Xem mẫu

Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí Hãy lật giở những số báo ra hàng ngày, thử xem có bao nhiêu tấm ảnh được đăng tải? Báo Thanh niên ngày 23/11/2008 chẳng hạn, có 50 ảnh, một ngày sau đó, ngày 24/11/2008 cũng 50 ảnh, Báo Tiền phong ngày 23/11/2007 sử dụng 50 ảnh, báo Hà Nội Mới thứ bảy 22/11/2008 27 ảnh, báo Lao động thứ bảy 22/11/2008 23 ảnh. Đấy mới chỉ ở sự lật giở 6 trong hàng trăm tờ báo. Có thể nói điều này, báo Việt Nam hôm nay, nếu không dùng ảnh, có ảnh thì hẳn là gương mặt của báo chí Việt Nam sẽ không thể nhận ra. Bạn nào đó, hãy tìm đến các tạp chí chuyên san cuối tuần, cuối tháng, các phụ trương, các kỳ 2.v.v... đến các ảnh có trên màn ảnh truyền hình và các hình thức truyền thông khác để thấy nếu không có ảnh thì hẳn tờ báo, tạp chí sẽ có ít đi bạn đọc. Còn các báo như Báo Ảnh Việt Nam, Tạp chí Đẹp, Thời trang, Thế giới Đẹp nếu không có ảnh thì sẽ phải đóng cửa. Còn trên mạng, xu hướng đọc nhanh, xem nhanh thì ảnh lại là hình thức thông tin thị giác quan trọng hàng đầu. Ở Việt Nam hôm nay, mỗi năm có bao nhiêu cuộc thi và tuyển chọn ảnh? Chỉ từ Hội NSNAVN không thôi, nếu kể cả sự phối hợp với các tỉnh, các ngành thì chí ít cũng có 50 cuộc thi, để có treo 100 ảnh hoặc 50 ảnh ở triển lãm, phải có gấp 10 hoặc 20 lần số lượng ảnh gửi để dự tuyển. Triển lãm thường vào dịp kỷ niệm của đất nước, Đảng, ngày lễ hội, hoặc như, dù có được phát động do một hội nghệ thuật chuyên ngành đi nữa thì tính tài liệu và yêu cầu tuyên truyền cổ vũ nhân dân vẫn là chủ đề chính. Các triển lãm thể nghiệm, thuần túy kỹ thuật, đi vào những đề tài nhỏ hiếm và tìm kiếm những phương pháp sáng tác.v.v... hầu như chưa có ở Việt Nam. Có bao nhiêu ảnh đẹp về “đất nước và con người Việt Nam” được gửi ra nước ngoài? Qua thi báo chí và nghệ thuật, qua hệ thống mạng dễ dàng tìm kiếm, qua các cơ quan ngoại giao, các kênh truyền hình? Không thể kể hết được. Rõ ràng là việc tạo ra bức ảnh và việc đăng tải, sử dụng các ảnh như vậy đã làm cho bao nhiêu người đã nghe về Việt Nam nay đã thấy về Việt Nam, đã làm cho báo chí bớt buồn tẻ hơn, được chú ý hơn trong nhịp sống yêu cầu có tốc độ, ít thời giờ để đọc, ngại đọc như bây giờ. Việc dùng ảnh đã thúc đẩy đầu ra của việc đào tạo nghề ảnh, đã khiến cho các nhà báo, biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên năng động hơn, có chỗ dựa hơn. 1000 chữ có lúc ít thuyết phục hơn là một tấm ảnh. Chính các bạn làm báo viết trẻ đã cầm máy ảnh số nho nhỏ biết rõ điều này. Họ còn quá yếu để viết cho đủ, cho chính xác cái mà họ nhìn thấy, đủ cho các nhà báo cao tuổi mắt kém nhìn thấy sự kiện mà không còn sức gặp gỡ, hiểu để viết chi tiết cái mà họ phát hiện ra. Máy ảnh đã giúp cho nhiều nhà báo hành nghề, tạo thu nhập cho ai cầm máy yêu đời, thấy cần phải ca ngợi, phê phán, nhận xét.v.v... bộc lộ thái độ dễ dàng hơn. Có nhiều loại báo và tạp chí và sự cạnh tranh, dành sự có mặt trên các sạp báo xuất hiện. Bán báo theo địa chỉ nhưng còn cần phải có số bán cho khách qua đường dừng lại mua hay trên tàu xe. Lúc này sự hấp dẫn, cách trình bày và trọng điểm của khuôn mặt trang nhất, bìa báo ở cả bìa 1 và bìa 4 trở nên hết sức quan trọng. Khó mà khoe rằng trong số ra hôm nay có bài hay tin hay như bài ấy nằm trong trang một và im lìm trên các sạp báo. Bìa hay do có ảnh là tấm thẻ, là cái cửa mở ra cho bạn đọc đi vào bên trong các tờ báo. Hãy thử hình dung, bìa 1 của các tạp chí, trang đầu của các tờ báo chỉ là các chữ tít với những bài viết dài lê thê, có hay mấy, có thông tin hay đến mấy thì cũng “hãy đợi đấy”. Nghề làm báo ở cả thế giới này đã đủ khôn ngoan để chọn ảnh dùng ảnh như một phương tiện tác động tới bạn đọc. Nghề làm ảnh báo ra đời, số đầu báo càng nhiều, số trang càng nhiều thì số người làm nghề ảnh báo càng nhiều, họ cần được đào tạo kỹ hơn, lâu hơn, sắc sảo hơn. Nhưng đang có những điều khiến chúng ta cùng suy nghĩ. Nhiều ảnh đấy nhưng hầu như không nhiều ảnh khiến cho đôi mắt của người đọc dừng lâu, cùng suy nghĩ với người chụp. Nhiều ảnh chỉ cốt minh họa cho nội dung bài viết hoặc lấp vào 1 chỗ mà người trình bày lên trang bài viết thấy còn trống trải. Các bức ảnh bé xíu (dù chụp một cảnh rộng lớn, có đông nhân vật) đang đóng vai trò như một chiếc khuyên tai, chiếc răng vàng trên khuôn mặt, làm đẹp hơn, vui hơn. Ảnh báo chí, có tư cách như một loại hình báo chí độc lập đâu rồi? Ảnh có sức thông tin mới, quan trọng, tác động đến độc giả có khi hơn cả nhiều bài báo đâu rồi? Tấm ảnh báo như của Lâm Hồng Long – Phóng viên ảnh TTXVN chụp người mẹ miền Nam ôm lấy đứa con vừa thoát khỏi nhà tù Mỹ ngụy đâu rồi? Tôi là nhà báo, một người nghiên cứu nhiếp ảnh coi đấy là bức ảnh đẹp nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam. Mẹ gặp con sau chiến thắng mà ngập tràn nước mắt. Chúng ta đã phải trả giá lớn, hy sinh nhiều để có ngày vui trào nước mắt ấy. Lũ lụt hoành hành bao năm ở Việt Nam, sao chỉ có ảnh khôi phục sau lũ, thăm hỏi sau lũ. Thăm hỏi nhau, chi viện cho nhau là hành động cử chỉ đẹp. Nhưng còn cái đẹp của tình quân dân, đồng chí, xóm giềng ngay khi bị lũ nữa chứ? Nhiều người bảo: Ảnh chỉ để minh họa cho bài là chưa đủ, ảnh phải có sức nặng truyền thông như năng lực của nó. Nêu ra 1 sự kiện, phân tích sự kiện và thuyết phục người xem? Chính vì muốn có những ảnh như thế mà chúng ta tổ chức hội nghị này, một hội nghị đáng ra cần phải có từ lâu, từ khi người ta nhận ra phần mềm có thể biến đổi mọi cái nhìn, làm được điều mà người chụp không cần phải đến nơi xảy ra sự việc vẫn có thể có ảnh, làm được điều mà người phóng viên lười nhác nhất vẫn có thứ sản phẩm tỏ ra tích cực nhất, có sức quyến rũ nhất. Đáng ra hội nghị này cần phải có từ khi xuất hiện trên đất nước các công ty TNHH, các khu chế xuất là khi những nhà báo ngụy biện lấy cớ rằng “ra vào khó” để lánh xa việc thể hiện, tìm kiếm những đề tài về sản xuất, về những tấm gương điển hình trong lao động, để cho việc trên các ấn phẩm báo chí quá nhiều những hình ảnh về phụ nữ xinh đẹp và những câu chuyện cuộc đời tư riêng gây tò mò, tư liệu cho việc lãng quên thể hiện những sự vật, hiện tượng liên quan đến hàng triệu triệu người lao động còn rất vất vả ở vùng sâu vùng xa, những nỗ lực nho nhỏ của các cấp chính quyền trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn đang từng khắc xảy ra trên cả đất nước chúng ta. Bên cạnh thể loại tin ảnh có thể loại phóng sự ảnh. Là một tập hợp của nhiều ảnh nhưng là một kết cấu logic có chủ đề tập trung, có các chi tiết phục vụ cho sự phân tích và chính kiến của tác giả. Có nhiều ảnh để cạnh nhau, thật đã đẹp cho một trang báo, tác động vào đôi mắt của người đọc, nhưng hãy thử xem trong rất nhiều cái gọi là phóng sự ấy có bao nhiêu sản phẩm biết khai thác lợi thế của thể loại chính luận và nghệ thuật này để tác động sâu vào trái tim và nhận thức của độc giả? ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn