Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN BÓNG RỔ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM ThS. Nguyễn Thị Thuận1, ThS. Nguyễn Văn Tiến2 1 Đại học Quảng Nam 2 Cao đẳng công nghiệp Huế TÓM TẮT Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp và toán học thống kê để đánh giá thực trạng hoạt động tập luyện bóng rổ tại trường Đại học Quảng Nam(ĐHQN), trên các mặt: Thực trạng phong trào tập luyện môn Bóng rổ của sinh viên ĐHQN, Thực trạng chương trình môn học giáo dục thể chất (GDTC), Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC, Thực trạng đội ngũ giáo viên làm công tác huấn luyện giảng dạy bóng rổ, Thực trạng nhận thức của sinh viên ĐHQN, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển phong trào tập luyện bóng rổ tại trường ĐHQN. Từ khóa: Thực trạng, bóng rổ, sinh viên, Đại học, Quảng Nam. ABSTRACT In this study, methods such as document reference, observation, social survey, interview, and mathematical statistics are used for evaluating the basket ball training movement of the University of QuangNam (UD). This study also bases on the real situations of basket ball training movement of UD students, facilities for physical education, basket ball training staff, awareness of students about physical activities, suggest some better solutions for developing basketball training movement of UD. Keywords: Real situation, basketball, students, physical education, university, Quang Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của chất lượng đào tạo nói chung. Chúng ta đều hiểu: Mỗi trường Đại học đều có những đặc thù nghành nghề và nhiệm vụ riêng. Công tác GDTC phải tuân theo đặc thù riêng đó để phục vụ tốt nhất về mặt cũng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển các tổ chất thể lực của SV để mai sau khi ra trường công tác họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân mình [1]. Hiện nay, phong trào tập luyện bóng rổ đang nở rộ tại khắp các tỉnh thành nước ta. Bộ môn này đã du nhập vào Việt Nam hơn nhiều thập kỷ nhưng rất ít được biết đến. Phải cho đến khi Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam – VBA được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2016 mới thu hút được sự chú ý của công chúng.Với chiếc cúp vô địch mùa đầu tiên thuộc về đội Đà Nẵng Dragon đã thực sự tạo động lực thúc đẩy việc tập luyện bóng rổ của học sinh, sinh viên trên địa bàn khu vực miền trung. Số câu lạc bộ và người tham gia tập luyện tăng lên rất nhiều so với các môn thể thao khác. Đây là môn thể thao có tính hấp dẫn cao đối với giới trẻ nên ở đâu trong thành phố ta cũng bắt gặp người chơi bóng rổ với sự đam mê. Hầu hết các trường học trong tỉnh, từ cấp 364
  2. phổ thông đến đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp công lập, tư thục và các trung tâm thể thao đều có sân tập bóng rổ. Nhiều câu lạc bộ bóng rổ hoạt động liên tục nhất là những ngày cuối tuần. Những câu lạc bộ này đã có những đóng góp lớn cho phong trào thể thao trường học cũng như của địa phương. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đánh giá: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN BÓNG RỔ TẠI ĐẠI HỌC QUẢNG NAM” 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra xã hội học, Phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng phong trào tập luyện môn Bóng rổ của sinh viên Đại học Quảng Nam hiện nay 3.1.1 Thực trạng chương trình giảng dạy môn bóng rổ tại ĐH Quảng Nam Bóng rổ là một trong những môn học trong chương trình GDTC của nhà trường do Khoa Các môn Chung xây dựng theo chương trình khung đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt. Do đặc điểm đối tượng giảng dạy là các sinh viên không chuyên ngành, do đó hầu hết các sinh viên khi được tuyển vào trường đều chưa được làm quen với môn Bóng rổ cũng như các môn thể thao khác, nên việc tiếp thu các động tác kỹ - chiến thuật và hoàn thành tốt chương trình học tập gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế giảng dạy cho thấy, việc xây dựng hệ thống các bài tập kỹ thuật ứng dụng trong giảng dạy môn học Bóng rổ cho sinh viên còn chưa mang tính hệ thống, dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu [6]. Mặt khác quỹ thời gian dành cho giảng dạy môn bóng rổ tại nhà trường hiện nay rất eo hẹp. Nếu như trước đây, chương trình giảng dạy môn học Bóng rổ được nhà trường phê duyệt là 120 tiết (5 học kỳ), thì hiện nay chỉ còn lại 60 tiết (4 học kỳ), nên việc hoàn thành tốt nội dung chương trình môn học sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sau đây là nội dung phân phối chương trình môn học Bóng rổ tại ĐHQN trong năm học 2019 - 2020 (bảng 3.1). Bảng 3.1: Phân phối trường trình giảng dạy môn học Bóng rổ lớp GDTC – ĐHQN Nội dung Lý Thuyết Thảo Luận Thực hành Phương pháp Năm học Tổng Số Số Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % tiết tiết tiết tiết 2019 - 04 6.67 04 6.67 48 80 04 6.67 60 2020 Từ thực tiễn chương trình giảng dạy môn học Bóng rổ năm học 2019 – 2020 cho thấy, hầu hết số tiết giảng dạy đều dành cho nội dung thực hành kể cả nội dung kiểm tra (48 tiết chiếm tỷ lệ 80%) trong khi đó số tiết dành cho giảng dạy lý thuyết, thảo 365
  3. luận và phương pháp chiếm tỷ lệ rất nhỏ (04 tiết chiếm 6.67%). Như vậy, với quỹ thời gian dành cho giảng dạy môn học Bóng rổ ngắn (60 tiết), tỷ lệ phân phối các nội dung chương trình chưa hợp lý, nên việc hoàn thành chương trình môn học gặp rất nhiều khó khăn. 3.1.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên Trong sự nghiệp đào tạo con người nói chung và trong công tác GDTC nói riêng, giáo viên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng giảng dạy tốt hay xấu, sinh viên có thể tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy không chỉ giáo dục tri thức cho sinh viên mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạo đức và tư duy cho sinh viên để sinh viên có thể hiểu một cách toàn diện và trở thành con người mới có ích cho xã hội. Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên thuộc bộ môn Giáo dục thể chất Khoa Các môn Chung ĐH Quảng Nam chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.2 như sau: Bảng 3.2: Thực trạng đội ngũ giảng viên bộ môn GDTC Khoa Các môn Chung ĐH Quảng Nam Trình độ Tuổi Giới tính Thâm niên Tổng số GV bóng rổ Tiến NCS Thạc ĐH trung Nam Nữ (x ) sỹ sỹ bình (năm) 08 0 0 07 01 28 07 01 10 Tỷ lệ% 0 0 87,5 12,5 87,5 12,5 Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy trong bộ môn GDTC Trường ĐH Quảng Nam cho thấy: Vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chất lượng đội ngũ, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy đã được quan tâm, hầu hết trình độ giáo viên đều đã tốt nghiệp Đại học TDTT (100%), có thâm niên giảng dạy trên 10 năm (90%). Các cán bộ giảng dạy tốt nghiệp thạc sỹ hầu hết là cán bộ trẻ ngoài ra còn có 1 cán bộ đang theo học thạc sỹ và sắp tốt nghiệp. 3.1.3 Thực trạng về hứng thú học tập môn học bóng rổ trong chương trình GDTC của sinh viên Đại học Quảng Nam Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ yêu thích với hoạt động bóng rổ của SV (n=98) TT Nội dung Mức độ Số lượng Tỷ lệ Rất yêu thích 7 7.14% 1 Các hoạt động trong giờ học bóng rổ Yêu thích 25 25.51% Không thích 66 67.35% Rất yêu thích 9 9.18% Các hoạt động thể thao do khoa và nhà 2 Yêu thích 33 32.65% trường tổ chức Không thích 57 58.16% Rất yêu thích 8 8.16% 3 Các chương trình truyền hình thể thao Yêu thích 29 29.59% Không thích 61 62.24% 366
  4. Tỷ lệ sinh viên có những cảm xúc tích cực, yêu thích với các hoạt động GDTC và thể thao còn ít. Kết quả khảo sát về mức độ yêu thích đối với giờ học GDTC, các hoạt động thể thao và các chương trình truyền hình về thể thao được tổng hợp tại Bảng 3.3. - Đối với các hoạt động trong giờ học GDTC chính khóa chỉ có 7.14% sinh viên được hỏi trả lời “rất yêu thích”, 25.51% trả lời “yêu thích” và có đến 67.35% trả lời “không thích”. Tỷ lệ sinh viên yêu thích các hoạt động thể thao ngoại khóa do nhà trường tổ chức cũng không cao. Chỉ có 9.18% trả lời “rất yêu thích”, 32.65% trả lời “yêu thích” và 58.16% sinh viên “không thích”. Tương tự như 2 nội dung trên, chỉ có lần lượt 8.16% và 29.59% sinh viên được hỏi “rất yêu thích” và “yêu thích” các chương trình truyền hình thể thao. Còn lại 62.24% trả lời là “không thích”. 3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Bóng rổ cho sinh viên Đại học Quảng Nam 3.2.1 Các nguyên tắc được áp dụng khi đề ra giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Bóng rổ cho sinh viên Đại học Quảng Nam Dựa trên các tài liệu về quan điểm và nguyên tắc GDTC; phương hướng mục tiêu phát triển thể dục thể thao; lý luận và phương pháp GDTC trong trường học; tâm lý học thể dục thể thao; từ hứng thú đến tài năng; thực trạng và nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hứng thú khi học môn GDTC của sinh viên, có bốn nguyên tắc được áp dụng khi xây dựng biện pháp nhằm nâng cao tính hứng thú, đó là: - Nguyên tắc tính thực tiễn: các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước, của ngành nói chung và của từng trường nói riêng. - Nguyên tắc tính đồng bộ: các biện pháp phải đa dạng nhiều mặt và trực diện giải quyết các vấn đề của thực tiễn. - Nguyên tắc tính khả thi: các biện pháp đề xuất phải có được khả năng thực thi - Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: các biện pháp phải mang tính khoa học và giải quyết vấn đề có tính khoa học. Trong bốn nguyên tắc trên, nguyên tắc tính thực tiễn và tính khả thi là hai nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất, bởi phải căn cứ vào thực trạng cụ thể của nhà trường về cơ sở vật chất, nhận thức của sinh viên về thể dục thể thao, nhu cầu động cơ đến với thể dục thể thao của học sinh, sinh viên... để lựa chọn các giải pháp, có như vậy các giải pháp mới mang tính khả thi. 3.2.2 Đề xuất 1 số giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Bóng rổ cho sinh viên Đại học Quảng Nam Để nâng phát triển phong trào tập luyện môn Bóng rổ cho sinh viên Đại học Quảng Nam chúng tôi đề xuất 9 giải pháp (GP) và sau đó lựa chọn ra các giải pháp tối ưu thông qua việc phỏng vấn 30 giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên Bóng rổ có kinh nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng và các CLB Bóng rổ trên địa bàn Thành phố Quảng Nam: - Giải pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục nhằm nhận thức của sinh viên về việc tập luyện môn bóng rổ: Để thu hút sinh viên tham gia và tích cực tập luyện môn bóng rổ chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục nhằm nhận thức của các em thông qua 367
  5. phim ảnh, tài liệu và những hoạt động thực tế [2]. Hằng năm, các trường cần có kế hoạch quảng bá và tổ chức thường xuyên các giải thi đấu bóng rổ, để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tranh đua để phát huy tài năng và thỏa mãn niềm đam mê về môn bóng rổ của các em. - Giải pháp 2: Cải tiến nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy môn bóng rổ: Thường xuyên cải tiến chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy xây dựng, đổi mới chương trình tập luyện riêng cho những sinh viên có năng khiếu, say mê thể thao. Để cho sinh viên có thể cống hiến tài năng thể thao cho phong trào của trường cũng như của địa phương. Tăng cường thêm giờ giảng dạy lý thuyết trên lớp để các em hiểu hơn về tư duy chiến thuật lẫn kỹ thuật mới thông qua băng hình và sách vở. - Giải pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC nói chung và môn bóng rổ nói riêng: Theo kết quả điều tra ở trên cho ta thấy rằng hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện môn bóng rổ ở một số trường còn thiếu thốn. Cần tăng cường phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC và tập luyện thể thao trong các trường. ĐHQN phối hợp với Khoa Các môn Chung và các trường lên kế hoạch để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC. Và cụ thể mỗi trường cần có 1 sân bóng rổ đạt tiêu chuẩn tập luyện và thi đấu. Cần có thêm 1 phòng có trang bị máy chiếu và các băng tư liệu để trình độ nhận thức về tư duy chiến thuật lẫn kỹ thuật cho các em. - Giải pháp 4: Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên sâu, có năng lực tổ chức: Xây dựng cơ chế, chính sách để tuyển chọn đội ngũ giảng dạy, báo cáo viên chất lượng cao. Xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực; chú trọng mời giảng viên thỉnh giảng là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị công tác trong ngành, trong địa phương có kinh nghiệm thực tiễn để truyền đạt kiến thức. - Giải pháp 5: Tăng thêm giờ giảng dạy ở các lớp Bóng rổ: Tăng cường giờ giảng dạy chính khóa tại các lớp Bóng rổ để tăng thời gian học tập và rèn luyện giúp sinh viên trang bị thêm những tri thức cơ bản chủ yếu nhất trong môn học Bóng rổ cả về lý thuyết cũng như thực hành động tác, phương pháp giảng dạy, trọng tài điều khiển trận đấu để sinh viên tự rèn luyện thể lực hoàn thành nhiệm vụ học tập của khoá học. - Giải pháp 6: Trình độ chuyên môn cho giảng viên giảng dạy môn bóng rổ: Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo và sinh hoạt chuyên môn để các giảng viên có thể trao đổi những sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong công tác giảng dạy môn bóng rổ. Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm trình độ và phương pháp giảng dạy môn bóng rổ. - Giải pháp 7: Có cơ chế đánh giá điểm, khuyến khích sinh viên tham gia môn học GDTC: Căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của trưởng các Khoa, Trung tâm QLSV, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của của sinh viên. Từ đó có cơ chế đánh giá điểm, khuyến khích sinh viên tham gia lớp Bóng rổ tại các trường thành viên của Đại học Quảng Nam. - Giải pháp 8: Bổ sung thêm các lớp Bóng rổ các bộ môn khác: Thành lập thêm các lớp Bóng rổ tại các trường thành viên của Đại học Quảng Nam để những sinh viên có năng khiếu môn Bóng rổ có điều kiện để tham gia học tập và rèn luyện thể thao theo nguyện vọng của mình. 368
  6. - Giải pháp 9: Tăng cường luyện tập ngoại khóa và xây dựng các lớp theo mô hình CLB bóng rổ trong các trường thành viên thuộc Đại học Quảng Nam: Trong các trường nên thành lập các đội tuyển bóng rổ riêng của trường và có những chế độ, kế hoạch tập luyện cụ thể để không bị động khi tham gia các giải do ĐHQN hay Thành phố tổ chức. Ngoài ra, cần thành lập các lớp theo khóa và mô hình câu lạc bộ bóng rổ và có lịch trình sinh hoạt định kỳ thường xuyên để tạo sân chơi cho các em sinh viên yêu thích, mong muốn được tập luyện và thi đấu môn bóng rổ. Hằng năm ĐHQN nên kết hợp cới các trường trực thuộc tổ chức các giải bóng rổ thu hút sinh viên tham gia. Thông qua đó để tuyển chọn ra những tài năng đào tạo thành những vận động viên đội tuyển ĐHQN thi đấu đạt thành tích cao. 3.2.3 Kết quả phỏng vấn các giải pháp đề xuất nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Bóng rổ cho sinh viên Đại học Quảng Nam Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng rổ cho sinh viên Đại học Quảng Nam (n=30) Đồng ý Không đồng ý TT Tên giải pháp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 GP 1 28 93,3 2 6,7 2 GP 2 25 83,3 5 16,7 3 GP 3 26 86,7 4 13,3 4 GP 4 14 46,7 16 53,3 5 GP 5 17 56,7 13 43,3 6 GP 6 25 83,3 5 16,7 7 GP 7 20 66,7 10 33,3 8 GP 8 19 63,3 11 36,7 9 GP 9 23 76,7 7 23,3 Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 chúng tôi rút ra được 5 giải pháp được sự đồng ý cao (trên 70%) của các giảng viên, huấn luyện viên như sau: - Giải pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục nhằm nhận thức của sinh viên về việc tập luyện môn bóng rổ. - Giải pháp 2: Cải tiến nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy môn bóng rổ. - Giải pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC nói chung và môn bóng rổ nói riêng. - Giải pháp 6: trình độ chuyên môn cho giảng viên giảng dạy môn bóng rổ. - Giải pháp 9: Tăng cường luyện tập ngoại khóa và xây dựng các lớp theo mô hình CLB bóng rổ trong các trường thành viên thuộc Đại học Quảng Nam. 4. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu, cho phép chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: 369
  7. 4.1 Thực trạng tập luyện môn bóng rổ của sinh viên Đại học Quảng Nam trong các lớp hiện nay - Nội dung chương trình giảng dạy GDTC phân phối chưa hợp lý, số tiết dành cho lớp còn quá ít. Điều kiện tiêu chuẩn và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và luyện tập môn bóng rổ còn thiếu thốn. - Sự hứng thú vào chương trình GDTC nói chung và môn học bóng rổ nói riêng còn hạn chế. 4.2 Để phát triển phong trào tập luyện môn bóng rổ của sinh viên Đại học Quảng Nam, chúng tôi đề xuất một số giải pháp - Tuyên truyền, giáo dục nhằm nhận thức của sinh viên về việc tập luyện môn bóng rổ. - Cải tiến nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy môn bóng rổ. - Tăng cường luyện tập ngoại khóa và xây dựng thêm các lớp theo mô hình CLB bóng rổ trong các trường trực thuộc ĐHQN. - Tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC nói chung và môn bóng rổ nói riêng. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy bóng rổ cho giảng viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, Hà Nội. [2]. Chris Ballard (2009), The Art of a Beautiful Game, Nxb Sport Illustrated. [3]. Donald F. Staffo (2015), Teaching basketball skills for Physical education, Nxb ISBN. [4]. Harre. D (2006), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, NXB TDTT, Hà Nội. [5]. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2005), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. [6]. Đỗ Quốc Hùng (2002), Nghiên cứu hệ thống bài tập thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nam trường Đại học Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Từ Sơn – Bắc Ninh. [7]. Phạm Văn Thảo (2012), Giảng dạy và tập luyện kỹ thuật Bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội. 370
nguon tai.lieu . vn