Xem mẫu

  1. Tìm hiểu Gốm Chăm: Niên đại và Chủ nhân Cho đến nay, các tài liệu khai quật đã không cung cấp cho chúng ta một chứng cớ nào giúp cho việc xác định niên đại cho các trung tâm sản xuất gốm này. Các nguồn sử liệu Việt – Chăm cũng không thấy ghi chép một dòng nào giúp cho việc xác định niên đại. Một trong những tư liệu mà chúng tôi đặt rất nhiều hy vọng để xác định niên đại là khu mộ cổ Đại Làng – Lâm Đồng. Niên đại Trong các mộ táng được khai quật đã tìm thấy rất nhiều đồ gốm cổ được xác định là sản phẩm của các lò gốm Bình Định. Thế nhưng, vấn đề niên đại mộ cũng không thể xác định một cách chuẩn xác. Lý do cơ bản là, rất khó xác định đồ gốm trong từng ngôi mộ, để dựa vào đó xác định niên đại cho từng mộ dựa trên các đồ gốm được chôn theo. Do vậy, việc xác định niên đại cho các trung tâm sản xuất gốm này chủ yếu dựa trên sự so sánh của hiện vật. Như đã trình bày trên, các sản phẩm của lò Bình Định có thể chia thành 2 loại: - Loại thứ nhất: Có đặc điểm Gốm có dáng cao. Xương gốm dày. Men trắng cũng rất dày. Tuyệt đại đa số đều sử dụng con kê không thấy ve lòng. Cùng với loại gốm này còn phát hiện được cả số gốm hoa nâu trên nền men ngọc Loại hình, kiểu dáng, màu men đến kỹ thuật chồng lò có nhiều nét tương đồng với đồ gốm thời Lý- Trần của các lò phía Bắc, nên chúng tối đã xếp trong khung niên đại thế kỷ XIII-XIV - Loại thứ 2, gốm có thân mỏng, dáng thấp và loe rộng, men mỏng và phía ngoài thường tránh cách chôn hiện vật khá xa. Phần lớn là loại bát đĩa đều có ve lòng. Chúng tôi xếp laọi này vào khung niên đại nửa đầu thế kỷ thứ XV. Thời điểm kết thúc của các lò gốm Bình Định cùng với sự thất thủ của Vương quốc Vijaya vào năm 1470.
  2. Chum Gò Sành (cao 70cm) Khung niên đại chung cho các lò gốm cổ Bình Định khoảng trên dưới 2 thế kỷ. Những dự đóan của chúng tôi đã có phần được xác tín thêm bằng niên đại của con tàu đắm mới được khai quật gần đảo Palawan, Philippines năm 1414. Chúng tôi hy vọng, trong tương lai những phát hiện mới sẽ xác tín niên đại của các lò gốm Bình Định mà chúng tôi trình ra từ năm 1991. Chủ nhân Trong báo cáo khai quật gò cây Quăng, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề chủ nhân của
  3. các trung tâm gốm cổ Bình Định. Cho đến nay chúng tôi cũng chưa tìm thấy một nguồn tài liệu trực tiếp nào cho biết chủ nhân của các lò gốm này. Ví dụ, tên tuổi người thợ làm gốm hay niên đại đề ghi trên hiện vật. Trong báo cáo đưa ra 3 giả thuyết: - Chủ nhân của nó là người Hoa? Theo chúng tôi, giả thuyết này ít có sức thuyết phục. Bởi, nghiên cứu các địa điểm có người Hoa cư trú trên đất Việt Nam đều để lại công trình kiến trúc tôn giáo, hội quán và hệ thống giếng nước rất đặt trưng. Người Hoa đến Việt Nam cư trú thường hành nghề buôn bán, làm thuốc. Rất ít thấy họ sống tập trung ở khu vực đồi núi như các trung tâm sản xuất gốm đã được phát hiện. Thêm nữa, những nơi có người Hoa cư trú bao giờ cũng có những địa danh mang dâu ấn họ. Nhưng tất cả những biểu hiện đó đều không tìm thấy ở tất cả các trung tâm này. - Chủ nhân nó là người Việt? Giả thuyết này cũng khó có thể được chấp nhận. Như chúng ta đã biết năm 1470 vua Lê Thánh tông muốn đem quân vào hạ thủ thành Vijaya của người Chăm. Như vậy có nghĩa là từ năm 1474 vùng đất này mới nhập vào lãnh thổ của người Việt. Vào thời điểm này, gốm hoa lam của người Việt đã đạt đến đỉnh và xuất khẩu tới nhiều thị trường trên thế giới. Nếu như vậy, tại sao không tìm thấy một mảnh gốm hoa lam nnào trong các trung tâm gốm này. Hơn nữa nếu như đây là trung tâm gốm của người Việt tại sao không hề thấy có cuốn sử nào của các triều Lê – Nguyễn ghi chép về nó. Hơn nữa, không có một ký ức nào của người Việt ở đây nhớ về một quá khứ của người Việt sản xuất ở khu vực này. - Chủ nhân của nó là người Chăm? Giả thuyết này có nhiều cơ sở để tin cậy. Thứ nhất, tất cả các ký ức của người Việt ở đây đều thống nhất cho đó là tàn tích của người Hời – thậm chí còn gọi là gò Hời. Hời là tên gọi người Chăm theo cách dân gian của người Việt. hai là, những sản phẩm của các lò gốm này không giống với bất kỳ sản phẩm của lò gốm Việt hoặc Hoa nào mà chúng ta hiện biết. Ngược lại, rất nhiều sản phẩm của các lò gốm này đã phát hiện được trong các di chỉ văn hóa Chăm tại kinh đô Champa ở Trà Kiệu như: ngói lá, cốc... Đặc biệt, trong cả hai lần khai quật đều phát hiện được các mảnh trang trí tháp giống với các bộ phận trang trí trên tháp Chăm thế kỷ XII-XIII. Với tất cả các lý do trên, chúng tôi cho rằng , trong tình hình tư liệu hiện tại, nếu coi chủ nhân của các lò gốm này là người Chăm sẽ có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn cả. Đương
  4. nhiên, việc đi tìm chứng cứ xác định người Chăm là chủ nhân đích thực của các lò gốm cổ ở Bình Định một cách vững chắc hơn đang còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
nguon tai.lieu . vn