sinh viên với nhà trường và bộ môn GDTC tập trung chủ yếu vào việc cải thiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập GDTC (như sân bãi, dụng cụ, học tập, cấp nước lọc cho sinh viên dùng khi học…) thay đổi một số nội dung môn học ( như bỏ một số đòi hỏi quá cao về sức khỏe, yêu cầu cao về kỹ thuật cần đạt được khi kết thúc môn học…), GV giảng dạy cùng với sinh viên học tập, 63
  3. vui chơi thể thao, khi đánh giá sinh viên cần căn cứ nhiều hơn nữa về sức khỏe, thể trạng các bạn, nhất là đối với sinh viên nữ…. chưa được cải thiện nhiều. - Về mặt tình cảm, trong mỗi câu hỏi đề cập đến vấn đề này đều cho thấy nhiều nhất cũng chỉ 33,7% các bạn cho rằng môn Karate là môn cuốn hút, hấp dẫn sinh viên. 39,1% các bạn còn lại đều cho rằng Karate là môn học bình thường hoặc 27,2% các bạn sinh viên thấy không hấp dẫn, nhàn chán. - Về mặt hành động, các bạn sinh viên tuy có đi học đầy đủ, nhưng chỉ là bắt buộc, nhưng còn các hành động khác thể hiện sự quan tâm, hứng thú với môn học thì chỉ có 25% còn lại 75% các bạn sinh viên không có những hành vi thể hiện sự tìm tòi, đào sâu về môn học này. Qua đó khẳng định là sinh viên chưa chăm chỉ, chưa thường xuyên học tập môn này. Kết quả học tập môn Karate chưa cao cũng là hệ quả tất yếu của việc ít sinh viên có hứng thú học tập môn này. - Thực tế trong quá trình giảng dạy: + GV vẫn luôn chú ý đến các điều này. Có một số bạn sinh viên nữ có sức khỏe không đảm bảo yêu cầu của môn học, nhưng lại rất thích môn này thì các GV vẫn tạo điều kiện để các bạn đạt yêu cầu của môn học khi kết thúc. + Trong khi giảng dạy, GV cần giải thích năng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Karate cho bản thân người tham gia. Từ đó thúc đẩy các bạn nỗ lực hơn trong học tập môn này. + Nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị cho dạy – học môn này nhằm lôi cuốn các bạn sinh viên trong học tập cũng như tăng cường phương tiện, dụng cụ luyện tập, tạo điều kiện phục vụ nước uống cho các GV và sinh viên trong giờ giải lao, các lớp mặc đồng phục phù hợp với môn học, không bố trí lịch học vào cuối tuần. + Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy môn Karate theo hướng tăng cường cải thiện thực trạng, phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên trong học tập, thay thế một số nội dung cho phù hợp với sức khỏe và sở thích của các bạn sinh viên có sức khỏe không tốt hoặc cá biệt. + Trong giờ học, GV lồng ghép với các trò chơi vận động hoặc các môn thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng ném…) và nếu có thể thì tham gia cùng các em, nhằm kích thích các bạn học tập, đam mê hơn, Thầy Cô khi giảng dạy cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái, gần gũi với sinh viên. Không đánh giá khắt khe với sinh viên khi kết thúc môn học. + Các bạn sinh viên cần tự giác tích cực trong học tập, tránh để GV đánh giá các bạn không nghiêm túc, thậm chí coi thường môn học. Mặt khác, GV cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của mình. 2. Đề xuất m t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Karate o s n Đại học Thủ Dầu M t 2.1. T ay đổi nhận thức cho sinh viên: - Trước hết trong mỗi giờ lên lớp, giáo viên cần phải tăng cường giáo dục ý nghĩa, mục đích môn học. Mục tiêu môn Karatet ở các trường đại học là: “Nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. - Hình thành động cơ học tập cho sinh viên. Sức khỏe là vốn quý của con người “Có sức khỏe là có tất cả”. Vậy làm gì để có sức khỏe? Ngoài những vấn đề khác không nói đến ở đây thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu 64
  4. và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Môn Karate làm được điều này. Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh hoạt khác; giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao sức khỏe. Các em hiểu vấn đề này sé hình thành động cơ học tập. Và như vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học cho các em sinh viên. 2.2 Tìm hiểu đặc đ ểm sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi. - Điều này rất quan trọng trong hoạt động thể dục thể thao cũng như việc tập luyện môn Karate để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những tác dụng xấu có thể xảy đến. Chúng ta cần phải làm những việc sau trong quá trình dạy: Căn cứ vào đặc điểm giải phẫu, sinh lý của từng lứa tuổi, giới tính; hệ vận động, nội tạng, hệ thần kinh…để có phương pháp hữu hiệu khi giảng dạy. Căn cứ đặc điểm phát triển tố chất cơ thể: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, khéo léo của học sinh để có những bài tập, lượng vận động phù hợp… Với việc làm này chúng tôi đã thấy các em sinh viên đã thay đổi được nhận thức, đã tích cực tập luyện, hứng thú và say mê môn Karate hơn. 2.3 Nghiên cứu kỹ nội dung bài gi ng. - Bài giảng phải súc tích, khoa học và cải tiến phương pháp giảng dạy. Vì nội dung của bài chính là sự tổ chức quá trình dạy học, tức là thực hiện sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Trong đó quá trình dạy là người giảng viên cung cấp kiến thức mới cho sinh viên và thông qua đó người giảng viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho sinh viên, còn đối với sinh viên thì giảng viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn lớp học để sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống và biến những kiến thức đó thành cái của mình nên giáo viên cần phải: + Áp dụng triệt để và phù hợp các nguyên tắc giảng dạy thể dục thể thao: Nguyên tắc tự giác tích cực, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc toàn diện và hệ thống, nguyên tắc vừa sức và coi trọng đặc điểm cá biệt, nguyên tắc củng cố và nâng cao, nguyên tắc đảm bảo an toàn trong tập luyện. + Sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy, phù hợp với nội dung, động tác: Phương pháp trực quan, phương pháp thực hành và phương pháp sửa chữa động tác sai. + Có kế hoạch giảng dạy và phương pháp tiến hành giờ dạy Karate cụ thể và hợp lý. + Chú trọng áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hiện nay không chỉ riêng nước ta mà cả những nước phát triển trên thế giới, những nước trong khu vực đều quan tâm đến việc làm để năng cao tư duy, khả năng sử lý mọi tình huống của con người. Và để có được con người như thế, giáo dục đóng vai trò qua trọng và phần trách nhiệm nặng nề. Nói đến giáo dục, chúng ta biết có nhiều phương pháp khác nhau để nhằm đạt tới mục đích nêu trên. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục cũng như GV quan tâm bởi vì nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của sinh viên 3. Kết luận Cùng với sự phát triển ngày càng cao của trường đại học Thủ Dầu Một, việc tăng cường hứng thú học tập bộ môn GDTC nói chung và môn võ Karate nói riêng là rất cần thiết. Giảng viên bộ môn Karate cần giáo dục một cách khoa học về môn học 65
  5. này sẽ tạo ra sự hứng thú trong học tập, từ đó giúp sinh viên tự giác tập luyện để nâng cao sức khỏe của bản thân, đồng thời nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất tại trường đại học Thủ Dầu Một là việc làm rất cần thiết nhằm tạo ra những động lực thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện thân thể cho sinh viên. Bước đầu bài viết đã đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng hứng thú học tập với môn học Karate của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. - Thay đổi nhận thức cho sinh viên về mục đích, ý nghĩa của việc tập luyện môn Karate. - Giảng viên cần tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi để đưa ra những phương pháp cũng như lượng vận động phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy - Nghiên cứu kỹ hơn nữa về nội dung bài giảng để áp dụng một số nguyên tắc phù hợp hơn cho đối tượng tập luyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các giải pháp và chính sách mới trong công tác giáo dục thể chất y tế trường học và chăm sóc giáo dục học sinh, nhà xuất bản thế giới. 2. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, 2004, “Lý Luận Dạy Học Đại Học”, NXB ĐH QG Hà Nội. 3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 4. Ngô Doãn Đãi (2001), “Đa dạn óa p ươn p p ng dạy để nâng cao chất lư n đào tạo”, Tài liệu tham khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Hòe (2001), “C i biến p ươn p p ng dạy đại học nh m thích ứng với nền kinh tế tri thức”, Tài liệu tham khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Hồng (2004), Y ọc T ể dục t ể t ao, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội. 7. Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, 1998, “ Lý Luận TDTT”, NXB TDTT. 8. Quy chế đào tạo trường Đại học Thủ Dầu Một năm học 2018-2019. 9. Một số đề tài giáo dục thể chất trong trường học. 66
nguon tai.lieu . vn