Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THÀNH TÍCH THI CHẠY VIỆT DÃ CHÀO NĂM MỚI BTV – NUMBER ONE TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Cao Thị Thúy Hoa TS. Nguyễn Thị Hương Thủy Trung tâm Đào tạo kiến thức chung Tóm tắt: Hoạt động thể t ao tron n à trường là hoạt động tự nguyện của học s n , s n v ên, đư c tổ chức t eo p ươn t ức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù h p với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nh m hoàn thiện các kỹ năn vận động, hỗ tr thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, t đấu thể thao, tạo đ ều kiện cho sinh viên thực hiện quyền vui c ơ, i trí, phát triển năn k ếu thể thao; phát hiện và bồ dưỡn tà năn t ể thao. Gi i chạy Việt dã c ào năm mới là hoạt độn t ường niên diễn ra vào dịp đầu năm mớ . Trườn Đại học Thủ Dầu Một là một đối thủ mạn c o c c đơn vị khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng ta gặp k ôn ít k ó k ăn. Nên c ún tô t ực hiện c uyên đề “T ực trạng và gi i pháp nâng cao thành tích thi chạy Việt dã chào năm mới BTV – number one trườn Đại học Thủ Dầu Một” Từ khóa: c ạy v ệt dã, o dục t ể c ất, BTV- number one, c ạy độ ìn , c ạy k ố đôn ... 1. Đặt vấn ề Thể dục thể thao góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, sinh viên. Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Thể dục thể thao (TDTT) giúp chúng ta có được sức khỏe tốt từ đó có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp chúng ta trở thành con người có ích cho xã hội. Hoạt động TDTT còn giúp sinh viên phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực.... Chính vì vậy, TDTT góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho thế hệ tương lai của đất nước. Giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học. Tự tin vào năng lực bản thân và có nhiều kỷ năng cũng như hành trang bước vào thời đại công nghiệp 4.0 thời đại của kỷ nguyên của khoa học hiện đại. Giáo dục thể chất có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện. Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất là một lĩnh vực TDTT với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.[1] 67
  2. Ngoài ra hoạt động thể thao trong nhà trường còn là hoạt động tự nguyện của sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Do đó hoạt động thi đấu TDTT trong và ngoài nhà trường luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà Trường. Các môn thi đấu thế mạnh của trường hay dành các thứ hạn cao là môn Bóng đá, Bóng chuyền, Vovinam. Ngoài ra một số như Bơi lội, cầu lông, cờ vua và điền kinh ... thành tích thi đấu không ổn định. Trong đó có hoạt động chạy Việt dã chào năm mới là giải đấu thường niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương do đài truyền hình Bình Dương phối hợp với Công ty Tân Hiệp Phát tổ chức vào dịp đầu năm mới là giải đấu thu hút đông sinh viên của Trường Đại học Thủ Một tham gia và cũng từng dành các thứ hạng rất cao và cũng có năm không đạt thành tích. Do đó chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng và gi i pháp nâng cao thành tích thi chạy Việt dã c ào năm mới BTV – number one trườn Đại học Thủ Dầu Một” nhằm nâng cao thành tích thi đấu và phát triển phong trào TDTT của đơn vị. 2. N dun 2.1. Thực trạng 2.1.1. Khái quát giải chạy Việt dã ào năm mới - BTV Number 1 Giải Việt dã chào năm mới - BTV Number 1 năm 2020 đã diễn ra tại Thành phố Mới Bình Dương. Đây là giải đấu thường niên do Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Năm nay, giải quy tụ số lượng vận động viên (VĐV) đăng ký tham dự kỷ lục với hơn 1.500 VĐV của 105 đơn vị đến từ 31 tỉnh, thành, ngành trong cả nước. Trong đó, hệ chuyên nghiệp có sự góp mặt của 300 VĐV gồm 200 VĐV nam và 100 VĐV nữ. Ở hệ phong trào, giải quy tụ hơn 8.000 VĐV thuộc khối đông hưởng ứng cùng 65 đội chạy tập thể theo đội hình.[2] Đây là giải đấu thường niên đã được Liên đoàn Điền kinh Việt Nam đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia hàng năm. Hoạt động đã trở thành một trong những nét văn hóa của người dân Đất Thủ cũng như các tỉnh, thành lân cận để chào đón năm mới, tạo không khí vui tươi, mở đầu một năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Giải Việt dã chào năm mới BTV Number 1 năm 2020 bước sang tuổi thứ 21 và đây cũng là số năm mà nhãn hàng Number 1 thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đồng hành cùng giải đấu trong vai trò nhà tài trợ chính. Việc tham gia các giải đấu như vậy giúp các bạn sinh viên có điều kiện rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực, hình thành những kỹ năng vận động cần thiết và nâng cao phẩm chất tâm lý, đạo đức, có thêm kinh nghiệm thi đấu, giao lưu học hỏi lẫn nhau, tăng sự đoàn kết trong tập thể, có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Sinh viên nâng cao khả năng hợp tác làm việc với những người khác. Tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, thử nghiệm bản thân với những người khác. Tạo điều kiện thách thức vật lý (thách thức khả năng bản thân) thử nghiệm bản thân với cự ly thi chạy 3000 mét. Từ đó, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao hiệu quả học tập, tự tin vào bản thân và nhanh chóng hoà nhập với thực tế công tác cũng như hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp ra trường. Trường Đại học Thủ Một tham gia và cũng từng dành các thứ hạng rất cao và cũng có năm không đạt thành tích, có năm không tham gia do không tập trung được 68
  3. sinh viên. Trong quá trình chuẩn bị tham gia giải đấu và quá trình huấn luyện sinh viên chúng tôi gặp phải một số vấn đề thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1.2. Thuận lợi Từ phía lãnh đạo nhà Trường: Được sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời và được lãnh đạo nhà Trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác chuẩn bị và huấn luyện thi đấu cho sinh viên. Chỉ đạo nhiều chính sách thu hút sinh viên tham gia như miễn thi thực hành, cộng điểm rèn luyện, xét sinh viên 5 tốt, bồi dưỡng kinh phí thi đấu. Từ các phòng ban liên quan: Được sự giúp đỡ và phối hợp nhiệt tình của phòng Công tác sinh viên, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của trường, văn phòng và phòng Kế hoạch tài chính. Từ phía lãnh đạo Trung tâm đào tạo kiến thức chung: Lãnh đạo trung tâm thường xuyên nhắc nhở, giám sát giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác huấn luyện và thi đấu nội dung chạy Việt dã này. Từ phía giảng viên: Đại đa số Giảng viên được phân công huấn luyện luôn chủ động tích cực trong công tác. Từ phía sinh viên: Các bạn sinh viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tích cực tập luyện, nâng cao thể lực cũng như kỹ chiến thuật của huấn luyện viên đưa ra. 2.1.3. K ăn Thời điểm thi đấu: Thời gian tập luyện và thi đấu giải rất khắc nghiệt. Thời gian tập luyện là thời điểm các bạn sinh viên ôn thi và đang thi học kỳ 1 nên các bạn sinh viên thường tập trung cao điểm thời gian cho việc học và thi cử. Sinh viên rất ít đến trường thời gian này do các môn học gần như kết thúc. Ngày thi đấu là ngày nghỉ lễ, các bạn sinh viên thường sắp xếp thời gian nghỉ lễ để về nhà hoặc đi chơi cùng bạn bè. Thời gian tập luyện: Dù hết sức linh động thời gian tập luyện cho sinh viên nhưng việc học được bố trí trong tuần của sinh viên khá dầy. Thời gian từ tiết 1 đến tiết 10 là thời gian học không thể bố trí tập luyện được. Chỉ còn khoản thời gian giao động từ 4h30 đến 5h30 chiều là thời điểm có thể tập trung sinh viên toàn trường. Tuy nhiên, một số đáng kể sinh viên phải học ca chiều các môn kỹ năng, tin học, ngoại ngữ và một số bạn có lịch đi làm thêm. Khâu tuyên truyền đến sinh viên: Dù được sự hỗ trợ nhiệt tình của phòng công tác sinh viên, đoàn thanh và hội sinh viên. Tuy nhiên, thông tin được tuyên truyền không được nhiều sinh viên biết đến. Các bạn không nhận được thông tin có giải. Nên số lượng tham gia còn hạn chế. Tinh thần của sinh viên: Ngoài số lượng sinh viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tích cực tập luyện thì một lượng lớn sinh viên lười vận động từ trước, ngại nắng, chạy đường dài. Ý thức về giải đấu chưa cao. Sinh viên chưa thực sự ý thức về trách nhiệm đem sức mình thi đấu vì danh dự của nhà Trường cũng như nhiều sinh viên thờ ơ, coi nhẹ việc rèn luyện TDTT. Nhiều sinh viên có thể lực yếu, không có tinh thần thể thao, không chịu được sự luyện tập vất vả, chỉ coi trọng các môn chuyên ngành và chưa ý thức được lợi ích mà thể dục thể thao mang lại. Thế nên, thay vì tham gia các hoạt động thể thao, sinh viên thường thích dành thời gian cho việc giải trí, xem phim, đi cafe, chơi game hay đọc sách hơn. 69
  4. Tinh thần trách nhiệm của giảng viên: Qua quá trình triển khai thực hiện chúng tôi nhận thấy ngoài những giảng viên nhiệt tình trong công tác huấn luyện vẫn còn một số giảng viên còn thực hiện công việc huấn luyện như trách nhiệm được phân công chưa thực sự dồn hết tâm huyến vào huấn luyện và động viên sinh viên. Gây ra hiện tượng sinh viên tham gia tập bị nản chí và tự bỏ tập. Việc huấn luyện 50 sinh viên tham gia chạy đội hình yêu cầu thời gian nhanh, đều và đẹp, đảm bảo đủ quân số 50 vận động viên khi về đích. Các yêu cầu của ban tổ chức như trên không phải đội nào cũng đáp ứng được. Có năm đội vận động viên của Trường chạy về với thời gian nhanh nhất nhưng không đủ quân số 50 nên k có thành tích trong bảng xếp hạn. Cho nên việc huấn luyện sinh viên khối đông như vậy rất cần tinh thần trách nhiệm cũng như nhiều công sức quan tâm chú ý từng cá thể sinh viên xem có đáp ứng được yêu cầu của đội không. Công tác huấn luyện cũng rất cần các giảng viên có kinh nghiệm và chiến thuật tốt. Cơ sở vật chất: Nhà Trường có khu vườn học tập khá rộng, có đường chạy vòng với cự ly gần 300 mét. Tuy nhiên, điều kiện chạy đường vòng như lúc tập khác so với chạy đường trường lúc thi đấu, khiến các bạn sinh viên lúc tập luyện dễ bị mệt mỏi hơn, dễ chán khi phải lặp đi lặp lại 10 vòng trên sân và nhiều khúc cua. 2.2. Giải pháp Tuyên truyền cho sinh viên lợi ích việc tập luyện TDTT, tinh thần học hỏi, tham gia các hoạt động cộng đồng để nâng cao kinh nghiệm cọ sát, năng lực cũng như thể lực của bản thân. Giáo dục để sinh viên hiểu được mục đích và ý nghĩa việc tập luyện TDTT. Thông qua những giờ học ngoại khóa, những buổi sinh hoạt, các kênh truyền thông của trường, các buổi hội thảo… nhà trường có thể giúp sinh viên thay đổi nhận thức về môn học, hiểu hơn về lợi ích của hoạt động thể dục thể thao. Sự phối hợp các phòng ban liên quan: Bộ môn GDTC phụ trách chuyên môn huấn luyện. Khâu tuyên truyền thông báo đến sinh viên toàn trường do phòng Công tác sinh viên và Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tiến hành. Cần thêm các kênh thông báo đến sinh viên để biết được thông tin tham gia giải đấu. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên cho các bạn sinh viên khi tham gia các hoạt động TDTT như tuyên dương khen thưởng, cộng điểm rèn luyện, miễn thi thực hành GDTC... Những giảng viên khi được phân công nhiệm vụ cần tâm huyết, ra sức cố vũ, khích lệ sinh viên học tập, tự tin thực hiện cự ly thi đấu, tìm hiểu chuyên môn, đưa ra bài tập huấn luyện khoa học vừa sức với sinh viên, có sự kế thừa và tăng dần lượng vận động. Giúp sinh viên đạt trình độ thể lực và kỹ thuật nhất định để tham gia thi đấu và giành thành tích tốt nhất. Đề xuất mở lớp môn điền kinh gần với thời gian thi đấu nội dung này. Lý do các lớp học GDTC đều kết thúc trước thời gian tập luyện và thi đấu nên rất khó tập trung sinh viên tham gia cũng như ít có thời gian cho các bạn tập luyện. Do đó, phương án mở lớp điền kinh cho các bạn sinh viên tham gia học tập trùng với thời gian huấn luyện và thi đấu là hướng hợp lý vì các bạn sinh viên có thời gian dài tập luyện, đảm bảo số lượng và chất lượng vận động viên tham gia giải. Nguồn vận động viên được tập trung chủ yếu qua các lớp điền kinh nói trên và một phần tập hợp theo đăng ký tự nguyện của các bạn sinh viên thực sự đam mê, có đủ sức khỏe và tích cực tham gia tập luyện. Có như vậy thì đội hình tập thể chạy 3000 mét của 50 sinh viên mới có được kết quả tốt nhất. 3. Kết luận. 70
  5. Để phong trào rèn luyện thể chất của sinh viên thông qua hoạt động thi đấu chạy Việt dã chào năm mới BTV – number one ngày càng lớn mạnh và nhà Trường dành được thứ hạng cao trong thi đấu chúng tôi đề xuất đẩy mạnh khâu tuyên truyền về lợi ích của việc tập luyện TDTT cũng như thay đổi cơ bản về việc chuẩn bị nhân sự từ huấn luyện viên đến sinh viên theo các giải pháp đã nên trong bài tham luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://baobinhduong.vn/giai-viet-da-chao-nam-moi-btv-number-1-lan-thu-21- hoat-dong-y-nghia-ngay-dau-nam-moi-a214863.html 2. https://www.binhduong.gov.vn/tin-tuc/2020/01/685-giai-viet-da-chao-nam- moi-btv-number-1-lan-thu-xxi-nam-202 3. Công văn số 531/ĐHTDM – ĐTĐH ngày 26 tháng 9 năm 2017, về việc tổ chức dạy học GDTC – GD QPAN. 4. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học – p ươn p p dạy và học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Hữu Toán (2018), Thực trạng và gi i pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng của TP H P òn t eo địn ướng xã hội hóa 6. Phùng Xuân Dũng (2017), Gi i pháp nâng cao hiệu qu hoạt động TDTT ngoại k óa c o s n v ên trườn ĐH Sư P ạm TDTT Hà Nội. 71
nguon tai.lieu . vn