Xem mẫu

  1. Physical Education and School Sports THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN TAEKWONDO CHO NAM HỌC SINH LỨA TUỔI 12-13 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẾ VĂN ĐÀN – ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI TS. Nguyễn Mạnh Toàn1, CN. Trần Xuân Hưng2 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội1, Trung tâm TDTT Quận Đống Đa, Hà Nội2 Tóm tắt: Tập luyện ngoại khóa các môn môn võ Taekwondo là một trong những phương thức hiệu quả nhằm nâng cao thể lực chung cho học sinh trung học cơ sở. Qua điều tra thực trạng về chương trình tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo, nhu cầu tập luyện ngoại khoá môn Taekwondo, động cơ và tần suất tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao của nam học sinh lứa tuổi 12-13 từ đó làm cơ sở nghiên cứu các biện pháp phát triển tập luyện ngoại khóa môn võ Taekwondo nhằm nâng cao thể lực chung của nam học sinh lứa tuổi 12-13 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội. Từ khóa: Ngoại khóa môn Taekwondo, nhu cầu, nam học sinh, lứa tuổi 12-13. Abstract: Extracurricular practice of Taekwondo martial arts is one of the effective methods to improve general fitness for junior high school students. Through investigating the current situation of the Taekwondo extracurricular training program, the need for extra- curricular Taekwondo practice, the motivation and frequency of male students aged 12-13 to participate in extracurricular activities in sports. serve as a basis for researching measures to develop extra-curricular training in Taekwondo martial arts in order to improve the general fitness of male students aged 12-13 at Be Van Dan junior high school - Dong Da - Hanoi. Keywords: Taekwondo extra-curricular, needs, male students, ages 12-13. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo của trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn đã được duy trì từ năm 2016 cho đến nay với sự chủ trì tổ chức hoạt động của tổ môn thể dục phối hợp với Trung tâm TDTT Đống Đa Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Với tinh thần võ đạo Taekwondo kết hợp với truyền thống nhân nghĩa phương Đông của dân tộc Việt Nam, cùng với mục tiêu và yêu cầu của công tác đào tạo hiện nay, các hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo của nhà trường đã cụ thể hoá mục đích hoạt động, với mục tiêu: Rèn luyện sức khoẻ để học tập tốt; rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; gìn giữ và phát huy tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, bạn bè đồng nghiệp và tình thầy trò..., trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa TDTT. Đến nay, hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn đã duy trì được gần 06 năm với những thành tựu và kết quả đạt được đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng công tác GDTC của nhà trường. Để phát huy những thành tựu đạt được với mục tiêu trở thành mô hình tập luyện ngoại khóa tiêu biểu và phát triển câu lạc bộ Taekwondo của nhà trường. Hiệu quả của hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo đến sự phát triển thể chất của học sinh cần phải được tổng kết, kiểm tra, đánh giá để từ đó có những bài học kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại nhằm phát triển phong trào, thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện. Mặt khác, việc tìm hiểu, nghiên cứu sự phát triển thể PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 388
  2. Physical Education and School Sports chất của học sinh thông qua việc tập luyện môn võ thuật này còn có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác giảng dạy, rèn luyện thể chất trong nhà trường. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Chương trình tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo cho nam học sinh lứa tuổi 12- 13 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội Khung chương trình tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo cho học sinh lứa tuổi 12-13 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Khung chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ taekwondo của học sinh lứa tuổi 12- 13 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội TT Nội dung huấn luyện theo cấp đai Tổng thời gian (buổi tập) Ghi chú 1 Cấp 8 (đai trắng) 24 Thời gian tập 2 Cấp 7 (đai vàng) 24 từ 60 - 90 3 Cấp 6 (đai xanh) 24 phút/1 buổi tập 4 Cấp 5 (đai xanh 1 vạch đỏ) 24 Tổng 96 Thời gian tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo gồm 2 buổi/tuần các ngày thứ 2 và thứ 5 vào các buổi chiều (từ 16h00 đến 17h30). Khi tham gia tập luyện ngoại khóa môn võ Taekwondo tại trường trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội, các em học sinh được các giáo viên huấn luyện các nội dung cơ bản của môn học từ các cấp cơ bản (cấp 8 đai trắng đến cấp 7 đai vàng) với thời gian tập luyện 6 tháng) đến nâng cao (cấp 6 đai xanh đến cấp 5 đai xanh 1 vạch đỏ) với thời gian tập từ 6 đến 12 tháng. Kết thúc mỗi chương trình các em học sinh đạt yêu cầu của lớp học, nếu có nhu cầu được nhà trường và tổ môn thể dục phối hợp cùng một số đơn vị chuyên môn tổ chức thi nâng đai. Các học sinh có thành tích cao trong quá trình học tập, tập luyện được tuyển chọn vào đội tuyển của nhà trường tham gia các giải thi đấu Taekwondo học sinh khu vực và của thành phố, cũng như của toàn quốc. 2.2. Thực trạng về nhu cầu tập luyện ngoại khoá môn Taekwondo của học sinh lứa tuổi 12 - 13 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội. Để tìm hiểu nhu cầu tập luyện ngoại khoá cũng như nhu cầu, sự ham thích tập luyện môn Taekwondo của học sinh lứa tuổi 12 - 13 trường trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội, đề tài tiến hành điều tra thực trạng việc tập luyện ngoại khoá các môn thể thao nói chung và môn Taekwondo nói riêng qua hình thức phiếu phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là 162 học sinh khối lớp 6 đến lớp 7 trường trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội. Nội dung phỏng vấn học sinh bao gồm: - Động cơ và tần suất tham gia tập luyện ngoại khoá. - Sự ham thích tập luyện ngoại khoá môn Taekwondo, nhu cầu tham gia vào các lớp năng khiếu thể thao nói chung và lớp năng khiếu môn Taekwondo nói riêng nếu được nhà trường tổ chức. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 2 và 3. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 389
  3. Physical Education and School Sports Bảng 2. Kết quả điều tra về động cơ và tần suất tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao của nam học sinh lứa tuổi 12 - 13 trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội (n = 162) Kết quả phỏng vấn theo khối lớp Khối 6 Khối 7 Tổng cộng TT Nội dung phỏng vấn (n = 82) (n = 80) (n = 162) n % n % n % Động cơ chủ quan: - Ham thích tập luyện. 76 92.68 78 97.50 154 95.06 - Tăng cường sức khoẻ 43 52.44 40 50.00 83 51.23 1. - Thói quen vận động 23 28.05 27 33.75 50 30.86 - Nhu cầu học tập. 11 13.41 14 17.50 25 15.43 - Động cơ khác. 4 4.88 6 7.50 10 6.17 Động cơ khách quan: - Ảnh hưởng của các trường học 14 17.07 26 32.50 40 24.69 - Nhờ giáo dục trường học 68 82.93 54 67.50 122 75.31 - Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè 2. 57 69.51 63 78.75 120 74.07 - Sự hấp dẫn của các môn thể thao 64 78.05 72 90.00 136 83.95 - Ảnh hưởng của ngôi sao thể thao 3 3.66 2 2.50 5 3.08 - Động cơ khác 7 8.54 6 7.50 13 8.02 Số buổi tập luyện trong 1 tuần. - Tập 1 buổi 16 19.51 15 18.75 31 19.13 3. - Tập từ 2 - 3 buổi 47 57.32 45 56.25 92 56.79 - Tập trên 3 buổi 19 23.17 20 25.00 39 24.07 Về động cơ và tần suất tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao được trình bày ở bảng 2 cho thấy: Động cơ chủ quan tham gia tập luyện của học sinh các khối 6 đến khối 7 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội chủ yếu là do động cơ ham thích thể thao (chiếm 95.06%); tăng cường sức khoẻ (chiếm tỷ lệ 51.23%); thói quen vận động (chiếm tỷ lệ 30.86%). Ngoài ra, cũng có số ít ý kiến cho rằng, mục đích tham gia tập luyện ngoại khoá TDTT là do nhu cầu học tập (chiếm tỷ lệ 15.43%), do các động cơ khác chiếm tỷ lệ rất ít (6.17%). Như vậy có thể thấy rằng, về cơ bản, học sinh trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội đã nhận thức được vai trò, tác dụng của tập luyện ngoại khoá TDTT đến việc tăng cường sức khoẻ và phục vụ học tập, trong đó đa phần học sinh đều rất ham thích tập luyện ngoại khoá các môn thể thao. Khi xem xét đến yếu tố động cơ khách quan tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao cho thấy: Đa số ý kiến cho rằng, việc tập luyện ngoại khoá các môn thể thao là do yếu tố giáo dục của nhà trường (chiếm tỷ lệ 75.31%); do sự hấp dẫn của các môn thể thao tham gia tập luyện (chiếm tỷ lệ 83.95%); do ảnh hưởng của gia đình, bạn bè (chiếm tỷ lệ 74.07%). Ngoài ra số ít các ý kiến còn lại cho rằng, việc tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao là do ảnh hưởng của các trường học khác (chiếm tỷ lệ 24.69%); do tác động của các ngôi sao thể thao trong và ngoài nước (chiếm tỷ lệ 3.08%), do các động cơ khác (chiếm tỷ lệ 8.02%). PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 390
  4. Physical Education and School Sports Về tần suất tập luyện: Đa số nam học sinh các khối 6 đến khối 7 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội khi được hỏi đều cho rằng, số buổi tập luyện ngoại khoá các môn thể thao với tần suất từ 2 - 3 buổi/1 tuần (chiếm tỷ lệ 56.79%, trong đó học sinh khối 6 chiếm tỷ lệ cao hơn cả là 57.32%); tiếp đến là số nam học sinh có tần suất tập luyện trên 3 buổi/1 tuần (chiếm tỷ lệ 24.07%, trong đó chiếm tỷ lệ cao hơn cả là đối tượng học sinh khối 7 là 25.00%); còn lại số ít học sinh tham gia tập luyện 1 buổi/1 tuần (chiếm tỷ lệ 19.13%). Như vậy, tổng hợp từ những kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy: Đại đa số các ý kiến của nam học sinh thuộc các khối (từ khối 6 đến khối 7) được hỏi đều nhận thức được vai trò, tác dụng của tập luyện ngoại khoá các môn thể thao đến sức khoẻ, nâng cao năng lực vận động phục vụ học tập, đồng thời cũng do sự ham thích các môn thể thao. Có thể nói rằng, đây là một trong những yếu tố thuận lợi, và là nhân tố quan trọng để phát triển phong trào tập luyện ngoại khoá các môn thể thao nói chung và phát triển phong trào tập luyện ngoại khóa môn võ Taekwondo nói riêng trong nhà trường hiện nay. Về sự ham thích tập luyện ngoại khoá môn Taekwondo, nhu cầu tham gia vào các lớp năng khiếu môn Taekwondo được trình bày ở bảng 3 cho thấy: Bảng 3. Kết quả phỏng vấn về nhu cầu và hình thức tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao của nam học sinh lứa tuổi 12 - 13 trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội (n = 162) Kết quả phỏng vấn theo khối lớp Khối 6 Khối 7 Tổng cộng TT Nội dung phỏng vấn (n = 82) (n = 80) (n = 162) n % n % n % Môn thể thao ưa thích tập luyện ngoại khoá Bóng đá 49 59.76 44 55.00 93 57.41 Võ Taekwondo 71 86.59 63 78.75 134 82.71 Thể dục Aerobic 49 59.76 44 55.00 93 57.41 1 Bơi lội 43 52.44 38 47.50 81 50.00 Cờ vua 21 25.61 18 22.50 39 24.07 Đá cầu 12 14.63 10 12.50 22 13.58 Cầu lông 34 41.46 30 37.50 64 39.51 Các môn thể thao khác 9 10.98 8 10.00 17 10.49 Hình thức tham gia tập luyện ngoại khoá 2 Tự tập luyện 42 51.22 39 48.75 81 50.00 Tập luyện theo nhóm 22 26.83 20 25.00 42 25.92 Tập theo lớp năng khiếu 18 21.95 21 26.25 39 24.07 Mong muốn tập ngoại khoá theo lớp năng khiếu 3 Rất muốn. 63 76.83 61 76.25 124 76.54 Bình thường. 12 14.63 13 16.25 25 15.43 Không cần thiết. 7 8.54 6 7.50 13 8.02 Về các môn thể thao thường xuyên tập luyện ngoại khoá thì nhu cầu tập luyện của các em được thể hiện cho 7 môn. Song phải nói rằng, với 4 môn bóng đá, thể dục Aerobic, Võ PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 391
  5. Physical Education and School Sports Taekowndo, bơi lội có số học sinh thường xuyên tập luyện chiếm tỷ lệ cao hơn cả (từ 50.00% trở lên); nhóm thứ hai là các môn cầu lông và cờ vua chiếm tỷ lệ thấp hơn (chiếm tỷ lệ 39.51% và 24.07%); thấp nhất là môn đá cầu (13.58%) và môn thể thao khác (10.49%). Về hình thức tham gia tập luyện: Đa số học sinh đều tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao dưới hình thức tự tập (chiếm tỷ lệ 50.00%) hoặc tự tập theo nhóm (chiếm tỷ lệ 25.92%), trong khi đó số học sinh tập luyện theo lớp năng khiếu chỉ chiếm tỷ lệ 24.07%. Khi tìm hiểu về nhu cầu tham gia tập luyện dưới các hình thức lớp năng khiếu thể thao có giáo viên hướng dẫn, đặc biệt với môn Taekwondo là môn được các em ưa thích nhất thì được số học sinh đánh giá rất cao, số phiếu hỏi có nguyện vọng tham gia chiếm tỷ lệ đến 76.54%. 3. KẾT LUẬN Công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa của nhà trường đã được triển khai thực hiện, nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh (50.00% số học sinh tự tập luyện ngoại khóa), trong khi đa số học sinh (chiếm tỷ lệ 51.23%) đều nhận thức được vai trò tác dụng của tập luyện TDTT đến nâng cao thể lực, tăng cường sức khỏe; 95.06% số học sinh đều ham thích tập luyện ngoại khóa các môn thể thao, trong số đó 82.71% số học sinh ham thích tập luyện môn Taekwondo, và có đến 76.54% muốn được tập luyện tại cá\c lớp năng khiếu do nhà trường tổ chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngũ Duy Anh, Vũ Đức Thu (2003), “Tình hình phát triển thể chất của học sinh phổ thông ở nước ta trong những thập kỷ qua” Kỷ yếu Hội nghị khoa học thể thao Đông Nam Á - Việt Nam 2003, Nxb TDTT. 2. Trần Đức Dũng (2015), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 (thời điểm 2002 đến 2013), Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Phạm Tuấn Hiệp (2004), Nghiên cứu hiệu quả bài tập trò chơi phát triển sức bền chung cho học sinh phổ thông trung học cơ sở độ tuổi từ 12 - 15 vùng nông thôn, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 4. Nguyễn Dũng Minh (2009), Nghiên cứu hiệu quả tập luyện ngoại khoá môn Karatedo của sinh viên trường Đại học Phú Xuân Huế, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 5. Lương Thị Ánh Ngọc (2011), Sự phát triển thể lực, thành phần cơ thể của học sinh 11 - 14 tuổi dưới tác động của TDTT trường học tại Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 6. Lê Văn Lẫm (2004), GDTC ở một số nước trên thế giới, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: Bài báo được trích dẫn từ đề tài luận văn thạc sĩ của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (2019-2021): “Nghiên cứu biện pháp phát triển tập luyện ngoại khóa môn võ Taekwondo nhằm nâng cao thể lực chung của nam học sinh lứa tuổi 12-13 trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn – Đống Đa - Hà Nội”. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 392
nguon tai.lieu . vn