Xem mẫu

TIỂU LUẬN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG THÀNH PHỐ LÝ TƯỞNG Nguyễn Thanh Ngân - 0956170044 LỜI MỞ ĐẦU Bất cứ ai trong chúng ta đều có mơ ước và mong muốn về một thế giới, một không gian hay thiên đường của riêng mình. Có thể không gian ấy rất đời thường, bình dị và mộc mạc nhưng cũng có những ước muốn được sống trong một môi trường độc đáo và khác lạ, cứ ngỡ như ta không hề sống trên Trái Đất mà ở một hành tinh nào đó. Nhưng dù thế nào đi nữa, tất cả những mong muốn ấy đều phục vụ cho nhu cầu và chỉ để thỏa mãn nhu cầu đó của con người. Bài tiểu luận được thực hiện với ý tưởng về việc quy hoạch một thành phố mà bạn mong muốn, dựa trên chất lượng sống mà tưởng tượng ra một thành phố của riêng bạn. Trong đó sẽ trình bày những quan niệm, ý tưởng về quy hoạch, quy mô dân số, diện tích, giao thông, môi trường, nhà nước, nhà ở, văn hóa, xã hội…. Tuy vậy bài tiểu luận không được trình bày như một dự án phát triển cụ thể mà được viết theo các quan điểm về một thành phố lý tưởng, dựa trên những kiến thức được trau dồi qua bốn năm học và trên cơ sở tham khảo một số tài liệu khác. Bên cạnh những quan điểm nghe có vẻ khá táo bạo và mới lạ nhưng thật ra rất gần gũi ở ngay trước mắt, bài tiểu luận vẫn còn nhiều sai sót trong suy nghĩ cũng như nhận thức, tuy những mong muốn này có thể không hoàn toàn khả thi trong thực tế nhưng hy vọng ý tưởng đó sẽ là động lực hướng tới và phấn đấu sau này của một nhà quản lý đô thị học tương lai. 2 Nguyễn Thanh Ngân - 0956170044 Phần I: CÁC QUAN ĐIỂM CHUNG Một thành phố hay bất kỳ một đô thị nào luôn nằm trong quy luật phát triển của xã hội, trong đó bao gồm rất nhiều lĩnh vực quản lý như cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, kinh tế, quy hoạch, văn hóa, môi trường, y tế, giáo dục,… Thành phố lý tưởng của cá nhân tôi tuy không nằm ngoài quy luật đó, nhưng với một số quan điểm riêng của cá nhân hy vọng sẽ giúp tạo nên sự khác biệt. Dưới đây là một vài ý tưởng sơ lược chung nhất, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về thành phố, chi tiết cụ thể sẽ được trình bày trong các phần sau. Thành phố lý tưởng này mang một mô hình thành phố nghỉ dưỡng, du lịch và phát triển văn hóa; được xây dựng và phát triển trên cơ sở cải tạo vùng đất hoang, hoặc có thể nâng cấp vùng nông thôn trở thành một thành phố nhỏ, nằm trong vùng duyên hải ven biển, khu đất giáp giữa biển và đồi núi, có địa hình thoải thấp dần đều ra phía biển. Với diện tích không quá lớn, khoảng 300.000ha vừa đủ cho 200.000 người dân sinh sống cộng thêm lượng khách vãng lai, thành phố này được xây dựng không nhằm mục đích trở thành một đại đô thị hay một trung tâm kinh tế dịch vụ, nó hoàn toàn có thể tách rời biệt lập hoặc là một vệ tinh cho một vùng đô thị. Chức năng quan trọng nhất của thành phố là cư ngụ và giải trí, với rất nhiều lễ hội, ngày hội thi đấu, các chương trình biểu diễn được tổ chức thường xuyên nhằm gia tăng mức sống tinh thần của người dân và đặc biệt tăng cường các giá trị nhân văn. Nơi đây rất phù hợp cho nhóm đối tượng những ai có nhu cầu muốn sống trong một môi trường thoải mái, tận hưởng cuộc sống, không bị chi phối về áp lực cuộc sống, về tiền bạc, kinh tế, tiện nghi hay những công nghệ tiên tiến nhất. Mục đích cuối cùng mà thành phố này hướng tới là trở thành một thành phố văn minh, tiến bộ về văn hóa và đạo đức xã hội, nơi mà vẻ đẹp của nó không thể hiện ở độ cao của những tòa nhà hay mức chỉ số GDP đầu người, mà nó nằm ở cách sống, cách hưởng thụ, trình độ hiểu biết và mức độ hạnh phúc của người dân tại đây. 3 Nguyễn Thanh Ngân - 0956170044 1. ĐỊNH NGHĨA CHUNG Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại ngày nay không dừng lại ở việc được “ăn no mặc ấm” mà thay vào đó là phải “ăn sung mặc sướng”, thêm vào đó nhu cầu của mỗi người còn dễ bị tác động theo môi trường sống xung quanh, làm nảy sinh và ra đời của rất nhiều yếu tố khác. Theo Tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Maslow (1), nhu cầu của con người được chia thành 5 tầng như sau: - Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. - Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. - Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. - Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng. - Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. (Theo Wikipedia) Có thể thấy, nhu cầu cơ bản của con người ta thường được biết chỉ mới dừng ở lớp tầng đầu tiên, bốn tầng tiếp theo cần phải được đáp ứng bởi tác động xung quanh từ xã hội. Những nhu cầu cơ bản đó hầu như được đáp ứng đầy đủ, và chúng chỉ khác nhau ở mức độ đáp ứng mà thôi, ta có thể cho qua. Thế nhưng nếu tiếp tục đến tầng thứ hai - nhu cầu an toàn, ta có thể thấy rõ ở lớp nhu cầu này còn rất nhiều người dân trên thế giới chưa được đáp ứng, đặc biệt về tình trạng thất nghiệp hiện nay. Lọt qua (1) A.H. Maslov, Maslov’s hierarchy of needs. http://en.wikipedia.org/wiki/Maslow`s_hierarchy_of_needs 4 Nguyễn Thanh Ngân - 0956170044 được tầng thứ hai này là một số quốc gia có nền kinh tế ổn định, người dân được bảo đảm phúc lợi an sinh đầy đủ, và rất có thể được đáp ứng nhu cầu tầng thứ ba, thứ tư, thứ năm một cách đầy đủ nhất. Những quốc gia này có bề dày lịch sử, nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định, quy hoạch và cơ sở hạ tầng tiên tiến, người dân có hiểu biết và ý thức, môi trường được sử dụng hợp lý và bảo vệ tối đa; thế nhưng về số lượng như vậy vẫn chưa đủ. Chắc rằng trên thế giới này vẫn còn rất rất nhiều người cần được thỏa mãn nhu cầu nhưng lại không được đáp ứng. Ngoài sự phân chia 5 tầng như trên, hiện nay có nhiều người đã phát triển thêm tháp này với các nhu cầu về thẩm mỹ, nhận thức và lòng tự tôn, điều này chứng tỏ một thực tiễn rằng, nhu cầu của con người là không có giới hạn, luôn nảy sinh và luôn cần được thỏa mãn nhiều hơn thế. Vì vậy ta cần một xã hội, một không gian, một thành phố có thể đáp ứng những nhu cầu đó của con người một cách đầyđủ và trọn vẹn nhất. Theo bảng xếp hạng mười thành phố đáng sống vào cuối tháng 8 năm 2012 của tổ chức Economist Intelligence Unit báo cáo, những cái tên như Melbourne – Australia, Vienna – Áo, Vancouver – Canada, Toronto -Canada,…(2) đã trở nên quen thuộc và được biết đến như những thành phố lý tưởng và đáng sống nhất trên thế giới. (2) A.B., 2012, Liveablility ranking: Australian gold, The Economist. http://www.economist.com/blogs/gulliver/2011/08/liveability-ranking 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn