Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NHẬT BẢN HỌC LỚP NHẬT 1-09   Bài thực hành: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Đề tài: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VÀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE (Trường ĐH KHXH&NV-cơ sở Linh Trung- Thủ Đức) Giảng viên hướng dẫn: Châu Văn Ninh Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 1 năm 2011 1   
  2. MỤC LỤC Phần 1: Dẫn nhập….………..……………………………………………...3 1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………...…...4 1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………...……………………………..6 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………......6 1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….7 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu..………………………………………8 Phần 2: Nội dung…..…………………...……………….………………...11 Chương I : Cơ sở lí luận….…………………….……….…..……………11 2.I.1. Quá trình hình thành và phát triển của thiết bị điện tử..…………… 11 2.I.2. Tác hại của thiết bị điện tử đối với sức khỏe sinh viên……………..19 2.I.3. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………….26 Chương II : Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên………..27 2.II.1. Thực trạng sử dụng laptop…………………………………………..29 2.II.2. Thực trạng sử dụng điện thoại di động……………………………..32 2.II.3. Thực trạng sử dụng tai nghe……………………………………….34 Chương III: Kết luận và giải pháp.…………………………..…………41 2.III.1 Kết luận.……………………………………………………………41 2.III.2 Giải pháp….………………………………………………………...41 Tài liệu tham khảo………………………………………………………...45 Phụ lục……………………………………………………………….…….46 2   
  3. PHẦN 1: DẪN NHẬP   1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Những thành tựu của khoa học công nghệ đã và đang thay đổi thế giới từng giờ từng phút, đáp ứng và cung cấp cho con người những loại máy móc, thiết bị tiện dụng và hiện đại nhất. Kỷ nguyên của thông tin đã gắn con người với máy tính xách tay, với điện thoại di động, với máy nghe nhạc, với tai nghe ngày càng nhiều hơn. Những loại thiết bị điện tử này được sản xuất và tiêu thụ với tốc độ chóng mặt. Chúng phổ biến đến mức có thể được trông thấy ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Hình ảnh những người hàng ngày hàng giờ sử dụng điện thoại di động, làm việc, học tập liên tục với máy tính xách tay, hay đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi có lẽ đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống. Năm 2006, ước tính khoảng 730 triệu điện thoại di động được tiêu thụ và đã có khoảng gần hai tỷ người trên toàn thế giới dùng điện thoại di động. Theo International Data Corporation (IDC), doanh số bán ra của máy tính xách tay trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục, đạt 47,5 triệu chiếc tính đến năm 2005. Và đúng như IDC dự đoán, số lượng máy tính xách tay đã đạt ngưỡng 50% trên tổng số máy tính cá nhân bán ra vào năm 2008. Khoảng nửa triệu máy tính xách tay đã được tiêu thụ qua các kênh trong năm 2009, tương đương 42.000 máy mỗi tháng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường GFK, năm 2005, lượng máy tính xách tay tiêu thụ ước đạt 28.500 chiếc. Và kèm theo việc sử dụng máy tính, máy nghe nhạc và điện thoại di động, các loại tai nghe cũng được tiêu thụ tới mức kỉ lục. 3   
  4. Kết hợp giữa nhu cầu chia sẻ thông tin với khả năng lưu động và kết nối của thiết bị điện tử, một lần nữa người ta phải thừa nhận điều mà các chuyên gia vẫn khẳng định lâu nay rằng công nghệ đang thay đổi về căn bản cách mà con người chúng ta sống, làm việc và suy nghĩ. Thiết bị điện tử mà tiêu biểu là máy tính xách tay, điện thoại di động,... đã, đang và sẽ chi phối thế giới, tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. Nhìn nhận một cách khách quan thì quả thật sự ra đời và phát triển của các thiết bị này đã góp phần làm cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện, dễ chịu và hiệu quả hơn rất nhiều. Đi cùng với những thành công không thể chối cãi của công nghệ thông tin và thiết bị điện tử nói chung, cũng như của điện thoại di động, máy tính xách tay, tai nghe,... nói riêng, chúng ta cũng cần nhìn nhận những tác hại mà chúng mang lại cho con người. Vài năm gần đây, người tiêu dùng khá hoang mang trước những tin tức khác nhau về việc có hay không những rủi ro do các loại thiết bị này gây ra. Các nhà khoa học, các tổ chức, chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, đưa ra những ý kiến trái chiều về ảnh hưởng của các thiết bị này đối với sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Thuỵ Điển, dưới sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tìm ra mối liên hệ giữa thời gian sử dụng điện thoại di động với sự phát triển khối u não ác tính khi tiến hành nghiên cứu trên 905 bệnh nhân ung thư trong độ tuổi từ 20 đến 80. “85 trong số 905 bệnh nhân được nghiên cứu (gần 10%) là những người đã dùng điện thoại di động hoặc điện thoại không dây ở độ tuổi sớm và sử dụng liên tục trong thời gian dài”, báo cáo nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng không khó để nhận ra mức độ nguy hiểm càng tăng lên đối với những khối u ở phần đầu, nơi trực tiếp tiếp xúc với điện thoại. Nghiên cứu trên 100 sinh viên đã phát hiện, những ai nghe nhạc với 80% dung lượng âm thanh, tại điểm mà âm thanh được cho là to, thì không nên vượt quá 90 4   
  5. phút mỗi ngày. Thính giác của bạn sẽ bị hỏng nếu thường xuyên nghe nhạc mạnh hơn 90 phút mỗi ngày bằng tai nghe từ máy chơi nhạc kỹ thuật số. Theo nghiên cứu của một bác sỹ chuyên khoa ở bang Georgia, Mỹ, nếu đặt máy tính xách tay trực tiếp lên đùi, nhiệt độ cơ quan sinh sản của nam giới tăng lên trong vòng 20 phút có thể khiến hoạt động của tinh trùng giảm tới hơn 40%. Một số tế bào sản sinh ra tinh trùng mới cũng có thể bị giết chết, vì thế khả năng thụ thai sẽ yếu đi. Trên đây mới chỉ là ba trong số hàng ngàn nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn xung quanh những kết luận của các nhà khoa học, nhưng việc chúng ta tăng cường hiểu biết để có một cái nhìn toàn diện, rút ra những phương pháp đề phòng và sử dụng hiệu quả các thiết bị điện tử mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vẫn là cực kì cần thiết. Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên thường có nhu cầu sử dụng rất nhiều và thường xuyên nhất các thiết bị điện tử như điện thoai di động, máy tính xách tay, tai nghe,... để phục vụ cho học tập và giải trí. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải bạn sinh viên nào cũng hiểu biết đầy đủ và sử dụng các thiết bị này một cách hiệu quả. Việc lạm dụng quá mức điện thoại di động, máy tính xách tay, tai nghe và thiếu hiểu biết về những tác động của chúng có thể đe dọa, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của các bạn sinh viên. Nếu chúng ta có một cái nhìn tổng quát, đúng đắn hơn về thực trạng sử dụng, mức độ hiểu biết của các bạn sinh viên về vấn đề này thì có thể góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp và kịp thời để cảnh báo, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu, giúp các bạn tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Một khi thiết bị điện tử đang ngày càng chiếm ưu thế trong cuộc sống, sinh hoạt giải trí và học tập của các bạn sinh viên thì việc nghiên cứu về vấn đề trên là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu này. 5   
  6. 1.2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi : - Phạm vi không gian nghiên cứu: Bộ môn Nhật Bản Học - Trường đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: 2 tháng rưỡi (từ 01/11/2010 đến 15/01/2011) - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Thực trạng sử dụng và sự hiểu biết của sinh viên về ảnh hưởng của các thiết bị điện tử đối với sức khỏe của con người. 2. Đối tượng nghiên cứu Thông tin về việc sử dụng thiết bị điện tử đối với sức khỏe sinh viên và sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề này 1.3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích - Tìm hiểu thực trạng sử dụng các thiết bị điện tử và sự hiểu biết của sinh viên về ảnh hưởng các thiết bị này đối với sức khỏe. - Góp phần giúp sinh viên có cái nhìn cơ bản về ảnh hưởng của thiết bị điện tử đối với sức khỏe. - Từ đó giúp các bạn sinh viên có thể rút ra được những phương pháp riêng để sử dụng các thiết bị điện tử vừa có hiệu quả vừa đảm bảo được sức khỏe. 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu tài liệu có sẵn (sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã có trước đó, phương tiện truyền thông…). - Khảo sát thực trạng sử dụng thiết bị điện tử và kiến thức của sinh viên về vấn đề này thông qua bảng câu hỏi. 6   
  7. - Tổng hợp , đánh giá, phân tích. - Kết luận. - Đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Nội dung cần thu thập : Kết quả các công trình nghiên cứu và các kiến thức cơ bản về ảnh hưởng của thiết bị điện tử đối với sức khỏe con người. - Nguồn: tài liệu có sẵn thông qua thư viện và Internet - Phân tích tài liệu. - Tổng hợp tài liệu - Tóm tắt khoa học 2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Tổng thể: Sinh viên Trường Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM. - Mẫu: 100 sinh viên bộ môn Nhật Bản học (mỗi khóa 25 sinh viên) - Lập bảng hỏi Một số loại câu hỏi sẽ sử dụng : ? Câu hỏi kèm phương án trả lời: “Có” và “Không” ? Câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời, mở rộng khả năng lựa chọn ? Câu hỏi kèm phương án trả lời có trọng số để phân biệt mức độ quan trọng ? Câu hỏi mở - Xử lí kết quả 3. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận. 7   
  8. 1.5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu trước đây: Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của thiết bị điện tử đối với sức khỏe con người. Đa số những công trình này là của các trung tâm nghiên cứu nước ngoài, còn ở Việt Nam thì vẫn chưa nhiều. 1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: a. Sóng điện thoại có thể gây khó ngủ - Tác giả: nhóm các nhà khoa học tại Học viện Karolinska của Thụy Điển và Đại học Wayne State của Mĩ công bố tại Hội thảo nghiên cứu Điện từ, tổ chức ở Học viện Công nghệ Massachusset. - Nội dung: Công trình cho biết sóng điện từ do điện thoại di động phát ra có thể gây mất ngủ, đau đầu và cảm giác mơ hồ. Những ảnh hưởng gây khó ngủ này cộng với sự rút ngắn khoảng thời gian ngủ sâu sẽ khiến cơ thể con người không thể phục hồi được đủ sức khỏe cho một ngày mới . b. Mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động và sự hình thành, phát triển các khối u trong não - Tác giả: Nhóm nghiên cứu của 18 nhà khoa học tại Thụy Điển - Thời gian: Tháng 10/2007 - Nội dung: Những người sử dụng điện thoại di động trên 10 năm thì nguy cơ phát triển từ u thần kinh đệm thành u não ác tính là gấp hai lần so với bình thường. Thêm nữa, nguy cơ phát triển thành u não ác tính này là gấp hai lần rưỡi đối với những người bị tổn hại dây thần kinh thính giác và sử dụng điện thoại di động lâu năm. c. Ảnh hưởng của laptop đến khả năng sinh sản của nam giới - Tác giả: Nhóm nghiên cứu người Mỹ với sự chủ trì của Bác sỹ Yefim Sheynkin, chuyên về Tiết niệu tại Đại học New York (Mỹ) 8   
  9. - Thời gian: năm 2010 - Nội dung : Công trình nghiên cứu trên hàng triệu đàn ông đang sử dụng laptop hàng ngày, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi sinh sản. Bác sỹ chia sẻ: “Tôi không nói là nếu ai đó bắt đầu sử dụng laptop thì họ sẽ trở nên vô sinh nhưng việc sử dụng laptop thường xuyên có thể đóng góp vào những rắc rối về sinh sản bởi tinh hoàn không có thời gian để hạ nhiệt độ”. 2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước a. Ảnh hưởng của sóng siêu cao tần và tác dụng của chế phẩm Azolla Microphyla đến số lượng và chất lượng tinh trùng - Tác giả: 5 sinh viên trẻ lớp Dân y 1A (Học viện Quân y) - Thời gian: năm 2004 - Nội dung: nhóm đã làm xét nghiệm tinh dịch đồ cho 142 công nhân tuổi từ 25 trở lên có thời gian làm việc tại các trạm radar từ 1-3 năm. Kết quả cho thấy 75/142 người tiếp xúc với sóng siêu cao tần có số lượng và chất lượng tinh trùng giảm. b. Ảnh hưởng của tư thế sử dụng laptop đối với xương. - Tác giả: Bác sĩ Ngô Văn Toàn - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức - Nội dung: tất cả những gì sai tư thế sinh lý bình thường đều gây biến dạng cơ xương và gây đau mỏi, có thể dẫn đến tổn thương. c. Ảnh hưởng của tai nghe đối với tai - Tác giả: bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng Khoa Thính học Bệnh viện Tai Mũi Họng, - Nội dung: Công trình nghiên cứu cho thấy do chỉ gây ảnh hưởng ở tần số cao nên những đối tượng được khảo sát chưa nhận thấy thính lực của mình đang bị giảm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 4,2% 9   
  10. dân số thế giới có sức nghe kém. Riêng tại nước ta, tỉ lệ này cao hơn, người khiếm thính chiếm 5% - 7%, từ mức độ nhẹ đến nặng. Công nhân được xem là mắc bệnh điếc nghề nghiệp nếu trực tiếp làm việc trong môi trường có cường độ tiếng ồn từ 85 dB trở lên liên tục trong vòng 8 tiếng mỗi ngày và kéo dài trong 6 tháng Kết luận: Dựa trên kết quả của những công trình nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy rằng ảnh hưởng của các thiết bị điện tử đến sức khỏe con người cũng là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu , viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất về kết quả. Chúng tôi nghiên cứu tập trung theo hướng tổng hợp tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đây, thực trạng sử dụng của sinh viên và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề trên. 10   
  11. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1. Quá trình hình thành và phát triển của thiết bị điện tử Từ khi loài người phát hiện ra điện, Alessandro Volta chế tạo ra pin thì các thiết bị điện tử đã liên tục xuất hiện sau đó. Nói đến quá trình hình thành và phát triển của thiết bị điện tử thì không thể không nhắc đến Thomas Edison. Năm 1879 Thomas Edison đã chế tạo ra chiếc bóng đèn hoàn chỉnh đầu tiên, đã mở ra một trang mới trong lịch sử loài người. Cũng nhờ nghiên cứu đèn điện, Edison đã sáng chế ra cầu chì, công tắc điện, đynamô, các lối mắc dây. . .Đây là những thiết bị vô cùng quan trọng trong việc phát triển các thiết bị điện tử sau này…Người ta thống kê được, Edison có tổng cộng đến 1.907 phát minh được cấp bằng sáng chế - một con số khổng lồ. Trong đó có máy quay đĩa, máy chiếu phim, máy ghi âm, bóng đèn là những thiết bị điển hình quan trọng , vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Như vậy có thể nói Edison là người có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho việc phát triển các thiết bị điện tử. Vì đề tài mà chúng tôi nghiên cứu chủ yếu liên quan đến các thiết bị được các bạn sinh viên thường xuyên sử dụng là máy tính xách tay, điện thoại di động, tai nghe nên chúng tôi sẽ nêu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của các thiết bị này. I.1.1 Máy tính xách tay (Laptop) Máy tính xách tay đã có một chặng đường phát triển rất dài từ những mẫu nặng tới hơn chục kg đến những thiết bị mà bạn có thể mang vác cả ngày không thấy mệt mỏi. Hãy bắt đầu từ những năm 1980 để thấy được thiết bị thông dụng của bạn đã thay đổi như thế nào qua 3 thập kỷ. 11   
  12. 1981: Osborne 1 Sản phẩm thành công đầu tiên trong lĩnh vực thương mại của dòng máy tính xách tay chính là Osborne 1. Chiếc máy tính nặng tới 10,6 kg này có vẻ ngoài vuông vắn như một chiếc vali với bàn phím giản dị đến bất ngờ. Hệ thống hoạt động trên nền hệ điều hành CP/M với màn hình đơn sắc chỉ rộng vẻn vẹn có 5 inch. Với cỡ màn hình như vậy, Osborne 1 thậm chí chẳng hiển thị nổi đủ dòng văn bản trong WordStar vốn khá thông dụng thời bấy giờ. 1982: Compaq Portable Vẻ bề ngoài của sản phẩm này trông có vẻ như là Osborne 1 với màn hình mở rộng. Tuy nhiên, đây là máy tính hoạt động với hệ điều hành MS DOS của IBM. Compaq cũng là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc định ra các tiêu chuẩn với sự nhất trí cao của các nhà sản xuất thay vì các xu hướng độc quyền và riêng lẻ. 1982: Grid Compass 1100 Rất khó để xác định laptop nào là laptop dạng gập đầu tiên trên thế giới nhưng Grid Compass 1100 có thể là ứng cử viên nặng kí. Với chi phí lên tới 10.000 USD – một cái giá thực sự làm chùn tay khách hàng, sản phẩm này không dành cho số đông. Tuy nhiên, nó đã được Nasa chọn để sử dụng cho các tàu con thoi. 1983: Epson HX-20 Đây được coi là chiếc máy tính xách tay chạy bằng pin được thương mại hóa đầu tiên trên thế giới. HX-20 sở hữu một màn hình LCD nhỏ có độ phân giải 120 x 32 pixel. Sản phẩm có thể nhét vừa trong một chiếc cặp và có trọng lượng chỉ 1,6 kg. Tuy hiện nay có nhiều model khác nhẹ hơn, nhưng laptop này thực sự gây ấn tượng ở thời điểm ra mắt. 1989: Poqet PC 12   
  13. 18 năm trước khi chiếc netbook đầu tiên trên thế giới ra mắt, Poqet đã được chào bán như một máy tính nhỏ, nhẹ và sở hữu sức mạnh tương đối khi hoạt động trên nền MS-DOS (hệ điều hành phổ biến vào năm đó). Model có trọng lượng chỉ 0,7 kg và sử dụng pin AA. Theo như các khuyến cáo của nhà sản xuất, sản phẩm này có thể hoạt động cả tuần lễ mà không cần thay pin. 1991: Apple PowerBook 100 Mặc dù đây không phải là máy tính Mac suất hiện sớm nhất, song sản phẩm này là thương hiệu có tên PowerBook đầu tiên của Apple. Vào thời điểm lên sóng, thiết bị là model duy nhất có một trackball nằm phía dưới phím cách – nơi mà hầu hết các máy tính xách tay hiện đại đặt touchpad của chúng. 1992: IBM Thinkpad 700C Khi hệ điều hành Windows trở nên phổ biến, nhu cầu bức thiết về một con trỏ thay thế trên máy tính xách tay trở nên rõ ràng hơn. Và với Thinkpad 700C của mình, IBM đã đặt một dấu ấn lên dạng thiết bị này bằng mô hình Trackpoint. Sản phẩm laptop của hãng còn nổi bật ở việc sở hữu màn hình màu TFT rộng 10.4 inch. 1994: Apple PowerBook 500 Cả trackball cũng như trackpoint đều rất hữu dụng song lại không quá phổ biến. Chính touchpad của Apple trên dòng sản phẩm PowerBook 500 mới định ra tiêu chuẩn cho các laptop trong tương lai. Đây cũng là máy tính xách tay đầu tiên sở hữu loa stereo. 1995: IBM Thinkpad 701 Vào giữa thập kỷ 90, laptop đã trở thành thiết bị xách tay đúng nghĩa với thiết kế bàn phím nhỏ gọn hơn, dẫn đến việc rất dễ mắc lỗi chính tả khi gõ chữ. Bởi thế mà IBM đã cho ra mắt dòng sản phẩm Thinkpad 710 với bàn phím kiểu bươm bướm – có thể mở rộng ra khi mở nắp. Tuy nhiên, model này không tồn tại được lâu. 13   
  14. 1999: Apple iBook 3G Đây là model đầu tiên tích hợp công nghệ Wi-Fi với các ăng-ten được gắn phía sau màn hình. Sản phẩm đã được chào đón khá rộng rãi tuy rằng người ta vẫn còn tranh cãi về thiết kế có phần hơi thái quá với các góc cạnh được vuốt tròn lại. 2005: Lenovo X41 Tablet Các laptop có vẻ dễ dàng hơn trong chuyện đánh máy, còn máy tính bảng thì lại thuận tiện hơn cho việc đọc – và người dùng có thể sở hữu cả hai nhờ X41 Tablet của Lenovo. Lenovo X41 Tablet có màn hình xoay giúp chuyển đổi giữa hai loại thiết bị trên – rất độc đáo. Song, điểm trừ dễ thấy khi dung lượng pin quá yếu. 2007 Asus Eee PC 4G Asus đã đi tiên phong trong sản xuất dòng sản phẩm netbook với Eee PC 4G hoạt động trên nền Linux. Trước khi model này ra mắt, những chiếc laptop nhỏ hơn luôn có giá cao hơn. Tuy nhiên, Asus bán thiết bị nặng có 0.9kg này với cái giá vỏn vẹn 400USD. 2007: OLPC XO Đây là sản phẩm được thiết kế cho trẻ em tại các nước đang phát triển theo chương trình OLPC (One Laptop Per Child – mỗi đứa trẻ một máy tính xách tay). Nếu muốn sở hữu OLPC XO, bạn sẽ phải trả 400 USD cho cả 2 chiếc – một chiếc bạn dùng và một chiếc làm từ thiện. 2010: Apple iPad Thực sự đây không hoàn toàn là một chiếc máy tính xách tay, nhưng với thiết kế mỏng và nhẹ, có vẻ như Apple đã thay đổi lại tiêu chuẩn thiết kế. Vấn đề chủ yếu là làm thế nào để chúng ta tiếp cận một thiết bị giúp làm được các công việc quen thuộc trên laptop và còn dễ đọc hơn một màn hình điện thoại di động. Và có vẻ như iPad chính là câu trả lời. 14   
  15. I.1.2. Điện thoại di động Tiến sĩ Martin Cooper, cựu tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola, được coi là “cha đẻ” của thiết bị liên lạc di động cầm tay và cũng là người đầu tiên thực hiện một cuộc gọi thông qua công cụ này. Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động. Năm 1954, ông được Motorola tuyển dụng và tham gia phát triển các sản phẩm di động. Năm 1973, ông thiết lập một trạm thu phát tại New York đồng thời tung ra mẫu đầu tiên của cái gọi là điện thoại di động (cellphone): máy Motorola Dyna-Tac. Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu tại Washington, Cooper và Motorola quyết định đưa công nghệ mới tới New York để quảng bá với công chúng. Chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời ngày 13/10/1983 và được mệnh danh là "cục gạch". Tới nay, sản phẩm công nghệ này đã trải qua đoạn đường dài một phần tư thế kỷ. chiếc điện thoại có tên Motorola DynaTAC. Motorola Dyna-Tac - chiếc điện thoại di động đầu tiên: Kích thước (cm): 22,86 x 12,7 x 4,44 Trọng lượng: 1,13kg Màn hình: không có Số bo mạch điện: 30 Thời lượng thoại: 35 phút Thời lượng pin: 10 tiếng 15   
  16. Tính năng: Nói, nghe, quay số. Vì máy nặng tới 1,13 kg và cầm trên tay khá khó khăn.Giá bán của DynaTAC thời bấy giờ cũng rất đắt, lên tới 3.995 USD, bên cạnh đó, người dùng cũng phải trả 50 USD dịch vụ để gọi điện, thêm vào 0,4 USD một phút đàm thoại trong giờ cao điểm và 0,24 USD một phút ngoài giờ cao điểm. Nếu khi đó, điện thoại di động mới chỉ là một món đồ chơi xa xỉ cho người giàu, thì nay, nó đang là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chỉ với 40 USD một tháng là bạn có thể gọi điện bất kể đêm, ngày, cuối tuần mà không giới hạn về đường dài, vùng miền. Ngay cả những thiết bị cao cấp như iPhone cũng chỉ có giá 200 USD, đây là một mức giá rất rẻ nếu so tính năng với DynaTAC. Điều khác biệt cũng diễn ra trong 25 năm, sau khi giới thiệu dịch vụ đi động được 12 tháng, năm 1984 nhà mạng Ameritech Mobile có 12.000 thuê bao. Ngày nay, AT&T - hãng dịch vụ viễn thông lớn nhất nước Mỹ có tới 72,9 triệu khách hàng. Tới tháng 6-2010, nước Mỹ đã có tới 262,7 triệu thuê bao di động, chiếm 84% dân số. Tại nước này, ta có thể gặp những đứa trẻ từ 8 đến 12 tuổi dùng điện thoại. Tin nhắn được sử dụng nhiều hơn là thoại. Tổng kết quý II cho thấy một thuê bao ở Mỹ, trung bình mỗi tháng gửi 375 tin nhắn so với 204 cuộc gọi mỗi tháng. Tuy nhiên, tin nhắn chỉ tập trung nhiều vào giới trẻ, còn người già thì gọi điện nhiều hơn. Mạng di động cũng trang bị nhiều nội dung hỗ trợ người dùng hơn. Các nhà mạng đã đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng mới, nâng cấp tốc độ mạng lưới. Mạng 3G ngày nay cho phép người dùng lướt web, gửi e-mail, xem TV, download nhạc. Các dịch vụ này đang phát triển rất nhanh. Còn ở nước ta hiện nay, theo thống kê đến cuối tháng 3-2010, VNPT đã phát triển thêm được 1.024.560 máy điện thoại, trong đó có 727.955 máy di động thuộc 2 mạng Vinaphone và MobiFone.  16   
  17. Tổng số mạng lưới của VNPT hiện có 14.364.672 máy điện thoại cố định và di động. Cho đến thời điểm này, tổng số thuê bao di động của Vinaphone đạt 3.866.457 và của MobiFone đạt 3.436.574. Trong khi đó, tổng số thuê bao di động của Viettel Mobile đạt trên 2 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao di động trên toàn quốc lên trên 9 triệu thuê bao. I.1.3. Tai nghe: Chiếc tai nghe đầu tiên ra đời năm 1937, tới nay đã được hơn 70 năm. Trong quãng thời gian đó, sản phẩm đã phát triển từ dạng âm thanh nổi (stereo) thông thường lên hiệu ứng âm thanh vòm, từ chiếc tai nghe chụp đến dạng earbud hay tai nghe Bluetooth. Cũng như nhiều thiết bị điện tử áp dụng các nguyên tắc vật lý và điện, lịch sử phát triển của tai nghe cũng xuất phát từ phát kiến của nhà khoa học vĩ đại Thomas Edison. Năm 1924 Eugen Beyer thành lập hãng Beyerdynamic GmbH và năm 1937 ông đã chế tạo được chiếc tai nghe đầu tiên DT 48, một phiên bản (đã có những thay đổi) vẫn còn được sản xuất cho đến ngày nay. Thời bấy giờ, Eugen Beyer gọi chúng là thiết bị “điện thoại năng động” (Dynamic Telephone – DT 48). Đến những năm 50 công ty Beyerdynamic mới phát triển chúng thành tai nghe cao cấp đầu tiên trên thế giới. Thập niên 50 đánh dấu sự kết duyên giữa định dạng âm thanh nổi (stereo) với tai nghe. Mặc dù định dạng âm thanh nổi (stereo) được phát minh từ những năm 30 của thế kỷ trước nhưng phải đến giữa thập kỷ 50 nó mới được áp dụng vào các sản phẩm thương mại và xuất hiện trong ấn phẩm đĩa than (LP-long play records). Vào năm 1958, John Koss là người tiên phong áp dụng tiêu chuẩn âm thanh nổi (stereo) vào tai nghe nhằm đưa tới người sử dụng những âm thanh sống động, thực và rõ nét hơn. Đây thực sự là bước ngoặt trong công nghệ sản xuất tai nghe. Từ đó, thiết bị này đã bắt đầu hiện diện tại các phòng thu và sử dụng tại gia đình. Chất lượng 17   
  18. âm thanh tai nghe giai đoạn này tất nhiên không thể sánh với ngày nay, nhưng nó là bước nhảy vọt về chất lượng. Thập niên 60, lần đầu tiên trong công nghệ chế tạo tai nghe, màng rung kim loại được thay bằng màng plastic hay còn gọi là tai nghe tĩnh điện (electrostatic). Loại tai nghe này do John Koss sáng chế và được đánh giá là cho âm thanh tinh lọc hơn. Trong suốt thập niên 60, công ty chuyên sản xuất tai nghe của John Koss - J.C. Koss Hospital Television Rental Company (tiền thân tập đoàn Koss Corporation) tìm cách phát triển tai nghe nhằm đem lại âm thanh ngày càng một tốt hơn cho khách hàng. Vào thập niên 80, Sony tung ra chiếc máy nghe nhạc cá nhân Walkman đầu tiên, mở ra trang sử mới thay đổi cách thức nghe nhạc truyền thống của người tiêu dùng. Với Walkman, bạn có thể nghe nhạc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thể loại nào mà không ảnh hưởng tới người khác chỉ với một nguồn âm nhỏ và chiếc tai nghe xinh xắn. Điều đó đồng nghĩa với công nghệ chế tạo tai nghe phải thích ứng để sản xuất các sản phẩm ngày một nhỏ hơn, tiện lợi hơn. Loại tai nghe trùm kín tai (circum- aural headphone) dần bị thay thế bởi loại nhỏ gọn, nhẹ hơn và không trùm hết kín tai (supra-aural headphone) mà được cấu tạo bởi miếng nỉ ôm sát tai người nghe. Một thập kỷ sau, công nghệ sản xuất tai nghe bước sang một thời kỳ mới, tai nghe dạng trùm được thay bằng dạng earbud (nhét tai). Loại này cung cấp chất lượng âm thanh rất tốt đồng thời có tác dụng cách âm với môi trường xung quanh người nghe. Năm 2000 mở đầu cho kỷ nguyên tai nghe không dây. Công nghệ truyền tín hiệu không dây được áp dụng cho các tai nghe thương mại. Một trong các tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất là Bluetooth. Công nghệ mạng không dây cá nhân (Wireless personal area network) là một chuẩn mở, cho phép truyền giọng nói và dữ liệu kỹ thuật số. Một số ứng dụng phổ biến của Bluetooth có mặt trên điện 18   
  19. thoại di động, giúp kết nối không dây đến bộ tai nghe, hoặc trong hệ thống âm thanh trên ôtô để rảnh tay trong khi lái. Trong suốt quá trình phát triển, tai nghe đã trở thành một thiết bị nhỏ gọn chứa đựng những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất. Các sản phẩm tai nghe cao cấp không những hướng tới việc giảm tối đa độ ồn và tiếng động xung quanh người nghe mà còn tìm cách giảm độ méo trong kết nối giữa nó và thiết bị nguồn, nhằm tạo ra thứ âm thanh trung thực nhất có thể. I.2. Tác hại của thiết bị điện tử đối với sức khỏe sinh viên: I.2.1. Sóng điện thoại có thể gây khó ngủ: Đó là kết quả nghiên cứu mới đây nhất của nhóm các nhà khoa học tại Học viện Karolinska của Thụy Điển và Đại học Wayne State của Mĩ công bố tại Hội thảo nghiên cứu Điện từ tổ chức ở Học viện Công nghệ Massachusset. Báo cáo cho biết sóng điện từ do điện thoại di động phát ra có thể gây mất ngủ, đau đầu và cảm giác mơ hồ. Những ảnh hưởng gây khó ngủ này cộng với sự rút ngắn khoảng thời gian ngủ sâu sẽ khiến cơ thể con người không thể phục hồi được đủ sức khỏe cho một ngày mới. Việc nghiên cứu được tiến hành trên 35 người nam và 36 phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến 45. Một số được cho nhận tín hiệu điện từ có cường độ, tần số tương tự như sóng điện thoại di động, một số khác thì không. Kết quả là những người nhận tín hiệu sóng điện từ rất khó đạt được trạng thái ngủ sâu và khoảng thời gian ngủ sâu khi đạt được cũng ngắn hơn so với nhóm người không chịu sóng điện từ. Kết quả nghiên cứu này cho rằng việc sử dụng điện thoại di động có liên quan đến một số thay đổi trong các khu vực của não bộ chịu trách nhiệm về việc kích hoạt và kết hợp các hệ thống stress. Một giả thiết khác được đưa ra là sóng điện từ có thể can thiệp và làm ngưng quá trình sản xuất một loại hoóc môn điều khiển nhịp sinh học của bên trong cơ thể. 19   
  20. Cùng lúc đó, phát biểu với báo BBC, một phát ngôn viên của các nhà cung cấp dịch vụ di động của Anh cho rằng nghiên cứu này chưa đủ để kết luận vì cho rằng số lượng người tham gia làm mẫu trong nghiên cứu là quá nhỏ và nếu ảnh hưởng này có thật thì nó cũng không hơn so với ảnh hưởng của một tách cà phê nhỏ đối với giấc ngủ. Đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học chỉ ra sự ảnh hưởng có thể có từ việc sử dụng điện thoại di động. Các nghiên cứu trước đây còn chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như nguy cơ phát triển ung thư và các ảnh hưởng này đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em. I.2.2. Việc sử dụng điện thoại di động dẫn tới sự hình thành, phát triển các khối u trong não Từ vài năm nay, đã có nhiều nỗi lo về nguy cơ u não khi sử dụng điện thoại di động. Nếu quả thật có nguy cơ đó thì đây thật sự là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm vì số người sử dụng điện thoại di động (ÐTDÐ) trên thế giới ngày càng tăng. Ðể phần nào làm sáng tỏ vấn đề này, một nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu bệnh-chứng tại Boston (Hoa Kỳ) từ năm 1994 đến 1998. Trong nghiên cứu bệnh chứng này, các tác giả đã khảo sát việc sử dụng ÐTDÐ ở 782 BN có chẩn đoán khối u trong sọ, trong đó 489 trường hợp là u tế bào thần kinh đệm, 197 trường hợp là khối u màng não, và 96 trường hợp u dây thần kinh số VIII. Nhóm chứng là 799 BN mắc những bệnh lành tính khác nhau, ở cùng bệnh viện với BN u não. Kết quả cho thấy, so với những người chưa bao giờ hoặc rất hiếm khi sử dụng ÐTDÐ, nguy cơ tương đối của việc sử dụng ÐTDÐ cộng dồn >100 giờ là 0,9 đối với u thần kinh đệm (KTC 95%; 0,3-1,6), là 0,7 đối với u màng não (KTC 95%: 0,3-1,7), là 1,4 đối với u dây thần kinh số VIII (KTC 95%: 0,6-3,5), và là 1 đối với mọi loại khối u gộp chung (KTC 95%: 0,6-1,5). Không có bằng chứng nào cho thấy nguy cơ cao hơn ở những người dùng ÐTDÐ ?60 phút/ngày hoặc sử dụng đều 20   
nguon tai.lieu . vn