Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO BÓNG CHUYỀN CHO NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’RE TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ-TỈNH QUẢNG NGÃI TS. Nguyễn Ngọc Long1, ThS. Nguyễn Thị Thuận2 1 Trường Đại học TDTT Đà Nẵng 2 Trường Đại học Quảng Nam TÓM TẮT Bằng những phương pháp nghiên cứu thường quy, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và xác định những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến phong trào Bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn Huyện Sơn Hà-Tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó làm căn cứ để lựa chọn và đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương nhằm định hướng phong trào bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc H’re ngày càng được phát triển. Từ khóa: Bóng chuyền, Người đồng bào dân tộc H’re, Huyện Sơn Hà -Tỉnh Quảng Ngãi... ABSTRACT By methods of routine research, based on finding out the current situation and identifying the basic causes affecting the volleyball movement for ethnic Hre people on the table, Son Ha District, Quang Ngai Province. Since then, as a basis for selecting and proposing solutions suitable to local real conditions in order to orient the volleyball movement for ethnic H’re ethnic minority people to be increasingly developed. Keywords: Volleyball, H’re ethnic minority, Son Ha District, Quang Ngai Province .. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Sơn Hà là một huyện Miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số của huyện. Phong trào bóng chuyền ở đây tuy phát triển nhưng còn hạn chế. Đã có một số xã trong huyện thành lập đội bóng chuyền và thường xuyên tập luyện, tuy nhiên, qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy rằng môn bóng chuyền của huyện vẫn chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức. Hầu hết các đội được thành lập là do sự yêu thích và đam mê của một bộ phận quần chúng nhân dân nên chỉ mới dừng lại ở mức tự phát. Tuy nhiên việc phát triển phong trào bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc H’re còn gặp nhiều khó khăn, việc thiếu thốn cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và chưa chuẩn về trình độ..., đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào tập luyện môn bóng chuyền. Từ thực tế trên cần nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân cơ bản. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển phong trào bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc thiểu số. 672
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện các môn thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng của đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn Huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi 3.1.1 Thực trạng về phong trào tập luyện các môn thể thao của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn Huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi Huyện Sơn Hà là một huyện Miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Với dân số 75.000 người (thống kê năm 2018), trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số của huyện. Huyện Sơn Hà có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 13 Xã và 1 thị trấn. Để tìm hiểu thực trạng phong trào tập luyện các môn thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn Huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá thông qua số lượng người tham gia tập luyện các môn thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng, số giải tổ chức. Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Thực trạng phong trào tập luyện các môn thể thao của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà Số lượng người Số lần giải tổ chức (cấp cơ sở, Các môn TT tập luyện cấp huyện) thể thao Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Điền kinh 85 3.34 3 13.7 2 Bóng đá 760 29.86 5 22.7 3 Bắn nỏ 60 2.35 1 4.55 4 Cầu lông 150 5.90 4 18.2 5 Bơi lội 250 9.82 1 4.55 6 Bóng chuyền 680 26.72 4 18.2 7 Võ thuật 175 6.87 2 9.1 8 Bóng bàn 45 1.77 0 0 9 Kéo co 265 10.42 1 4.55 10 Đẩy gậy 75 2.95 1 4.55 Tổng 2545 100% 22 100% Qua kết quả điều tra ở bảng 1 cho thấy, phong trào tập luyện các môn thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà rất đa dạng và phong phú. Với 10 môn thể thao và có 2545 người tham gia tập luyện với 22 giải được tổ chức. Tuy nhiên qua thống kê cho thấy môn bóng chuyền có đông người tham gia tập luyện nhưng lại chủ yếu là người kinh, còn người đồng bào dân tộc H’re ít người tham gia tập luyện. Bên cạnh đó các giải thi đấu tổ chức hàng năm nhiều nhưng hiệu quả các giải chưa cao. Vì vậy, đòi hỏi ngành TDTT 673
  3. của huyện cần tìm ra những mặt còn tồn tại và hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp khả thi thúc đẩy phong trào TDTT của huyện nói chung và phong trào tập luyện bóng chuyền nói riêng cho người đồng bào dân tộc H’re là vấn đề cần được quan tâm. 3.1.2 Thực trạng về nhu cầu tập luyện môn bóng chuyền người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi. Để có cơ sở xác định nhu cầu tập luyện môn bóng chuyền của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 960 người tham gia tập luyện môn bóng chuyền ở các lứa tuổi khác nhau. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Nhu cầu tập luyện môn bóng chuyền của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn Huyện Sơn Hà- Tỉnh Quảng Ngãi. (n=960) Nhu cầu tập luyện TT Nhóm đối tượng Trên 3 lần/tuần Từ 2 - 3 lần/tuần 1 lần/tuần Học sinh 45 96 179 1 (n=320) 14.06% 30% 55.94% Cán bộ công nhân viên 15 37 58 2 chức và Lực lượng vũ trang 13.65% 33.63% 52.72% (n=110) Công nhân, nông dân 40 75 235 3 (n=350) 11.42% 21.43% 67.15% Thành phần khác 27 35 118 4 (n=180) 15% 19.45% 65.55% Qua kết quả điều tra ở bảng 2 cho thấy, nhu cầu tham gia tập luyện môn bóng chuyền của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn Huyện Sơn Hà- Tỉnh Quảng Ngãi chưa cao. Chủ yếu là học sinh, công nhân, nông dân. Qua phỏng vấn 320 học sinh thì có 45 người thường xuyên tham gia tập luyện từ 3 lần/tuần trở lên với tỷ lệ 14.06%, phỏng vấn 350 người công nhân, nông dân thì có 40 người tham gia tập luyện thường xuyên với tỷ lệ 11.42%, thành phần khác phỏng vấn 180 người thì có 62 người tập từ 2-3 lần trở lên chiếm tỉ lệ 34,45%. Còn tập luyện 1 buổi/tuần chiếm tỉ lệ cao từ 52.72% đến 67.15%. Nguyên nhân là do người đồng bào chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích tập luyện môn bóng chuyền nhằm nâng cao sức khỏe cũng như thi đấu, bên cạnh đó cơ sở vật chất và sân bãi còn thiếu, kém chất lượng chưa gây được hứng thú cho người tập. 3.1.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ TDTT thuộc trung tâm VHTT huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi. Đội ngũ cán bộ TDTT là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển phong trào TDTT nói chung và bóng chuyền nói riêng trên địa bàn huyện. Vì vậy chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ TDTT của trung tâm VHTT huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3. 674
  4. Bảng 3: Kết quả điều tra đội ngũ cán bộ TDTT thuộc trung tâm VHTT huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi TT Thành phần Số lượng Trình độ 1 Giám đốc 1 Đại học 2 Phó giám đốc 1 Đại học 3 Nhân viên 10 Đại học và cao đẳng 4 Cộng tác viên 16 Đại học và cao đẳng Qua kết quả ở bảng 3 cho thấy đội ngũ cán bộ TDTT của huyện với 28 người, trong đó có 10 cán bộ là trong biên chế, 02 hợp đồng và 16 cộng tác viên là những giáo viên dạy môn thể dục trên địa bàn huyện. Với số lượng như vậy cũng phần nào đáp ứng được phong trào TDTT nói chung và bóng chuyền nói riêng của huyện, tuy nhiên những cán bộ này không chuyên về bóng chuyền nên cũng ảnh hưởng phần nào đến phong trào tập luyện bóng chuyền trên địa bàn huyện. 3.1.4 Thực trạng về cơ sở vật chất tập luyện môn bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng đảm bảo cho tập luyện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về cơ sở vật chất tập luyện môn bóng chuyền ở các xã, thị trấn cho người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Bảng 4: Kết quả điều tra sân bãi tập luyện môn bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi Số lượng sân Chất lượng Tên các đơn vị, khối tập BC TT Đạt Không đạt 1 Thị Trấn Di Lăng 3 2 1 2 Xã Sơn Thượng 2 1 1 3 Xã Sơn Bao 3 0 3 4 Xã Sơn Trung 2 0 2 5 Xã Sơn Hải 3 1 2 6 Xã Sơn Thủy 2 1 1 7 Xã Sơn Kỳ 3 1 2 8 Xã Sơn Ba 2 1 1 9 Xã Sơn Cao 1 0 1 10 Xã Sơn Linh 1 0 1 11 Xã Sơn Giang 2 1 1 12 Xã Sơn Hạ 3 1 2 13 Xã Sơn Thành 3 1 2 14 Xã Sơn Nham 2 0 2 Tổng cộng 32 10 22 Qua kết quả điều tra ở bảng 4 có thể nhận thấy rằng, sân bãi phục vụ cho tập luyện môn bóng chuyền tương đối đầy đủ, tuy nhiên chất lượng chưa đảm bảo nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tập luyện của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. 675
  5. 3.1.5 Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn bóng chuyền của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn Huyện Sơn Hà- Tỉnh Quảng Ngãi. Nhằm xác định các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc Hre trên địa bàn huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi xây dựng phiếu hỏi và tiến hành phỏng vấn với 25 cán bộ quản lý, các nhà chuyên môn, HLV, HDV, cộng tác viên để tìm ra những nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn bóng chuyền của người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Kết quả phỏng vấn những nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc Hre trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi (n=25) Mức độ ảnh hưởng Nhiều Trung bình Ít TT Nguyên nhân Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ phiếu % phiếu % phiếu % Thiếu sự quan tâm chỉ đạo, lãnh 1 20 80% 3 12% 2 8% đạo của các cấp Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí 2 21 84% 2 8% 2 8% hoạt động còn hạn chế Công tác tuyên truyền và hình thức 3 21 84% 1 4% 3 12% tổ chức chưa tốt Đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên 4 23 92% 1 4% 1 4% còn thiếu và yếu về chuyên môn 5 Hứng thú người tập. 14 56% 6 24% 5 20% Thiếu sự quan tâm chặt chẽ giữa các 6 22 88% 2 8% 1 4% cơ sở trên địa bàn huyện Điều kiện thời gian tập luyện và an 7 3 12% 18 72% 16 52% toàn tập luyện Do nhận thức, thái độ của của người 8 21 84% 3 12% 1 4% dân với phong trào tập luyện TDTT 9 Những nguyên nhân khác. 8 32% 8 32% 9 36% Qua kết quả phỏng vấn của bảng 5 cho thấy, các nguyên nhân chính ảnh hưởng nhiều đến phong trào tập luyện bóng chuyền của đồng bào dân tộc Hre trên địa bàn huyện Sơn Hà được các nhà chuyên môn, CBQL, hướng dẫn viên... đánh giá mức độ ảnh hưởng chiếm tỉ lệ từ (80%) trở lên, gồm các nguyên nhân sau: (1) Thiếu sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp (2) Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động còn hạn chế (3) Công tác tuyên truyền và hình thức tổ chức chưa tốt (4) Đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu về chuyên môn (5) Thiếu sự quan tâm chặt chẽ giữa các cơ sở trên địa bàn huyện. (6) Do nhận thức, thái độ của của người dân với phong trào tập luyện TDTT. 676
  6. 3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn để lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Để lựa chọn giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan để xác định các nguyên tắc khi lựa chọn giải pháp. Trên cơ sở đó chúng tôi xác định 4 nguyên tắc đó là: - Nguyên tắc tính thực tiễn: Các giải pháp đưa ra phải sát với đối tượng nghiên cứu và phù hợp với điều kiện của địa phương. - Nguyên tắc tính đồng bộ: Các giải pháp đưa ra phải đa dạng nhiều mặt và trực diện giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Nguyên tắc tính khả thi: Các giải pháp đưa ra phải thực thi căn cứ vào điều kiện môi trường và đặc điểm tâm lý lứa tuổi để xây dựng những giải pháp phù hợp. - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học: Các giải pháp phải mang tính khoa học để giải quyết vấn đề một cách có quy luật, hợp tình hợp lý và mang lại hiệu quả nhất. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ vào các nguyên tắc, chúng tôi đã đưa ra được 09 giải pháp phát triển phong trào bóng chuyền cho đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Để lựa chọn các giải pháp có tính khả thi và đảm bảo cơ sở khoa học, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 25 chuyên gia, cán bộ quản lý, HLV, HDV, Cộng tác viên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 6. Bảng 6: Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc Hre trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi (n=25) Đồng Tỷ lệ Không Tỷ lệ STT Nội dung các giải pháp ý % đồng ý % Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo 22 88% 03 12% 1 của các cấp chính quyền, các ban ngành trong Huyện. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị 23 92% 02 8% tập luyện, kinh phí phục vụ cho phong trào 2 tập luyện môn bóng chuyền của người đồng báo dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao 20 80% 05 20% nhận thức của người đồng bào dân tộc Hre 3 trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi về lợi ích và sự quan trọng của tập luyện môn bóng chuyền Bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công 23 92% 02 8% 4 tác chuyên môn về bóng chuyền 677
  7. Phối hợp với các ban ngành có liên quan 10 40% 15 60% 5 trọng việc phát triển phong trào bóng chuyền trên địa bàn huyện. Mở thêm các lớp tập huấn để trang bị kiến 11 44% 14 56% 6 thức, luật thi đấu … cho đông đảo những người tham gia tập luyện. Có hình thức động viên khen thưởng kịp thời 5 20% 20 80% 7 các đơn vị, cá nhân đạt thành tích Kêu gọi, xã hội hóa các chủ doanh nghiệp, 24 96% 01 4% 8 các tổ chức xã hội tài trợ, hỗ trợ để tổ chức tập luyện và thi đấu Tăng cường tổ chức các trận đấu, giải đấu 25 100% 0 0% 9 giao lưu giữa các Xã, thôn xóm trong và ngoài Thị trấn Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 6 cho thấy: Các chuyên gia, cán bộ quản lý, HLV, HDV, Cộng tác viên đã lựa chọn được 6 giải pháp chiếm tỉ lệ đồng ý cao từ 80% trở lên để phát triển phong trào bóng chuyền cho đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi gồm các giải pháp sau: Giải pháp 1: Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các ban ngành trong Huyện. Giải pháp 2: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, kinh phí phục vụ cho phong trào tập luyện môn bóng chuyền của người đồng báo dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Giải pháp 3: Tăng cường tổ chức các trận đấu, giải đấu giao lưu giữa các Xã, thôn xóm trong và ngoài Thị trấn. Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người đồng bào dân tộc Hre trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi về lợi ích và sự quan trọng của tập luyện môn bóng chuyền. Giải pháp 5: Kêu gọi, xã hội hóa các chủ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tài trợ, hỗ trợ để tổ chức tập luyện và thi đấu. Giải pháp 6: Bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn về bóng chuyền. 4. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép rút ra các kết luận sau: - Qua kết quả đánh giá thực trạng về phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi đã đưa ra được 6 nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn bóng chuyền cho đồng bào người dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn và đề xuất được 6 giải pháp nhằm phát triển phong trào bóng chuyền cho người đồng bào dân tộc H’re trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Những giải pháp này đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong đề tài. 678
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban bí thư trung ương Đảng, chỉ thị số 17CT/TW ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2020. 2. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 trên địa bàn huyện Sơn Hà. 3. Chính phủ, Nghị quyết số 05/2005 NQ-CP ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa giáo dục và y tế và TDTT. 4. Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. 5. Phạm Đình Bẩm, Đặng Đình Minh (1998) – “Giáo trình quản lí TDTT” – Trường đại học TDTT I – nhà xuất bản TDTT Hà Nội. 679
nguon tai.lieu . vn