Xem mẫu

  1. z Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi  TIểu luận CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC HẢI PHÒNG Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 1 Lê Văn Tú – QTKD53B
  2. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC HẢI PHÒNG --------*-------- PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái quát về công ty Trung Tín a. Tên đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng - Địa chỉ: 54 Đinh Tiên Hoàng - Phường Hoàng Văn Thụ Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng. - Số điện thoại: 0313.745377 - Fax: 0313.823748. - Email: cnhp@hn.vnn.vn - Website: www.capnuochaiphong.com b. Tên giao dịch: Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Hải Phòng CẤP NƯỚC HẢI PHÒNG c. Đơn vị trực thuộc công ty 1. Xí nghiệp sản xuất nước An Dương. Địa chỉ: 249 Tôn Đức Thắng – phường Lam Sơn – quận Lê Chân – Hải Phòng ĐT: 031.3835481 2. Xí nghiệp sản xuất nước Cầu Nguyệt. Địa chỉ: thôn Nguyệt Áng - xã Thái Sơn - huyện An Lão - Hải Phòng ĐTi: 031.3876371 3. Xí nghiệp sản xuất nước Vật Cách. Địa chỉ: thôn Do Nha - xã Tân Tiến - huyện An Dương - Hải Phòng ĐT: 031.3871589 4. Xí nghiệp sản xuất nước Đồ Sơn. Địa chỉ: xóm Chẽ - phường Vạn Sơn - thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng Điện thoại: 031.3861090 5. Nhà máy nước Minh Đức. Địa chỉ: Thị trấn Minh Đức - Huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng Điện thoại: 031.2835069, 031.2836066 Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 2 Lê Văn Tú – QTKD53B
  3. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi d. Ngày thành lập: ngày 21/12/2006 e. Vốn * Vốn pháp định: 976 000 000 000 đồng * Vốn cố định : 265 600 000 000 đồng * Vốn lưu động: 93.300 000 000 đồng 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty a) Lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ b) Chức năng, nhiệm vụ: *) Chức năng + Khai thác sản xuất kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt , sản xuất và các nhu cầu khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Lập quy hoạch, dự án đầu tư, thẩm tra, thẩm định Dự án cấp nước; khảo sát, thết kế, kiểm nghiệm chất lượng nước, quản lý và giám sát thi công các Dự án, các công trình cấp thoát nước, điện, động lực, xây dựng dân dụng và các dịch vụ chuyên ngành. + Đầu tư xây dựng và quản lý các công trình cấp nước nội, ngoại thành Thành phố. + Mua bán, gia công, chế tạo thiết bị, phụ tùng, các sản phẩm chuyên ngành cấp, thoát nước và kinh doanh các công trình hạ tầng khác. + Xây dựng, lắp đặt thiết bị, công nghệ, mạng lưới đường ống, các công trình cấp, thoát nước, xử lý chất thải và chất thải rắn, điện, động lực và xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi khi có đủ điều kiện. + Tư vấn đấu thầu xây lắp, cung ứng vật tư, thiết bị, công trình cấp thoát nước. + Sản xuất và kinh doanh nước đá, nước tinh lọc. + Kinh doanh những ngành nghề mà Pháp luật không cấm *) Nhiệm vụ + Thực hiện nhiệm vụ quản lý và cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất, khu công nghiệp tập trung và các nhu cầu khác trên địa bàn Thành Phố Hải Phòng; xây dựng dân dụng các dự án cấp nước cho các khu đô thị, các vùng lân cận và khu công nghiệp trên đìa bàn Thành Phố. Làm chủ đầu tư các dự án cấp nước bằng vốn ngân sách, vốn vay, vốn của doanh nghiệp hoặc các nguồn vốn khác. + Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả cao. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 3 Lê Văn Tú – QTKD53B
  4. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi + Chủ động nghiên cứu phương án mở rộng mạng lưới cấp nước, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với quy định của pháp luật. + Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các ngành nghề đăng ký kinh doanh. + Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. + Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký. Thực hiện khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. + Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cái thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động. + Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. + Phối hợp với tổ chức quần chúng: Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong Công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của CBCNV. + Xây dựng và huấn luyện lực lượng bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng chống cháy nổ, phối hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bỏa an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công ty. Làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân. 3. Một số đặc điểm chính của công ty *) Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Năm 1934, trạm bơm tăng áp Đinh Tiên Hoàng được xây dựng gồm: 01 đài nước cao 25m, dung tích 500 m3; 06 đài nước cao 8m, tổng dung tích 1.800 m3; 01 trạm bơm tăng áp. Năm 1959-1961, nhà máy nước An Dương được xây dựng giai đoạn I với công suất 20.000 m3/ngày. Năm 1965, NMN An Dương được quyết định đầu tư nâng công suất lên 60.000 m3/ngày đến 1971 thì hoàn thành. Năm 1976- 1977, NMN Cầu Nguyệt được xây dựng giai đoạn I với công suất 20.000 m3/ngày. Năm 1979-1980, NMN Cầu nguyệt triển khai giai đoạn II nâng công suất lên 60.000 m3/ngày. Năm 1986, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 845/QĐ-UB ngày 28/10/1986 "về việc đổi tên và quy định quyền hạn Công ty Cấp nước Hải Phòng". Năm 1987, NMN Vật Cách được khánh thành với công suất 11.000 m3/ngày và cùng thời điểm này NMN Đồ sơn được cải tạo nâng công suất lên 5.000 m3/ngày. Năm 1993, UBND Thành phố Hải Phòng ra Quyết Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 4 Lê Văn Tú – QTKD53B
  5. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi định số 71/QĐ - TCCQ ngày 14/01/1993 "về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước và quy chế hoạt động doanh nghiệp của Công ty Cấp Nước Hải Phòng". Từ 1/1/2007 UBND ra Quyết định số 1787/QĐ- UBND ngày 10/8/2006 và Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 phê duyệt và điều chỉnh phê duyệt chuyển Công ty Cấp nước Hải Phòng thành Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm công ích. *) Một số thành tích nổi bật của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng - Huân chương Lao động hạng Nhì, năm 1995. - Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 2001. - Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, các năm 2000, 2002, 2004, 2005, 2006. - Cờ thi đua xuất sắc liên tục của Thành phố, các năm từ 1994 đến 2006. - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố, các năm 2002, 2005, 2006. - Cờ thi đua xuất sắc, bằng khen của Bộ Xây dựng, Công đoàn Ngành Xây dựng Việt Nam, các năm từ 1995 đến 1997; 2000 đến 2006. - Giải thưởng khuyến khích và Giải bạc Chất lượng Việt Nam, năm 1999 – 2000. - Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố, các năm từ 1993 đến 2006. - Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, năm 2003. - Huân chương Độc lập hạng 3, năm 2005. - Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững vùng Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ, năm 2007. - Giải thưởng và cúp “Dòng xanh nước Việt” của Hội Cấp thoát nước VN, năm 2007. *) Đặc điểm về cán bộ công nhân viên trong công ty: Đảng bộ Công ty TNHH MTV cấp nước Hải Phòng có tổng số 18 chi bộ, với 179 đảng viên (số liệu năm 2007) trong đó Đảng viên nữ là 59 đồng chí, chiếm 33%; Đảng viên nam l20 đồng chí, chiếm 67%. Đảng viên có trình độ Thạc sĩ, Đại học: 111 đồng chí; Công nhân viên gián tiếp và trực tiếp sản xuất là 68 đồng chí. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 5 đồng chí; Trung cấp12 đồng chí; Sơ cấp:84 đồng chí; Cơ sở 68 đồng chí. Ban chấp hành Đảng bộ Công ty gồm có 15 đồng chí Đảng bộ Công ty cùng Ban Giám đốc lãnh đạo cán bộ công nhân viên làm tốt nhiệm vụ chính trị cung cấp nước sạch và được tôn vinh là “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam” và Tổng Giám Đốc được công nhận là “Lãnh đạo xuất sắc năm 2009”. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 5 Lê Văn Tú – QTKD53B
  6. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi *) Thiết bị kỹ thuật Khoa học – công nghệ bùng nổ là cơ hội rất lớn để công ty tận dụng lợi thế một cách hiệu quả. Các loại máy móc thô sơ lạc hậu đều đã được đổi mới, thay thế bảo đảm khả năng cung cấp nước sạch một cách nhanh chóng và chất lượng cao. Đảm bảo uy tín cho công ty cả trong và ngoài tỉnh. Luôn có đầy đủ thiết bị lắp đặt, công nghệ, mạng lưới đường ống, các công trình cấp, thoát nước, xử lý chất thải và chất thải rắn, điện, động lực và xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi để đáp ứng nhu cầu của khách hang. *) Đặc điểm về khách hàng Giá bán 01m3 nước sạch do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng sản xuất và quản lý (chưa tính thuế VAT và phí thoát nước) như sau: - Nước sinh hoạt cho các hộ gia đình là 4.540 đồng/m3. - Nước cho cơ quan hành chính sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh… và các mục đích khác là 8.150 đồng/m3. Khách hàng có những đánh gia cao sau khi được công ty phục vụ, cả về phương thức làm việc của nhân viên cũng như chất lượng sau khi sử dụng. Mức lượng nước sạch với công suất 5000 m3/ngày được cung cấp cho dân số nội thành này là 25.000 người. *) Thị trường của công ty + Thị trường trong nước Đây là thị trường chủ yếu chiếm hơn 93% tổng donh thu của công ty trong năm. Hiện nay thị trường này đang có nhiều yếu tố tác động đến kế hoạch phát triển của công ty, trước tiên là sự cạnh tranh thị trường của các công ty khác, tiếp đến là nhu cầu sử dụng của người tiêu dung về chất liệu cũng như nhãn mác. Do vậy để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước công ty cần có những biện pháp về Maketting, phải luôn làm mới sản phẩm, luôn luôn quảng bá sản phẩm tren các phương tiện đại chúng. Giữ uy tín là hàng đầu, nâng cao chất lượng nước sạch, tiết kiệm chi phí… + Thị trường ngoài nước Tạo dựng thế đứng trên thị trường thế giới, phải để thị trường này được mở rông hơn nũa không phải ở mức 6% nữa. Hoàn thiện quan hệ lĩnh vực nước sạch đến những thị trường lớn như: ASEAN, WTO, Trung Quốc, …Để nước sạch Việt Nam có thể đến được tay người tiêu dùng ở khắp mọi nơi. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 6 Lê Văn Tú – QTKD53B
  7. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng có cơ cấu sơ đầu bộ máy như hình 1: Hinh 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng 5. Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu. a. Doanh thu, chi phí kinh doanh, thực lãi, lương bình quân 1người/ tháng: Mục tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010(DK) Doanh thu (tỷ đồng) 154.4 167 216,305 264 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 9,2 31,2 12,3 10 Nước tiêu thụ (triệu m3) 40 54,4 47,310 45,8 Đạt kế hoạch (%) 102 110 109 115 Khách hàng (người) 178.198 19.663 30.774 18.000 Chi phí kinh doanh (tỷ đồng) 36,2029 28,4529 35,1629 35 Thực lãi (tỷ đồng) 108,9971 107,3471 168,8421 219 LươngBQ 1người/tháng (đồng) 2000 000 2400 000 3200 000 3400 000 Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 7 Lê Văn Tú – QTKD53B
  8. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi b. Các mặt hàng bán ra và doanh số: 1. Nước sạch. Nước sạch của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng được sản xuất và quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam cấp chứng nhận hợp chuẩn TCVN 5502:2003 và tiêu chuẩn 1329 do Bộ Y tế quy định. Chất lượng dịch vụ cấp nước 24/24giờ, với áp lực cuối nguồn tại các khu vực đã cải tạo là 1bar (tương dương với 10m cột nước). Sản phẩm nước sạch của Công ty luôn đảm bảo đầy đủ theo các tiêu chuẩn quy định của Việt Nam, được sử dụng trong mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Thành phố, trong các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, cơ quan, trường học, bệnh viện.... 2. Nước ống tinh khiết thương hiệu Goodhealth. + Nước uống tinh khiết Goodhealth: Được sản xuất hợp chuẩn theo tiêu chuẩn TCVN 6096:2004 trên dây chuyền hiện đại. Với hệ thống lọc đa năng (multi filter) loại bỏ hoàn toàn Fe, Mn… + Nước uống tinh khiết Goodhealth: Được khử trùng bằng tia cực tím, Ozon và được kiểm nghiệm chất lượng chặt chẽ qua phòng KTCL bằng các thiết bị kiểm tra tân tiến nhất trước khi đóng chai, bình. + Nước uống tinh khiết Goodhealth: Được đóng chai 350ml, 500ml, 1.5 lít và trong bình 20 lít, và đã được Sở Y tế Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm số: 432/2007/YTHP. + Nước uống tinh khiết Goodhealth: Được cung cấp đến quí khách hàng qua các đại lý, các tổ quản lý nước phường với dịch vụ nhanh nhất, đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng. Hãy gọi đến số điện thoại 3715.667 hoặc 3715.666 để được dùng “Goodhealth”. d. Thuế + Các loại thuế bắt buộc: - Thuế giá trị gia tăng - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế môn bài - Thuế nhà đất + Và một số các loại thuế phát sinh khác trong quá trình hoạt động của công ty. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 8 Lê Văn Tú – QTKD53B
  9. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi PHẦN II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 1. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp để xác định cơ hội và nguy cơ đe doạ a. Môi trường kinh tế * Tỷ lệ lãi suất Hiện nay tỷ lệ lãi suất ngày càng hạ thấp, các doanh nghiệp cần phải tận dụng cơ hội này. Khách hàng thường xuyên phải vay nợ để thanh toán cho việc tiêu dùng sản phẩm vì vậy tỷ lệ lãi suất thấp làm tăng khả năng sử dụng nước sạch của người tiêu dùng, khả năng thanh toán các khoản nợ cũng dễ dàng hơn. Tỷ lệ lãi suất thấp làm cho các dự án có tính khả thi hơn vì tỷ lệ lãi suất thấp làm giảm chi phí về vốn, tăng cầu đầu tư. Công ty đang tận dụng cơ hội này để có vốn đầu tư cho các dự án mới, cải thiện máy móc thiết bị cho các đơn vị, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, mở rộng địa bàn hoạt động cho công ty. * Tỷ giá hối đoái Giá trị đồng USD, EURO, nhân dân tệ trong năm vừa qua tăng cao, đây là cơ hội cho hoạt động mở rộng thị trường trong nước; do sức ép của các nhà đầu tư giảm, chi phí sản xuất trong nước thấp cũng như cơ hội tiếp nhận vốn đầu tư tăng lên. Tăng khả năng đẩy mạnh khả năng xuất khẩu ra nước ngoài Tuy nhiên tỷ giá hối đoái cao cũng gây ra bất lợi cho công ty nhập khẩu nguyên vật liệu, các thiết bị máy móc tiến tiến nhập từ nước ngoài vì nó sẽ đẩy chi phí lên, nâng giá thành sản phẩm, do đó khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. * Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong 10 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đạt từ 6 - 7,5%, năm 2003 là 7,24%. Nếu thực hiện mức tăng cao GDP trong những năm tới cũng sẽ đạt mức 7- 8%. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp vì GDP tăng sẽ dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng, khả năng tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày tăng... kích thích quá trình sản xuất và tiêu dùng nước sạch và các hoạt động sản xuất khác trên địa bàn. Trên phạm vi thế giới, nói chung các nước đều tăng trưởng tốt. Các nước Châu Á đã hòan toàn hồi phục sau khủng hoảng tài chính, đang vươn lên phát triển mạnh. Nền kinh tế thế giới, theo dự đoán vẫn sẽ tăng trưởng trong những năm tới. Một số yếu tố khách quan khác như mối quan hệ giữa các nước trong khu vực cũng có phần tác động đến quá trính tăng cầu. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 9 Lê Văn Tú – QTKD53B
  10. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi b. Yếu tố về khoa học kỹ thuật Khoa kỹ thuật đang bùng nổ mạnh mẽ giúp công ty phát triển kinh tế tốt hơn nhiều. _ Sự phát triển của máy tính, điện tử giúp cho công ty có thể quản lý các công trình cấp nước trong và ngoài thành phố Hải Phòng. Và thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh _ Máy móc hiện đại: Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện sản xuất và ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại thay thế sản xuất thủ công, máy móc thô sơ lạc hậu... Thời gian qua, Công ty đã đưa vào sản xuất các dây chuyền máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển (Đức, Pháp, Hàn Quốc) có ưu thế sản xuất lớn, chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu về môi trường sinh thái. c. Yếu tố xã hội Xã hội ngày nay đang có rất nhiều biến động, thay đổi liên tục không ngừng đặc biệt là phải nói đến vấn đề về dân số (với 85 triệu người). Do vậy mà nhu câu sử dụng nước sạch càng nhiều, và đòi hỏi chất lượng tôt không ô nhiễm. Đây là một điểm giúp công ty phát triển. d. Yếu tố tự nhiên Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, do đó mà nhu cầu cần dùng nước sạch và các vấn đề liên quan đến việc vận chuyển cất giữ nước sạch lại là một mối quan tâm lớn cho sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt là những nơi có mức ô nhiễm cao như TP Hà Nội, TP Hải Phòng, TP HCM, Đã Nẵng…. Nguồn tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì nước cũng được coi là một tài nguyên vô hạn như lại hữu hạn cho sinh hoạt hàng ngày. Do vậy vấn đề về lưu trữ nước sạch lại được quan tâm rất nhiều trong đó có công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng, vì làm thế nào có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hải Phòng lại là một tỉnh có vị trí địa lý rất thuận tiện để công ty phát triển hơn nữa. Là một tỉnh có vị trí rất gần biển nên các nguồn nước cũng rất dồi dào nhưng lại có hàm lượng mặn cao, do vậy mà công ty rất cần chú ý đến khâu chất lượng của nước sạch không bị nhiễm mặn. e. Yếu tố chính trị xã hội Tình hình chính trị trong những năm vừa qua tương đối ổn định. Việt Nam được đánh giá là nước thứ 2 trong khu vực Châu Á có nền chính trị ổn định khi xảy ra hàng loạt các cuộc khủng bố trên thế giới. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 10 Lê Văn Tú – QTKD53B
  11. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi Các chính sách pháp luật đang dần hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều kẽ hở ảnh hưởng đến sự bình đẳng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các loại thuế, giấy tờ kinh doanh còn nhiều bất cập, nhiều thủ tục dườm dà, và mất nhiều thời gian. Điều này tác động không ít đến quá trình phát triển của công ty. 2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp để làm rõ thế mạnh, điểm yếu trong kinh doanh a. Các doanh nghiệp trong ngành * Trong tỉnh: Các đối thủ cạnh tranh đối với công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng chủ yếu là các công ty doanh nghiệp về điện nước khác trong tỉnh, nhưng Hải Phòng thì các nguồn cung cấp điện còn khá ít nên vai trò của công ty đối với người tiêu dùng là rất quan trọng. Mức độ ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh là không đáng kể. * Ngoài tỉnh: Sức ép của thị trường này là rất cao. Khả năng sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngoài là rất nhỏ, thương hiệu của công ty còn hạn hẹp. Vì nhiều lý do khác nhau mà sản phẩm của công ty chưa đến tay người tiêu dùng ngoài tỉnh, nhưng lý do mà công ty phải quan tâm đến đó là chất lượng và giao thông vận tải. Chất lượng của nước sạch có tốt thì họ mới tin dùng. Nếu có chất lượng tốt mà không có khâu vận chuyển thì sản phẩm cũng không thể nào giúp người tiêu dùng ngoài tỉnh sủ dụng. b. Sản phẩm thay thế Về vấn đề nước sạch hiện nay được rất nhiều quân tâm của dư luận vì tình hình ô nhiễm môi trường và nhiễm khuẩn nguồn nước là rất căng. Cũng do vậy mà các loại sản phẩm thay thế chủ yếu là không ảnh hưởng nhiều đến công ty. Xong cũng phải chú ý đến chất lượng của nước sạch không thì rất dễ để các thương hiệu khác như: lavie, vina, nước khoáng vĩnh hảo, vihawa… và một số nước uống đồ ngọt khác, chiếm mất thì trường. Sức cạnh tranh của các thương hiệu trên cũng rất mạnh nên công ty cũng cần phải có những chiến lược maketting mạnh đến người sử dụng. c. Sức ép từ khách hàng Khách hàng là sự đe dọa trực tiếp trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, khi họ đẩy giá cả xuống hay khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn sẽ làm cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng, khả năng mẫu mã của sản phẩm rất dễ bị lỗi thời. Khách hàng còn là nhân tố kiểm tra, kiểm định cho chất lượng sản phẩm. Giúp công ty có thể biết điểm yếu của mình để cải tiến, phát triển hơn. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 11 Lê Văn Tú – QTKD53B
  12. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, GDP hàng năm tăng ở mức 7%, sức mua của người tiêu dùng có tăng nhưng với mức biến động không lớn, trong khi sản phẩm thay thế và hàng nhập ngoại là tương đối phong phú. Vì vậy Tổng Công ty phải hoạch định một chiến lược giá cả với chi phí thấp, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sự khác biêt nhằm lôi cuốn người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của mình. d. Sức ép từ phía nhà cung cấp Nguồn đầu vào của công ty bao gồm tài chính, vật tư, thiết bị máy móc, nguồn nước, lao động…. Nguồn vốn có thể coi là nhân tố quyết định cho chiến lược kinh doanh của Công ty, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn từ vốn tín dụng ngân hàng, và các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty là công ty tư nhân nên vấn đề về vay vốn từ nhà nước hay nguồn nước ngoài đều rất khó, do vậy mà công càng phải khảng định thế lực của mình hơn nữa. Tích cực gây sự thu hút từ các nhà đầu tư nước ngoài, phải luôn luôn có những dự án hiệu quả đề tạo cơ sở vay vốn. Các nguồn vật tư xây dựng, các thiết bị máy móc của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, chi phí giao dịch thuế và đặc biệt là số lượng nhà cung cấp. Do vậy mà gây ra nhiều bất lợi cho việc xây dựng các hệ thống cung cấp nước, các hệ thống xử lý nước sạch. Tình hình nước như hiện nay cũng rất cần quan tâm của công ty đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng. Đòi hỏi phải phân nguồn nước, tốn nhiều kinh phí cho việc sử lý chất lượng nước. Bên cạnh đó tuy nhân công nước ta hiện nay rất dồi dào nhưng trình độ tay nghề còn chưa cao, khả năng thích ứng môi trường làm việc chậm nên cũng tạo ra không ít sức ép đối với công ty. e. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn Vì là ngành ít chịu ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế khác nên cũng ít chịu sự ảnh hưởng của các đối thủ tiềm tàng. 3. Định hướng kinh doanh và mục tiêu của công ty a. Định hướng kinh doanh của công ty Để đáp ứng mục tiêu phát triển của Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị, Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng đang thực hiện công tác đầu tư theo quy hoạch phát triển Ngành Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 12 Lê Văn Tú – QTKD53B
  13. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi giai đoạn 2005 - 2010, tổng công suất đạt 240.000 - 280.000 m3/ngày, có tính đến tầm nhìn tới năm 2020 đạt công suất khoảng 420.000 m3/ngày. Đứng trước đòi hỏi về nhu cầu nước sạch ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, góp phần vào công cuộc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở văn minh của một Thành phố Công nghiệp phát triển và đô thị loại I cấp Quốc gia. Công ty đã chủ động triển khai xây dựng các công trình cấp nước cho các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến năm 2010 cụ thể như sau: + Triển khai Dự án nâng công suất NMN An Dương lên 140.000m3/ngày. + Triển khai Dự án nâng công suất NMN Vật Cách lên 20.000m3/ngày. + Triển khai Dự án bảo vệ nguồn nước thô Quán Vĩnh. + Hoàn thành Dự án cấp nước Kiến An, công suất 40.000 m3/ngày, vốn vay Ngân hàng Thế giới. + Triển khai Dự án cấp nước Đồ Sơn, công suất 20.000 m3/ngày, vốn vay ODA. + Triển khai dự án cấp nước các khu công nghiệp, các khu vực nội, ngoại thành Hải Phòng. + Xây dựng 30km ống D250 - D500. + Xây dựng tuyến ống D1000 Quán Vĩnh – An Dương và bể chứa 5000 m3 tại NMN An Dương. b. Một số mục tiêu cụ thể + Đảm bảo sản xuất, vận hành tối ưu máy móc thiết bị giảm chi phí sản xuất đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu về sản lượng và chất lượng. + Chất lượng nước đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 5502:2003 và phấn đấu ngang bằng với chất lượng nước cung ứng của các nước trong khu vực, áp lực nước cuối mạng lưới cấp nước chính tại các khu vực đã cải tạo = 1 bar (tương đương 10 mét cột nước). + Giảm tỷ lệ thất thoát xuống dưới 25%, đối với các phường cải tạo là ≤ 15%. + Tốc độ tăng trưởng về doanh thu bình quân ≥ 8%/năm. + Tỷ suất lợi nhuận/vốn năm sau cao hơn năm trước. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước và của doanh nghiệp. + Thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả các dự án đã đề ra trong kế hoạch đáp ứng yêu cầu cấp nước. + Thực hiện tốt công tác quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực quản lý và điều hành hệ Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 13 Lê Văn Tú – QTKD53B
  14. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi thống từ sản xuất đến phân phối nước trên mạng lưới, trong quản lý nhân sự, tài chính và các ngành kỹ thuật khá. 4. Phân tích ma trận SWOT và hình thành các phương án chiến lược kinh doanh khác nhau Xây dựng ma trận SWOT, kết hợp các điểm mạnh, yếu, nguy cơ của doanh nghiệp để đưa ra các yếu tố lên sơ đồ, phân tích và hình thành các phương án chiến lược khác nhau của doanh nghiệp Ma trận SWOT của công Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) ty - Nguồn lao động dồi dào - C«ng nghÖ thiÕt bÞ ®a phÇn - Hệ thống kênh phân phối ë møc trung b×nh khu vùc rộng khắp - Gi¸ c¶ cao, kh¶ n¨ng c¹nh - Khả năng vay vốn cao tranh cña SP thÊp. - Chất lượng sản phẩm ổn - Ch­a cã nhiÒu s¶n phÈm định được quản lý theo míi IS9001-2000 - Tay nghÒ, tr×nh ®é ng­êi lao ®éng cßn thÊp so víi khu vùc - C«ng t¸c Marketing ch­a m¹nh - §Çu t­ cßn ch­a tËp trung tèt Các cơ hội (O) S/O W/O - Nhu cầu sử dụng nước - TËn dông tèi ®a c¸c thµnh - Đầu tư hoàn thiện xây sạch ngày càng cao. tùu KHKT vµo s¶n xuÊt. dựng đường ống dẫn nước - Thị trường trong và ngoài - X©y dùng c¸c dù ¸n vÒ sạch trong và ngoài tỉnh. nước còn nhiều tiềm năng khu c«ng nghiÖp míi, vÒ - Lựa chọn những dự án đầu (do quá trình quốc tế hóa và m¸y mãc thiÕt bÞ .. thu hót tư có hiệu quả. quá trình hội nhập). vèn ®Çu t­. - Kinh tế xã hội phát triển, - §Èy m¹nh quá trình giành thu nhập tăng, nhu cầu đòi giËt thÞ tr­êng ngoài tỉnh. hỏi của người dân về chất - N©ng cao chÊt l­îng s¶n lượng tăng phÈm, c¶i tiÕn c¸c chøc - Lãi suất, tỷ giá hối đoái, n¨ng ®Ó c¹nh tranh trong lạm phát ổn định. n­íc. - KHKT ngày một hiện đại Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 14 Lê Văn Tú – QTKD53B
  15. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi Các nguy cơ (T) S/T W/T - §èi thñ c¹nh tranh ngµy - N©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n - TiÕn hµnh thÈm ®Þnh c¸c mét lín m¹nh lý, tiÕt kiÖm chi phÝ gi¶m dù ¸n lo¹i bá nh÷ng dù ¸n - Yªu cÇu cña kh¸ch hµng gi¸ thµnh s¶n phÈm ®Ó c¹nh hiÖu qu¶ thÊp ngµy cµng cao tranh víi c¸c doanh nghiÖp - Nghiªn cøu, øng dông - C¹nh tranh sÏ trë nªn gay khác trong ngµnh. thµnh tùu KHKT, tránh tình g¾t h¬n ngay c¶ trªn thÞ - Nghiªn cøu trùc tiÕp khai trạng thiếu nguồn nước. tr­êng truyÒn thèng trong th¸c nguån tài nguyên nước. - ChiÕn l­îc h¹ gi¸ thµnh n­íc sau c¸c hiÖp ®Þnh - Thay ®æi c¬ cÊu s¶n phÈm s¶n phÈm ®èi víi c¸c mÆt th­¬ng m¹i vµ sau héi nhËp t×m ra nhiÒu s¶n phÈm míi. hµng tiªu dïng th«ng dông AFTA. - Thóc ®Èy ho¹t ®éng trong tỉnh. - Nguồn tài nguyên nước bị Marketing, nghiªn cøu thÞ tác động mạnh của các tr­êng. ngành công nghiệp khác gây ô nhiễm nguồn nước. 5. Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho tương lai a. Điều chỉnh giá nước máy từ 1- 7 Giá bán 01m3 nước sạch do Công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng sản xuất và quản lý (chưa tính thuế VAT và phí thoát nước) như sau: - Nước sinh hoạt cho các hộ gia đình là 4.540 đồng/m3. - Nước cho cơ quan hành chính sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh… và các mục đích khác là 8.150 đồng/m3. b. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong tiến trình hội nhập - Thứ nhất: Các chính sách dịch vụ khách hàng luôn được cụ thể hoá bằng văn bản và được mọi CBCNV thấu hiểu và hành động. Các chính sách đó luôn luôn hướng vào khách hàng như: đảm bảo cấp nước liên tục, áp lực hợp lý; cung cấp nước đạt yêu cầu chất lượng; không ngừng nâng cao chất lượng nước; giải quyết nhanh, thuận tiện các đơn bắt nước, cải tạo, sửa chữa, khiếu nại của khách hàng. - Thứ hai: Các chính sách dịch vụ khách hàng luôn được đưa ra các tiêu chí để đo lường cụ thể, tránh chung chung nhằm để đánh giá sự thoả mãn của khách hàng, qua đó đề ra các biện pháp cải tiến. Cụ thể như: đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 giờ, kể cả những khi sự cố điện lưới hay lụt bảo; đảm bảo áp lực nước cấp bình quân từ 1 đến 1,5 kg/cm2, tối thiểu không dưới 0,5kg/cm2; giải quyết bắt nước mới dưới 10 ngày kể từ ngày nhận đơn và giải quyết ngay các trường hợp khiếu nại, các sự cố liên quan đến chất lượng nước, nước yếu, mất nước tại nhà khách hàng... Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 15 Lê Văn Tú – QTKD53B
  16. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi - Thứ ba: Thiết lập và đào tạo bộ máy nhân viên trong tất cả các hoạt động liên quan đến các dịch vụ khách hàng, giúp họ nắm rõ và không ngừng hoàn thiện kỹ năng, để có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo hơn. - Thứ tư: Thường xuyên tiếp nhận, cung cấp và chia sẽ kịp thời các thông tin liên quan, chính sách của Công ty đến với khách hàng, tạo mối quan hệ gắng bó giữa khách hàng và Công ty, qua đó, cũng tiếp nhận các thông tin từ khách hàng, nhằm không ngừng hoàn thiện để nâng cao CLDV khách hàng; đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Ngoài công ty còn có những chiến lược kinh doanh vừa và nhỏ khác nhằm tăng khả năng cung cấp đầy đủ cho người tiêu dùng của toàn tỉnh và các tỉnh lân cận khác… PHẦN III: CÁC VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1. Các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp Mục tiêu ngắn hạn của công ty TNHH một thành viên cấp nước Hải Phòng như sau: Các chỉ tiêu Các năm 2007 2008 2009 2010 Doanh số (tỷ đồng/tháng) 12,87 13,92 18,22 22,5 Chi phí kinh doanh (tỷ đồng/tháng) 3,8 2,65 2,98 2, Lợi nhuận (tỷ đồng/tháng) 9,64 8,78 14,34 17,25 Thuế và nộp NS (tỷ đồng/tháng) 1,2 2,32 3,02 3 Tỷ lệ loại bỏ thiết bị cũ (%) 8 9,8 7,5 9 Tỷ lệ nhập thiết bị mới (%) 9,56 10,2 15,8 14,9 Tỷ lệ CBCNV qua đào tạo (%) 95,4 96,2 95 97,6 Lương bình quân (triệu đồng/tháng) 2 2,4 3,2 3,4 2. Phân bố các nguồn lực để thực hiện Tạo lập các dự án mới có ảnh hưởng lớn đến phát triển của công ty, thu hút các nguồn vốn ngoài. Phân bố các nguồn vốn đầu tư hợp lý với từng dự án, dự án lớn thì cần nhiều chi phí còn dự an nhỏ thì ít vốn. Huy động vay vốn bằng nguồn vốn trả chậm của các đơn vị kinh tế khác. Công ty cần tiến hành cổ phần hóa các đơn vị của mình đặc biệt là các đơn vị làm ăn chưa hiệu quả để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi cảu các cán bộ công nhân viên, tạo nguồn vốn lớn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động để nguồn vốn đưa vào hoạt động hiệu quả. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 16 Lê Văn Tú – QTKD53B
  17. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi Tự tạo cho mình những lợi thế tốt gây sự chú ý của các thị trường trong và ngoài tỉnh. Có những chiến lược hợp lý, hiệu quả cao trong khâu tung sản phẩm ra thị trường yêu cầu chất lượng nước sạch an toàn vệ sinh. Yêu cầu vật tư thiết bị phải luôn luôn được bảo trì tu sửa thuận tiện cho việc hoạt động của công ty, luôn đổi mới thiết bị cũ lát. Ứng dụng khoa học công nghệ cao vào việc xử lý nước sạch. Nâng cao tay nghề công nhân viên, mở các lớp đào tạo cho công nhân viên, chọn lọc các vị trí phù hợp với trình độ của lao động. Tuyển chọn những cán bộ có thành tích ổn định, trình độ cao cho ra nước ngoài hay đi học hỏi thêm ở các doanh nghiệp cùng ngành khác. 3. Hoạt động marketing của doanh nghiệp - Tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh cho Công ty thông qua việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh. Quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình trên phương tiện thong tin đại chúng. - Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng có trình đọ nhằm lôi cuốn khách hàng dùng các sản phẩm của mình. - Phát triển hệ thống cửa hàng, giới thiệu và bán sản phẩm một cách rộng rãi theo nhiều kênh khác nhau. Mở rộng hệ thống đại lý, cửa hàng tư nhỏ thông qua đó để cung cấp thông tin về sản phẩm đồng thời thu thập thông tin của khách hàng - Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải thành lập một đội ngũ nhân viên đi thu thập nghiên cứu thông tin từ khách hàng; thành lập các nhóm nghiên cứu về thị trường trong và ngoài ngành cũng như trong và ngoài tỉnh ngoài nước. 4. Các vấn đề về tài chính Tạo lập các dự án mới có ảnh hưởng lớn đến phát triển của công ty, thu hút các nguồn vốn ngoài. Huy động vay vốn bằng nguồn vốn trả chậm của các đơn vị kinh tế khác. Công ty cần tiến hành cổ phần hóa các đơn vị của mình đặc biệt là các đơn vị làm ăn chưa hiệu quả để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi cảu các cán bộ công nhân viên, tạo nguồn vốn lớn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động để nguồn vốn đưa vào hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải tự tạo cho mình những ưu thế để có thể tự tạo nguồn vốn cho mình, tránh tình trạng phải đi vay vốn ngoài. Tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí hàng năm. Tận dụng mọi lợi thế để công ty có thể phát triển trên mọi lĩnh vực hoàn thiện mình hơn nữa. Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 17 Lê Văn Tú – QTKD53B
  18. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi 5. Nghiên cứu và phát triển Thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường cho từng mảng thị trường. Bộ phận nghiên cứu thị trường phải thông thạo các nghiệp vụ để có điều kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm của thị trường. Bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, tài chính... và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng thời điểm. 6. Các đề xuất cụ thể của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước; các ngành và các địa phương có liên quan: Đề nghị ngành và Nhà nước có các biện pháp hạn chế đầu tư tràn lan, không có hiệu quả kinh tế. Để bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước, đề nghị Nhà nước cân có biện pháp kiên quyết hơn để ngăn chặn các mặt hàng nhập lậu tràn vào thị trường trong nước gây cạnh tranh bất bình đẳng về giá và mẫu mã. Để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường hiện nay đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ để ban hành chính sách về thuế, hải quan thương mại hoàn chỉnh và đồng bộ, sát với thực tế hơn. Ví là công ty tư nhân nên rất khó trong việc vay vồn nhà nước. Do vậy mà số vốn của tổng Công ty còn hạn chế, đề nghị Nhà nước xem xét cấp bổ sung vốn lưu động và có cơ chế ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng. Do việc nghiên cứu tìm kiếm các thị trường mới là rất khó khăn và tốn kém nên Công ty rất mong được sự hỗ trợ của Nhà nước để tránh các rủi ro của biến động thị trường và phụ thuộc vào một thị trường trọng điểm. Nhà nước có thể thành lập các hội doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các hội doanh nghiệp này sẽ nghiên cứu cụ thể về điều kiện của từng loại sản phẩm mà có nhu cầu tiêu ding. Đồng thời tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở các nước tạo điều kiện để các hợp đồng xuất nhập khẩu nước sạch ra nước ngoài được ký kết. Tóm lại, việc cung cấp nước sạch được an toàn và phát triển cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước từ việc tạo ra chính sách về đầu tư, về vốn đến những chính sách thị trường hợp tác quốc tế... Em xin chân thành cảm ơn! Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 18 Lê Văn Tú – QTKD53B
  19. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nôi MỤC LỤC PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái quát về công ty Trung Tín 1 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 2 3. Một số đặc điểm chính của công ty 3 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy 6 5. Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu. 6 PHẦN II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 1. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp để xác định cơ hội và nguy cơ đe doạ 8 2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp để làm rõ thế mạnh, điểm yếu trong kinh doanh 10 3. Định hướng kinh doanh và mục tiêu của công ty 11 4. Phân tích ma trận SWOT và hình thành các phương án chiến lược kinh doanh khác nhau 13 5. Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho tương lai 14 PHẦN III: CÁC VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1. Các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp 15 2. Phân bố các nguồn lực để thực hiện 15 3. Hoạt động marketing của doanh nghiệp 16 4. Các vấn đề về tài chính 16 5. Nghiên cứu và phát triển 17 6. Các đề xuất cụ thể của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước; các ngành và các địa phương có liên quan 17 Tiểu Luận Quản Trị Chiến Lược 19 Lê Văn Tú – QTKD53B
nguon tai.lieu . vn