Xem mẫu

Bộ Công Thương
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH
SHIGELLA
GVHD:
NHÓM:
LỚP:

DANH SÁCH NHÓM
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

NHIỆM VỤ

2

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 4
Tình hình nhiễm Shigella trên thế giới và ở Việt Nam ........................................... 5

I.

a) Tình hình nhiễm Shigella trên thế giới ................................................................. 5
b) Tình hình nhiễm Shigella ở Việt Nam .................................................................. 5
II.

Tổng quan về Shigella spp. .................................................................................... 6

III.

Phương pháp phân tích. ......................................................................................... 6

a) Truyến thống: ......................................................................................................... 6
b) Hiện đại.................................................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 10

3

LỜI NÓI ĐẦU
Shigella là trực khuẩn, hiếu khí và kị khí tùy ý. Cho thử nghiệm catalase (+) (trừ S.
dysentrirae), oxidase (+), lên men glucose không sinh hơi, hầu hết các loài không lên
men và tạo acid từ lactose, dolcitol, không sinh H2S, không có enzyme lysine
decarboxydase.
Shigella là tác nhân gây nên bệnh shigellosis, là một bệnh rất nguy hiểm lây lan rất
nhanh trong cộng đồng từ người sang người, qua đường thực phẩm cả nước uống.
Nguồn nhiễm Shigella vào thực phẩm chủ yếu là từ nguyên liệu, từ nước hay từ công
nhân chế biến. Các loại thực phẩm thường xuyên phân lập được Shigella là xà lách,
thịt băm, thủy sản.
Liều lượng gây ngộ độc thực phẩm do Shigella rất thấp, có thể ở mức 10 tế bào/g sản
phẩm. Do vậy Shigella được kiểm soát rất nghiêm ngặt trong thực phẩm, đòi hỏi các
phương pháp kiểm nghiệm phải rất nhạy, các quy trình kiểm soát phải chặt chẽ.
Shigella có thể được phát hiện bằng cách nuôi cấy một lượng mẫu xác định vào môi
trường lỏng không chọn lọc, sau đó được chuyển vào môi trường tăng sinh chọn lọc.
Dịch khuẩn sau khi tăng sinh chọn được cấy phân lập trên ít nhất 2 loại môi trường
thạch đĩa với mức độ chọn lọc khác nhau. Khuẩn lạc nghi ngờ được kiểm tra bằng thử
nghiệm sinh hóa và kháng huyết thanh.

4

I. Tình hình nhiễm Shigella trên thế giới và ở Việt Nam
a) Tình hình nhiễm Shigella trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 165 triệu ca
nhiễm Shigella. Trong đó, ở những nước đang phát triển, tỷ lệ nhiễm chiếm đến 99%
(69% là trẻ em dưới 5 tuổi) và có 1,1 triệu ca tử vong do nhiễm Shigella hằng năm
(60% trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi). Người ta nhận thấy có sự thay đổi tuýphuyết
thanh giữa các loài cũng như thay đổi về loài gây bệnh phổ biến ở từng giai đoạn. Đầu
tiên, S. dysenteriae tuýp 1 là loài gây bệnh phổ biến, sau đó dần được thay thế bởi S.
flexneri, và cuối cùng chuyển dần sang S. sonnei. Có sự khác biệt giữa loài Shigella
thường gặp ở những nước phát triển và những nước đang phát triển.Ở những nước
phát triển, loài Shigella gây bệnh thường gặp là S. sonnei (chiếm 77%) và S. flexneri
(chiếm 16%).Trong khi đó, ở những nước đang phát triển S. flexneri thường gặp nhất
(chiếm 60% tổng số ca nhiễm), tiếp sau là S. sonnei (chiếm 15%). Ở loài S. flexneri,
tuýp 2a chiếm từ 32% - 58%, tuýp 1b gây ra 12% - 13%, và tuýp 3a gây ra 4 – 11%
tổng số ca nhiễm ở những nước đang phát triển. S. dysenteria thường được tìm thấy ở
vùng Nam Á và châu Phi, trong đó tuýp 1 phổ biến ở Ấn Độ, Nigeria và Singapore,
tuýp 2 phổ biến ở Guatamala, Hungary và Yemen. S. boydii là Shigella được phát hiện
đầu tiên ở Ấn Độ, và không phổ biến lắm, chủ yếu gây bệnh ở vùng tiểu lục địa Ấn,
trong đó S. boydii tuýp 2 là S. boydii gây bệnh phổ biến ở những nước đang phát triển.
b) Tình hình nhiễm Shigella ở Việt Nam
Ở Việt Nam, số ca nhiễm Shigella rất cao, hơn hẳn bệnh gây ra bởi Salmonella typhi
và Vibrio choleraeri.Việt Nam có khoảng 435.000 ca nhiễm Shigella (khoảng 39.500
ca nhiễm hằng năm). Số ca nhiễm hằng năm trên 100.000 dân cao nhất ở vùng cao
nguyên Trung Bộ (241,7 ca), kế đến là vùng bờ biển Nam Trung Bộ (100,2 ca) và thấp
nhất là vùng đồng bằng sông Hồng (hình 1.2). Nghiên cứu cũng cho thấy lượng mưa
nhiều và tình trạng nghèo đói là những nguy cơ quan trọng trong nhiễm Shigella. Tỷ lệ
nhiễm Shigella trung bình hằng năm trên 100.000 dân Nhìn chung ở Việt Nam, loài
Shigella gây bệnh phổ biến là S. flexneri và S. sonnei. Vào đầu những năm 90, tại
thành phố Hồ Chí Minh, trong các nhóm Shigella gây bệnh, S. flexneri là loài có tỷ lệ
gây bệnh cao nhất (72,58%), kế đến là S. sonnei (23,87%), tình hình nhiễm Shigella
cũng tương tự, với S. flexneri là loài gây bệnh phổ biến nhất (69,59%), và kế đến là S.
sonnei (13,40%). Tuy nhiên, hiện nay tình hình gây bệnh của các nhóm Shigella có sự
thay đổi. Từ năm 2000 đến năm 2002 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tỷ lệ các mẫu
phân lập cho kết quả S. flexneri và S. sonnei là tương đương nhau (45,6%). Từ năm
2006 đến năm 2008, trong 113 mẫu Shigella phân lập được từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới, S.sonnei chiếm đến 70,8%, còn S. flexneri chỉ chiếm 27,4% (Hà Vinh và cộng sự,
số liệu chưa công bố) Số lượng S. boydii (17%) phân lập từ năm 1991 đến năm 2001
dọc theo vùng sông Hồng cao hơn nhiều so với các thập kỷ trước (3%). Bên cạnh đó,
5

nguon tai.lieu . vn