Xem mẫu

MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhöõng thaønh töïu ñaùng keå treân taát caû caùc lónh vöïc chính trò, kinh teá, vaên hoaù xaõ hoäi. Tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường thì tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng không ngừng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội của địa phương. Tình hình đó thật sự là mối lo ngại và là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội và của nhân dân tỉnh Đồng Nai. Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, gian khổ và phức tạp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi các chủ thể làm công tác đấu tranh phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện và sâu sắc tình hình vi phạm pháp luật tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân của tình trạng này để từ đó áp dụng những phương pháp, phương tiện và lực lượng một cách phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ nhận thức đó, với mong muốn tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tôi chọn đề tài “Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh” làm tiểu luận môn học. 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1.1. Vi phạm pháp luật 1.1.1. Khái niệm và những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những đấu hiệu cơ bản sau: + Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như ta đã biết các quy định của pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người. Cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... (các chủ thể pháp luật) nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Khi xác định vi phạm pháp luật thì dấu hiệu hành vi là không thể thiếu được, nói cách khác, không có hành vi nguy hiểm của con người thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật. Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó không biểu hiện thành các hành vi cụ thể của họ. Vì thế, suy nghĩ, tình cảm, những đặc tính cá nhân khác của con người và cả sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. + Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. 2 Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội của các chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Vì vậy, những hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo... mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều xâm hại tới những quan hệ xã hội mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ. Một cách khái quát, những gì mà pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làm trái, có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật. + Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, xác định lỗi (xác định trạng thái tâm lý) của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiện bất khả kháng cũng có thể không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện) thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Từ đó có thể khẳng định là tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng 3 ngược lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới có thể bị coi là vi phạm pháp luật. + Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Thông thường nhà nước chỉ quy định sự độc lập phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có tự do ý chí, nói khác đi, người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự cho mình và chịu trách nhiệm độc lạp về hành vi của mình. Do vậy, pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Đối với trẻ em ít tuổi có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, nhưng do chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực và tâm sinh lý nên chúng chưa có khả năng nhận thức và đánh giá được hết những hậu quả do hành vi của chúng gây ra cho xã hội nên nhà nước không bắt chúng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, không quy định năng lực phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với chúng. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý của con người được pháp luật quy định khác nhau trong mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau hoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của quan hệ xã hội đó. Đối với những người do mất khả năng nhận thức hoặc khả năng lựa chọn, điều khiển hành vi của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi đó thì pháp luật cũng quy định họ không có năng lực trách nhiệm pháp lý, do vậy họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp đó. Chẳng hạn, Điều 12 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Mỗi nhà nước khác 4 nhau thì có quy định khác nhau về năng lực trách nhiệm pháp lý. Như vậy, những hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. 1.1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau: ­ Hành vi trái pháp luật. Bất kỳ một vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi hành vi trái pháp luật, nghĩa là, nếu trong thực tế không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào đó thì không có vi phạm pháp luật xảy ra. ­ Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi trái pháp luật đó gây ra. ­ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả (sự thiệt hại) mà nó gây ra cho xã hội. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra, nói cách khác, sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nếu giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác. Ngoài ra trong mặt 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn