Xem mẫu

  1. MỤC LỤC Tr Phần mở đầu ……………………………………..3 Lý do chọn đề tài………………………………………3 1. Mục đích nghiên cứu…………………………………..3 2. Đối tượng nghiên cứu………………………………….3 3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………….4 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………4 6. Đóng góp của đề tài……………………………………4 7. Bố cục của đề tài………………………………………4 8. Phần nội dung................................................................5 Chương 1: Các trường phái hội họa phương Tây……..5 1.1 Tìm hiểu về trường phái hội họa…………………....5 1.1.1 Trường phái hội họa là gì?...................................5 1.1.2 Có tất cả bao nhiêu trường phái hội họa?............5 1.1.3 Các trường phái hội họa phương Tây…………..5 1.1.4 1.2 Các trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu………6 1.2.1 Trường phái hội họa Ấn tượng………………….6 1.2.2 Trường phái hội họa Dã thú……………………7 1.2.3 Trường phái hội họa Lập thể……………………7 1.2.4 Trường phái hội họa Trừu tượng………………..8 1.2.5 Trường phái hội họa Siêu thực……………… …9 Chương 2:Những nét nổi trội trong việc sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hội họa phương Tây. …………………………………………………10 2.1 Màu sắc trong hội họa phương Tây…………………10 2.1.1 Màu sắc trong tranh Phục Hưng – hội họa truyền thống tả thực…………………………………………………..10 2.1.2 Màu sắc trong hôi họa Ấn tượng………………12 2.1.3 Màu sắc trong hội họa Dã thú…………………14 2.1.4 Màu sắc trong hội họa Siêu thực........................15 2.1.5 Màu sắc trong hội họa Trừu tượng…………….16
  2. 2.2 Quan niệm sáng tác………………………………..16 2.2.1 Quan niệm của các họa sĩ Ấn Tượng…………17 2.2.2 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Dã thú……18 2.2.3 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Siêu thực...19 2.2.4 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Trừu tượng19 Phần kết luận………………………………….20 Tài liệu tham khảo…………………………….21
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Bản chất của nghệ thuật luôn phát triển và không ngừng được tìm tòi khám phá. Mỗi tác giả đều chú trọng tới yếu tố của ngôn ngữ tạo hình như đường, nét, hình mảng để làm phương tiện biểu hiện tạo ra sự đa dạng cho tác phẩm nghệ thuật, có lúc thiên về diễn tả sáng tối, có lúc chú trọng về hình thể, không có tác giả nào xem nhẹ màu sắc, bởi khả năng biểu hiện của ánh sáng bóng tối, không gian, thời gian, vật chất... tất cả đều liên quan đến sức biểu hiện của màu sắc. Đó cũng được coi là quan niệm sáng tác của các Họa sĩ, trong mỗi hoàn cảnh và môi trường khác nhau mà những quan niệm sáng tác có thể thay đổi. Chính những tư tưởng đổi mới trong sáng tác nghệ thuật mà các trường phái hội họa đc ra đời. Mỗi trường phái đại diện cho quan niệm sáng tác và cách sử dụng màu riêng. Tất cả đã góp phần tạo nên một thế giới hội họa đa màu sắc, muôn màu muôn vẻ. Xuất phát từ nhận thức trên cùng với những đóng góp vô cùng lớn lao mà hội họa đã mang đến cuộc sống con người đã thôi thúc em lựa chọn đề tài : “ Màu sắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hội họa phương Tây” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là tìm ra những đặc điểm tiêu biểu trong việc sử dụng màu sắc cũng như quan niệm sáng tác của các họa sĩ ở một số trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu. Nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của màu sắc và quan niệm sáng tác trong hội họa. 3. Đối tượng nghiên cứu Màu sắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hội họa phương Tây. 4. Phạm vi nghiên cứu Việc sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác tranh của các họa sĩ thuộc 1 số trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu. Một số tranh thuộc các trường phái khác nhau.
  4. 5. Nhiệm vụ của nghiên cứu Làm rõ mối quan hệ của việc sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác của các họa sĩ trong hội họa. Sự độc đáo của màu sắc và lối tư duy trong quan niệm sáng tác của các họa sĩ trong hội họa. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này em dùng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhìn từ góc độ mỹ thuật học và phương pháp tiếp cận lịch sử để nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra em còn sử sụng các tài liệu trong các công trình khoa học nghiên cứu về màu sắc, về các trường phái hội họa phương Tây đã được công bố. 7. Đóng góp của đề tài Đây là đề tài mang tính chất tổng quát và hệ thống hóa những thủ pháp sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác của các họa sĩ thuộc 1 số trường phái hội họa. Từ cách phân tích, khái quát rồi đánh giá em hi vọng đưa ra một số nhận xét có cơ sở về những nét nổi trội trong việc sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hội họa phương Tây. Từ cách tiếp cận này, đề tài hi vọng có một đóng góp nhỏ trong cách phân tích các tác phẩm hội họa. Đó là cách nhìn bao quát , toàn diện trong mối liên hệ giữa lịch sử, quan điểm sáng tác , quan điểm thẩm mỹ để hiểu và phân tích tác phẩm sâu hơn. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài có nội dung chính gồm: Chương 1: Các trường phái hội họa phương Tây. 1.1 Tìm hiểu về trường phái hội họa. 1.2 Các trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu. Chương 2: Những nét nổi trội trong việc sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hội họa phương Tây. 2.1 Màu sắc trong hội họa phương Tây 2.2 Quan điểm sáng tác.
  5. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA PHƯƠNG TÂY 1.1 Tìm hiểu về trường phái hội họa 1.1.1 Trường phái hội họa là gì? Hội họa đã xuất hiện từ rất lâu, từ khi chữ viết của con người còn chưa xuất hiện, từ lịch sử mỹ thuật ta có thể đưa ra kết luận: hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng bằng các tác phẩm sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ. Trong hội họa, thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉ một phong cách, trong đó phân loại một nhóm các họa sỹ có chung những kỹ thuật và phương pháp thể hiện. 1.1.2 Cótất cả bao nhiêu trường phái hội họa? Các trường phái hội họa ở trên thế giới là vô cùng nhiều, các trường phái xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào, và ở bất cứ khoảng thời gian nào. Vẫn đề chỉ là tính đại chúng – được nhiều người biết đến hay không mà thôi. 1.1.3 Các trường phái hội họa phương Tây Nhắc đến các trường phái hội họa, chúng ta hay nghĩ ngay đến những thuật ngữ : “Trừu tượng” “Lập thể” “Ấn tượng” … Đó là các trường phái lớn (bắt nguồn từ Châu Âu) có tầm ảnh hưởng quốc tế, và dần trở thành quy chuẩn cho mỹ thuật thế giới. * Ấn tượng * Baroc * Cấu trúc * Chấm họa * Dã thú * Graffiti * Hard-edge * Hậu ấn tượng * Hậu hiện đại * Hiện đại * Hiện thực * Hiện thực lãng mạn * Hiện thực xã hội
  6. * Lãng mạn * Lập thể * Mannerism * Ngây thơ * Pop-Art * Siêu thực * Tân cổ điển * Thị giác (Op-Art) * Trừu tượng … Như đã nêu, các trường phái trên là những trường phái nổi bật nhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Chứ không phải là toàn bộ các trường phái mỹ thuật trên thế giới. Các trường phái hội họa phương Tây đều có tính lịch sử, một trường phái ra đời do phản ứng lại những hạn chế của trường phái trước đó và đến lượt nó lại tạo cơ hội cho một trường phái mới phát triển. 1.2 Các trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu. 1.2.1 Trường phái Ấn tượng Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ 19. Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa. Cái tên “ấn tượng” do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc). Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác, là nơi xuất phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng. Trong thập niên 1850, Paris vẫn còn là một thành phố thời Trung cổ với những con đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ sinh và thiếu cả ánh sáng. Vào khoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trường phái ấn tượng, thành phố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây dựng lại một thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và nhà hát. Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái này: Mary Cassatt, Paul Cezanne (sau này đã rời bỏ phong trào), Edgar Degas, Max Liebermann, Édouard Manet (tuy nhiên Manet không xem mình
  7. thuộc phong trào), Claude Monet, Berthe Morisot, Camille Pissarro, Pierre-Auguste Renoir, Zinaida Yevgenyevna Serebryakova, Alfred Sisley 1.2.2 Trường phái dã thú Trường phái Dã thú có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái Ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước. Sự cần thiết cho họa sĩ trường phái Dã thú là màu sắc, chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt. Năm 1905, triễn lãm mùa thu ở Paris có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới, đặc biệt dữ dội về màu sắc. Công chúng xem tranh phản ứng khác nhau, vì có một sự thật là một loạt tiêu chí hội họa cổ điển nữa đang bị phá vỡ. Phòng tranh được nhà phê bình LuisVauxcelles gọi là ” Chuồng dã thú “, và cái tên Dã thú đã bước vào lịch sử hội hoạ Thế giới. Tên goi đó rất phù hợp với các họa sĩ này bởi vì những màu sắc mà họ sử dụng là dữ dội một cách cố tình. Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ XX, phát triển cực thịnh năm 1905 – 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và chấm dứt hoạt động trước chiến tranh Thế Giới thứ nhất để chuyển sang những phong cách rất khác nhau. Những thành viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck, Derain, Van Doghen, Marquet, Dufy…. 1.2.3 Trường phái lập thể Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng
  8. giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng năm 1906 tại khu Montmartrecủa kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914 khi Đệ nhất thế chiến bắt đầu. Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sỹ vào thập niên 1910 và khơi dậy một vào trường phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện. Các họa sỹ lập thể nổi tiếng của trường phái này: Georges Braque, Marcel Duchamp, Juan Gris, Fernand Leger, Jacques Lipchitz, Louis Marcoussis, Marie Marevna, Jean Metzinger, Francis Picabia, Pablo Picasso, Liubov Popova, Marie Vassilieff, Fritz Wotruba… 1.2.4 Trường phái trừu tượng Nghệ thuật Trừu tượng là trào lưu hội họa đầu thế kỷ 20, vào những năm 1910 đến 1914. Nghệ thuật trừu tượng không thể hiện đối tượng một cách hiện thực như mắt nhìn thấy mà biểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của nghệ sĩ về một vài nét nào đó của đối tượng. Trong nghệ thuật tạo hình, trừu tượng là sự phát huy yếu tố biểu đạt của đường nét, hình khối, màu sắc để thể hiện ý tưởng hay cảm xúc. Trừu tượng cũng tồn lại nhiều dạng: trừu tượng hình học, trừu tượng sáng tạo, trừu tượng biểu hiện... Hội họa trừu tượng giống như sự kết hợp của Lập thể và Dã thú, lập thể về hình khối và dã thú về màu sắc. Trừu tượng có thể xem như hệ quả tất yếu của Lập thể. Khi trường phái Lập thể đi đến thoái trào, nhiều họa sĩ Lập thể chuyển sang vẽ trừu tượng. Trong đó hai họa sĩ chuyển hướng đầu tiên là Robert Delaunay và Frank Kupka. Nghệ thuật Trừu tượng xuất hiện ban đầu ở nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan, Nga. Về sai nó trở thành một trào lưu quốc tế và đạt đỉnh cao vào giữa thế kỷ 20. 1.2.5 Trường phái siêu thực Dựa trên những học thuyết: Phân tâm, Trực giác và Nhận thức, chủ nghĩa siêu thực đã ra đời với một quan niệm có một thế giới ở trên ta, một thế giới cần phải khám phá. Họ cho rằng
  9. thế giới mà ta đang sống nằm trong tầng bao quát của lý tính, còn thế giới siêu thực vượt ra ngoài tầm bao quát đó. Những nghệ sỹ tiêu biểu của trường phái này gồm: Sanvado Dali, Max Ernst, Magritte, Chagall... với những tác phẩm : “Sự bền lâu của ký ức” (1931), “Thế giới vô hình” (1954), “Nỗi sầu và vẻ bí mật của đường phố” (1914)... Mỗi trường phái hội họa đều có quan điểm riêng về cái đẹp, quyết định riêng việc lựa chọn đề tài, phương cách vận dụng ngôn ngữ tạo hình và xử lý kỹ thuật chất liệu riêng để đạt hiệu quả mong muốn. Xã hội càng phát triển, nhận thức của con người càng cao thì các trường phái hội họa càng lớn mạnh, càng xuất hiện nhiều trường phái mới.
  10. CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT NỔI TRỘI TRONG VIỆC SỬ DỤNG MÀU SẮC VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA PHƯƠNG TÂY. 2.1 Màu sắc trong hội họa phương Tây 2.1.1 Màu sắc trong tranh Phục Hưng – hội họa truyền thống tả thực. Trong suốt hơn một nghìn năm chìm trong đêm trường Trung cổ (khoảng năm 350 cho tới năm 1453), toàn bộ châu Âu như bị bao trùm bởi một bóng đen kìm hãm sự phát triển về nhiều mặt, trong đó có nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ hoàn toàn phục vụ Nhà thờ. Với văn học, hết thảy những trường ca kể lại cuộc chiến đấu chống lại quỷ cám dỗ hoặc chiến đấu vì nhà vua. Kiến trúc tôn giáo phát triển mang phong cách Roman nặng nề biểu hiện uy quyền to lớn của Chúa, sau đó là phong cách Gothique nhẹ nhàng hơn với xu thế vươn lên cao hướng tới Thiên đường. Hội hoạ không có giá trị riêng, nó phụ thuộc hoàn toàn vào kiến trúc vì chỉ được sử dụng với mục đích trang trí nhà thờ và minh hoạ các tích trong Thánh Kinh... Chỉ tới khi người Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cuộc tấn công (1453), Constantinople thất thủ, các học giả Hy Lạp từ Byzantine chạy nạn sang Tây Âu đã mang theo các tác phẩm nghệ thuật và triết học Hy Lạp cổ đại khiến Châu Âu hết sức kinh ngạc. Từ đó dấy trong tầng lớp trí thức và nghệ sĩ Châu Âu khát khao tìm kiếm các giá trị cũ rực rỡ, sáng tạo những giá trị mới. Một thời kỳ mới của nghệ thuật được mở ra. Người ta gọi đó là thời kỳ văn nghệ Phục hưng châu Âu. Thời kỳ này, hội họa thu nhận bộ khung khoa học thấu thị và giải phẫu làm cho trình độ tả thực tái hiện khách quan chưa từng có. Từ thế kỷ XV người ta đã phát hiện ra sơn dầu. Để vẽ những vật có sự chuyển biến về khối các tác giả thường lấy màu pha với màu đen để tạo ra bóng tối. Sự chuyển biến đậm nhạt bằng cách pha các màu với màu đen làm cho các hoạ sỹ diễn tả rất tinh tế trong phong cảnh cũng như khi vẽ người. Bản chất của sơn dầu là đục nên khi pha với màu đen nó thường tạo nên hòa sắc trầm ấm. Vì vậy trong các tác phẩm hội hoạ cổ điển ánh sáng rất sâu, hình ảnh của mọi vật có khối tích được nghiên cứu
  11. rất kỹ. Tác phẩm 'Nàng Danei' của hoạ sĩ Hà Lan Rembrandt (1606 – 1669) vẽ nàng Danei nằm trên giường có trải ga trắng, xung quanh căn phòng và giường được chạm nổi rất tinh tế và sâu sắc. Họa sỹ đã diễn đạt rất thành công và sống động cái ánh sắc của vàng tràn ngập trong căn phòng. Cách thức pha trộn màu với màu đen đã tạo ra hoà sắc ở trong tranh tuy tinh tế nhưng làm cho người xem vẫn có cảm giác khô, chặt. Họa sĩ Paul Rubens ngày đó được coi là người thiên về lối vẽ mạnh, dùng màu tương phản rực rỡ. Trong tranh “Những đứa trẻ với vòng hoa quả xanh”, ông đã dùng màu rất tươi để tả vẻ đẹp con người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Dưới ngọn bút của họa sĩ, ta cảm tưởng như không phải là mầu mà là sắc của da, của máu thật sự sinh động; hay trong tranh “Angélique và Ermite” là sự tương phản giữa hai thái cực gần xa, sáng tối giữa sức sống căng tràn của tuổi trẻ với tuổi già xế chiều yếu ớt. Không gian trong tranh thanh bình, yên ả. Người phụ nữ đẹp say sưa trong giấc ngủ của tuổi thanh xuân, phô bày sự khoẻ mạnh, cơ thể nõn nà, toàn thân thể toát nên một vẻ đẹp nữ tính, một tác phẩm hoàn thiện của tạo hoá. Những sắc màu được chuyển tinh tế để diễn tả cái óng ả và mịn màng của làn da phụ nữ đối lập với màu đỏ tím của nhân vật ông già như nhòa vào sắc lục trầm làm tôn thêm màu sắc của tuổi thanh xuân thật cuốn hút, sinh động. Delacroix (1798-1863) một danh hoạ kiệt xuất người Pháp có nhiều đóng góp cho di sản hội hoạ thế giới bằng các tác phẩm như “Thần tự do trên chiến luỹ”(1830) thể hiện cuộc cách mạng dân chủ chống lại sự thống trị của triều đình. Bức tranh có bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, đặc biệt màu đen được dùng dàn trải đôi chỗ mạnh mẽ, thế dáng các nhân vật sống động và có kịch tính. Song cái thành công nhất đem lại dụng ý của tác giả lại là vấn đề sử dụng màu sắc. Độ tương phản mạnh của các màu nóng, lạnh đã mang yếu tố quyết liệt, biểu hiện sự vùng lên thay đổi tình trạng bế tắc. Đó là hình tượng thần tự do dẫn dắt nhân dân nhưng cũng còn hiểu theo nghĩa tự do của nghệ thuật lãng mạn chống lại chính quyền chuyên chế, bảo thủ của nguyên tắc cổ điển.
  12. Nàng Danei – Sơn dầu Rembrandt Thần tự do trên chiến luỹ- Sơn dầu Delacroix Phải công bằng mà thấy toàn bộ hệ thống tranh cổ điển và thời kỳ Phục hưng tuy được diễn tả hết sức tinh tế nhưng vẫn gây cho người xem những cảm giác nặng nề do cách vẽ nhằm chủ yếu diễn đạt khối, bóng tối - ánh sáng. 2.1.2 Màu sắc trong hôi họa Ấn tượng Bản chất của nghệ thuật luôn phát triển và không ngừng được tìm tòi khám phá. Mỗi tác giả đều chú trọng tới yếu tố của ngôn ngữ tạo hình như đường, nét, hình mảng để làm phương tiện biểu hiện tạo ra sự đa dạng cho tác phẩm nghệ thuật, có lúc thiên về diễn tả sáng tối, có lúc chú trọng về hình thể, không có tác giả nào xem nhẹ màu sắc, bởi khả năng biểu hiện của ánh sáng bóng tối, không gian, thời gian, vật chất... tất cả đều liên
  13. quan đến sức biểu hiện của màu sắc. Nhưng sức mạnh to lớn của màu sắc chính là biểu hiện thế giới nội tâm của con người. Chuyện xảy ra thật tình cờ khi một nhóm các hoạ sĩ đi vẽ ngoài trời. Trong hành trang của họ mang theo để vẽ có đầy đủ các màu. Trớ trêu thay các hoạ sĩ lại quên mang theo mầu đen. Cảnh vật trước mắt dưới ánh nắng chan hoà là nguồn cảm hứng khiến các hoạ sĩ bắt tay ngay vào vẽ. Với sự cuốn hút của sắc màu cây cối, hoa lá và ánh nắng vàng rực buổi bình minh họ đã diễn tả ánh sáng vô cùng ấn tượng. Chỉ khi hoàn thành những tác phẩm trực họa mọi người mới nhận ra một điều: Không có màu đen vẫn vẽ được và thậm chí, nhiều khi còn vẽ đẹp hơn. Đây là buổi đầu của nhóm hoạ sĩ mà sau này trở thành một trào lưu, một trường phái. Đó là trường phái Ấn tượng trong hội hoạ. Không có đen họ tạo ra màu đen bằng cách pha đỏ và xanh. Với cách thức đó họ thấy màu đen được tạo ra có rất nhiều sắc. Khi thì là sắc đen nâu, lúc là sắc đen xanh, có lúc sắc đen ẩn chứa rất nhiều màu của cảnh vật tác động vào. Hội họa Ấn tượng ra đời từ đó và nó đã đánh dấu một bước ngoặt mới mở đường cho sự hình thành các khuynh hướng tạo hình thế kỷ XX. Màu sắc trong tranh là những hệ quả tất yếu của hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Họ đã biết vận dụng một cách linh hoạt những lý thuyết cơ bản về quang học. Các họa sĩ giải thích: Mỗi chất liệu cho thấy một màu nhất định nhưng vật thể vừa bị nhuốm bởi màu của ánh sáng lại vừa chịu ảnh hưởng các màu của vật thể khác, kể cả màu của nền trời. Họ còn nắm được quy luật bổ túc của các màu. Để tả phần sáng ít dùng trắng mà thay vào đấy bằng màu vàng nhạt hoặc da cam, do vậy các bóng tối thường bị nhuốm lam, nhuốm chàm. Vì màu trắng được dùng hạn chế nên màu tương phản là đen cũng ít được dùng, thậm chí không có trong bảng màu. Chính Édouard Monet còn coi “Màu đen là kẻ thù của Ấn tượng” vì ông lập luận và cho rằng trong ánh sáng không hề có màu đen. Có thể nói Monet đã tạo ra Ấn tượng và tranh của ông là những gì thuộc về sự điển hình của Ấn tượng. Hoà sắc biến hoá khôn lường tuỳ theo sự biến đổi của thiên nhiên.Màu sắc của tranh Van Gogh trong trẻo đến lạ lẫm, ông nhìn sự vật, miêu tả sự vật bằng các màu táo bạo và độc đáo, đặc biệt là màu xanh cobal.
  14. Nó xuất hiện khắp mọi nơi như trong tác phẩm “Các Quý bà ở Arles” (1880) hay “Nhà ở nông thôn”(1890). Hậu thế luôn coi Van Gogh là “Ông Hoàng” của màu sắc. Hoa Diên vĩ –Sơn dầu Vincent Van Gogh Có thể khẳng định rằng chủ nghĩa Ấn tượng ra đời đã làm cho bảng mầu của nghệ thuật hội hoạ được bổ sung và thay đổi. Phần lớn các hoạ sĩ Ấn tượng dùng màu nguyên chất, xóa bỏ các màu trung gian như trắng, đen. Thậm chí trong bóng tối cũng không dùng màu đen. Màu sắc trong tranh Ấn tượng được vẽ trực hoạ của ánh sáng ngoài trời nên rất tươi tắn, lung linh, huyền ảo mang đậm hơi thở cuộc sống. Thật tình cờ, vì quên màu đen mà họ đã thay đổi quan niệm và cách vẽ màu. Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ đã khai mở một hướng đi mới, một quan niệm mới, châm ngòi dẫn dắt cho sự phát triển các xu hướng hội hoạ modec và hậu modec sau này. 2.1.3 Màu sắc trong hội họa Dã thú. Vào năm 1905, Những bức họa của Henri Matisse , Camoin, Marquet, đã gây sốc lớn đối với những con mắt đang no nê chủ nghĩa Ấn tượng. Không biết một trường phái của hội họa đã ra đời, nhà báo L.Vauxcelles đã thốt lên “Ôi! cái ông Marquet khốn khổ này, quả là Donatello trong chuồng nhốt đầy thú”. Từ đó lịch sử mỹ thuật thế giới ghi tên trường phái Dã thú để mở
  15. đầu chương thế kỷ XX. Những con thú mê đắm và đẹp ghê gớm của cánh rừng hoang dại đầy bí ẩn đánh thức bản năng săn mồi, phấn khích bởi những cơn cuồng nộ và chiếm đoạt. Âm nhạc – Sơn dầu Henri Matisse Thế giới trong tranh Dã thú được tạo lập như trong cơn kịch phát dữ dội của núi lửa phun trào nham thạch phát sáng và tỏa nhiệt. Màu sắc được hoán vị thể hiện sinh động. Không giống với Ấn tượng các họa sĩ Dã thú thật công bằng với màu sắc kể cả màu trắng hay màu đen miễn là nói được chính khát khao ước muốn sáng tạo. 2.1.4 Màu sắc trong hội họa Siêu thực Mỗi một khuynh hướng đều có những đóng góp những tiếng nói riêng, cách thức thể hiện và xu thế dùng màu riêng. Ví như chủ nghĩa Siêu thực xuất hiện đầu thế kỷ XX kéo dài sau chiến tranh thế giới lần thứ I (phát triển mạnh khoảng 1920-1930). Nó nổi lên nhằm chống lại tất cả những luật lệ về hình thể, những quy ước lô-gíc và đạo đức xã hội. Mục đích chính của phong trào Siêu thực là “giải quyết tình trạng mâu thuẫn tồn tại giữa mộng và thực” đưa nó tới một thực tế tuyệt đối: “Trạng thái siêu thực”. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các họa sĩ: Salvador Dali,
  16. Paul Klee. Vì đi sâu miêu tả trạng tái cảm xúc không thực tại nên cách dùng màu của Siêu thực là sự thừa hưởng của hội họa trước đó. Không tuyệt đối hóa ánh sáng như ở Ấn tượng, không “lười nhác” bóp mầu từ ngay trong tuýp vẽ như Dã thú, cũng không chuẩn mực hóa ánh sáng và thâm diễn như Cổ điển. Có thể nói với Siêu thực thì màu sắc, ánh sáng chỉ là phương tiện để chuyển tải cái mơ, cái siêu hình trong tâm tưởng vốn đầy hoài bão của các họa sĩ mà thôi. 2.1.5 Màu sắc trong hội họa Trừu tượng. Khoảng những năm 1910-1914, một số họa sĩ không chấp nhận việc thờ ơ với vật chất thực tại để tiến hành thực hiện hóa tư duy lý tưởng đã vẽ tranh bằng các đường hình học cơ bản. Phát huy khả năng tối ưu của đường nét, màu sắc, hình khối để tạo nên cái chung có trật tự và chuyển đến các giác quan sự nhạy cảm hoặc sự suy nghĩ về những ý tưởng. Hội họa Trừu tượng ra đời như vậy. Nghệ thuật Trừu tượng có đặc tính tách biệt đến mức lạc lõng các yếu tố hoặc các ý tưởng riêng biệt của nghệ sĩ. Chính vì vậy người ta thấy nghệ thuật Trừu tượng thật khó hiểu, không nhằm thể hiện những gì mọi người dễ nhận thấy. Màu sắc trong tranh cũng thật đa dạng bởi khi không còn phụ thuộc vào hình thể thì tính biểu đạt của màu mới thực sự được phát huy và đem lại giá trị đích thực. Trong màu lam – Sơn dầu Wassily Kandinsky 2.2 Quan niệm sáng tác Trải qua hàng trăm năm đến đêm trước thế kỷ XVIII, hội hoạ tả thực mới bắt đầu hoài nghi, trăn trở, thăm dò. Bên cạnh đó,
  17. hội hoạ phương Đông với truyền thống tả thực và tả ý cùng với nghệ thuật nguyên thuỷ từ lâu đã truyền vào sự phát triển hội họa phương Tây sức sống mới, để cuối cùng thay dây đổi hướng, xuất hiện hội họa hoàn toàn không mô phỏng theo sự vật khách quan. Cứ thế trên con đường nghệ thuật, nó cùng với hội hoạ truyền thống tả thực sánh vai cùng tiến một cách hoà bình. Mỗi tác giả đều chú trọng tới yếu tố của ngôn ngữ tạo hình như đường, nét, hình mảng để làm phương tiện biểu hiện tạo ra sự đa dạng cho tác phẩm nghệ thuật 2.2.1 Quan niệm của các họa sĩ Ấn Tượng Có thể coi Ấn tượng là giao thoa của nền mỹ thuật kinh viện và mỹ thuật hiện đại. Ngay từ đề tài các hoạ sĩ phản ánh cũng là những cuộc sống đời thường thay vì trước đó người ta chỉ ca ngợi diễn tả về tôn giáo, lịch sử và huyền thoại. Luận điểm của các họa sĩ Ấn tượng rất đơn giản: Vẽ thế nào và vẽ bất cứ cái gì cũng được miễn là có sự hiện diện của ánh sáng. Hoạ sĩ người Pháp Édouard Monet (1832-1883) còn nói: “Nhân vật chính trong bất cứ bức tranh Ấn tượng nào cũng là ánh sáng”. Tuyên ngôn chính của Ấn tượng là lột tả vẻ đẹp của ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng thiên nhiên Hoạ sĩ Pháp Paul Cézanne (1839 - 1906) lại tìm cách đi riêng, với tuyên ngôn gạt bỏ đường nét ra khỏi tranh bởi ông quả quyết: “Sự vật không có đường nét, muốn tách các vật thể ra khỏi nhau chỉ cần màu sắc là đủ”. Ông chú trọng tới màu lục, màu cây cỏ và nghiên cứu sự biến hoá của nó. Trong thể loại phong cảnh ông thường chọn khung cảnh đơn giản tập chung khai thác các sắc thái của màu lục được chuyển biến sang xanh rêu và lam, đôi chút ngả sang vàng đất. Cách nghiên cứu màu này còn ảnh hưởng tới thể loại tranh chân dung của ông như “Tự họa với mũ lưỡi trai” (1873), “Người hút thuốc”(1895), “Chơi bài”(1897)... Nếu như Paul Cézanne nghiên cứu và làm việc một cách cẩn trọng với màu lục thì họa sĩ Hà Lan Vincent Van Gogh (1853- 1890) lại dùng màu sắc theo cảm xúc kết hợp với các vệt bút mạnh, xoắn điển hình. Tranh ông luôn là bảng màu rực rỡ bởi ông có cách nhìn rất khoáng đạt, không bị tuân thủ theo nguyên tắc nào.
  18. 2.2.2 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Dã thú Cánh rừng hoang dại mà các họa sĩ Dã thú mong muốn vượt qua là rào cản chuồng cũi, là nơi màu sắc và hình thể không bị giam hãm bởi những định kiến cố hữu, nơi cảm quan đầy tính năng sáng tạo chiến thắng thị giác dễ chiều theo thói quen và áp lực số đông. Maurice de Vlaminck đã tự bạch về bản chất trường phái Dã thú mà ông theo đuổi: “Nếu không có năng khiếu hội họa sáng tạo, cống hiến hẳn tôi đã trở nên thảm hại, cái mà tôi chỉ có thể nói lên trong một bối cảnh xã hội bằng việc tung ra một trái bom thì việc đó sẽ đưa tôi lên đoạn đầu đài, tôi thử nói lên trong nghệ thuật của mình bằng việc dùng những màu nguyên chất lấy ngay từ ống tuýp ra. Như vậy tôi đã có thể sử dụng những bản năng dữ dội của mình để tái tạo ra một thế giới cảm quan sống động và tự do”. Tuyên ngôn của các họa sĩ Dã thú được phát biểu sinh động qua tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái này là “Niềm vui cuộc sống” của Danh họa Henri Matisse. Những màu sắc xuất phát từ bản nguyên không bị pha trộn bởi tự nhiên hay thị kiến chiếm lĩnh vị trí tồn tại duy nhất trên bức tranh. Bởi thế mà trường phái Dã thú còn được coi là bữa tiệc một món duy nhất mang tên “Mầu sắc”. Tuy chỉ tồn tại một thời gian ngắn ngủi (1911-1933) nhưng các họa sĩ Dã thú đã khai mở, tạo tiền đề cho các cuộc cách tân hình thành những trường phái hội họa mới như Đa đa, Siêu thực... 2.2.3 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Siêu thực. Các họa sĩ Chủ nghĩa Siêu thực say mê cái kỳ quặc, phi lý, muốn nổi loạn trong cách diễn đạt màu sắc và tiến hành thực hiện hóa tư duy và ý tưởng. Không coi trọng vật chất thực tại, trong sáng tác chỉ biết cái thuộc về tâm tưởng. Có lẽ sự tàn khốc của chiến tranh đã làm cho các nghệ sĩ mất lòng tin nên họ có xu hướng lẩn trốn thực tại. Đi sâu miêu tả trạng tái cảm xúc không thực tại ,chuyển tải cái mơ, cái siêu hình trong tâm tưởng vốn đầy hoài bão của các họa sĩ qua các bức tranh. 2.2.4 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Trừu tượng. Xu hướng Trừu tượng lúc sơ khai nhận không ít những lời chỉ chích, thậm chí còn bị vùi dập. Họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệ
  19. thuật Nga Wassily Kandinsky (1866-1944) đặt câu hỏi: “Cái gì tạo nên hội họa? Tất nhiên là hình tượng nghệ thuật. Nhưng bản thân hình tượng chưa phải là nghệ thuật. Nên lấy đi hình tượng đi, chỉ cần để lại màu sắc và hình khối”. Từ những quan niệm trên, nghệ thuật Trừu tượng hiện đại đã làm nảy nở rất nhiều phong trào và chủ nghĩa Trừu tượng như “Trừu tượng hình học”, “Trừu tượng Biểu hiện”, “Trừu tượng sáng tạo”, “Trừu tượng phi hình”...Tuy các khuynh hướng nghệ thuật trừu tượng mang những tên gọi khác nhau, ở những nơi khác nhau nhưng chúng vẫn có những hình thức thể hiện gần giống nhau và luôn mang tới cho người xem một điều gì bí hiểm, khó hiểu hay một triết lý nào đó. Mỗi họa sỹ trừu tượng vẽ theo ý riêng còn cảm nhận là tuỳ vào người xem. Họ vừa giải phóng tạo hình, vừa trả lại cho công chúng quyền đánh giá tác phẩm hội họa theo trình độ kiến thức và năng lực cảm thụ cá nhân.
  20. PHẦN KẾT LUẬN Sự ra đời và phát triển của các trường phái hội họa là một quy luật tất yếu của cuộc sống, trải qua nhiều thế kỉ đã ra đời và tồn tại nhiều quan niệm sáng tác và quan điểm thẩm mĩ trái ngược nhau. Để thể hiện những quan niệm đó chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi trong ngôn ngữ hội họa. Mỗi trường phái hội họa đều có quan điểm riêng về cái đẹp, quyết định riêng việc lựa chọn đề tài, phương cách vận dụng ngôn ngữ tạo hình và xử lý kỹ thuật chất liệu riêng để đạt hiệu quả mong muốn. Hội họa là một bộ môn nghệ thuật phục vụ cuộc sống, phản ánh cuộc sống có trách nhiệm làm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người vì vậy việc các họa sĩ dày công tìm tòi, khám phá thêm những chất liệu, màu sắc mới, sáng tác nên những tác phẩm đẹp cũng chỉ một mục đích duy nhất là làm đẹp cho cuộc đời, làm thăng hoa cho cuộc sống. Màu sắc còn là tâm hồn của mỗi dân tộc thuộc về mặt tâm lý và phong tục, là tiếng nói quan trọng của bức tranh, tiếng nói tình cảm của người họa sĩ. Màu sắc không thể tách rời khỏi môi trường nuôi sống con người, nó tạo nên nét đặc sắc cho từng dân tộc. Bản thân của màu sắc không có cá tính nhưng việc sử dụng, kết hợp màu sắc lại phần nào nói lên được suy nghĩ, cá tính, sức khỏe, tâm trạng… của người thể hiện. Nó phụ thuộc vào thị hiếu của từng người sử dụng cũng như sự biểu cảm của người nghệ sĩ.
nguon tai.lieu . vn