Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG THỂ LỰC ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC ThS. Nguyễn Hữu Thành Trường Đại học Công đoàn TÓM TẮT Qua các phương pháp nghiên cứu thường quy, chúng tôi đã đánh giá được thực trạng thể lực đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường Cao đẳng FPT POLYTECHNIC, từ đó làm căn cứ lựa chọn các bài tập phát triển thể lực nhằm nâng cao thành tích của đội tuyển bóng chuyền, góp phần phát triển phong trào TDTT sinh viên trường Cao đẳng FPT POLYTECHNIC. Từ khóa: thể lực, bóng chuyền, nam, sinh viên, Cao đẳng FPT POLYTECHNIC SUMMARY Through the method of periodic research, we have assessed the fitness of FPT POLYTECHNIC College men's volleyball team, thereby serving as a basis for choosing physical development exercises to improve achievements. of the volleyball team, contributing to the development of the sport movement for FPT POLYTECHNIC College students Keywords: gymnastics, volleyball, male, student, FPT POLYTECHNIC College 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường Cao đẳng FPT POLYTECHNIC được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh giao lưu về thể thao giữa sinh viên nhà trường và các trường đại học cao đẳng khác, đồng thời thúc đẩy phong trào tập luyện môn bóng chuyền trong sinh viên nhà trường. Trong quá trình tập luyện và thi đấu, đội tuyển đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: vấn đề kỹ thuật của vận động viên, vấn đề phối hợp tấn công, vấn đề tâm lý và đặc biệt là vấn đề thể lực. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu: Thực trạng thể lực đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp thống kê toán học. 2. NỘI DUNG 2.1 Lựa chọn các test để đánh giá thực trạng thể lực cho đối tượng nghiên cứu Để đánh giá thực trạng thể lực đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC chúng tôi tiến hành theo 3 bước sau: 1057
  2. Bước 1: Qua quá trình phân tích, tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau và xét điều kiện thực tế của đối tượng và khách thể nghiên cứu, đề tài lựa chọn 20 test Bước 2: Để lựa chọn các test đánh giá thể lực phù hợp đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn 45 người gồm các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, huấn luyện thể thao đặc biệt là huấn luyện bóng chuyền, các giáo viên và huấn luyện viên có trình độ chuyên môn cao. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 1 Bảng 1: Kết quả phỏng vấn chọn test kiểm tra trình độ thể lực của đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC (n =45) Kết quả phỏng vấn TT TEST Sử dụng Không sử dụng mi % mi % 1 Chạy 20m xuất phát cao (giây) 25 55.56% 20 44.44% 2 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 42 93.33% 3 6.67% 3 Chạy con thoi 4 x10m (giây) 39 86.67% 6 13.33% 4 Chạy rẻ quạt (giây) 42 93.33% 3 6.67% 5 Chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9 (giây) 30 66.67% 15 33.33% Tại chỗ ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu 6 39 86.67% 6 13.33% ra trước (m) 7 Ném bóng nhồi 1 kg bằng 2 tay ra trước (m) 24 53.33% 21 46.67% 8 Ném bóng nhồi 1 kg bằng 1 tay ra trước (m) 23 51.11% 22 48.89% 9 Bóp lực kế tay thuận (kg) 43 95.56% 2 4.44% 10 Bóp lực kế tay nghịch (kg) 24 53.33% 21 46.67% 11 Kéo lực kế lưng (kg) 26 57.78% 19 42.22% 12 Bật cao tại chỗ (cm) 35 77.78% 10 22.22% 13 Bật cao có đà (cm) 44 97.78% 1 2.22% 14 Bật xa tại chỗ (cm) 43 95.56% 2 4.44% 15 Bật cao liên tục (lần) 29 64.44% 16 35.56% 16 Nằm sấp chống đẩy (lần) 28 62.22% 17 37.78% 17 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 42 93.33% 3 6.67% 18 Chạy tùy sức 5 phút (m) 34 75.56% 11 24.44% 19 Chạy 1500m (s) 43 95.56% 2 4.44% 20 Test cooper (m) 22 48.89% 23 51.11% 21 Đứng dẻo gập thân (cm) 40 88.89% 5 11.11% 22 Ngồi gập thân (cm) 31 68.89% 14 31.11% Qua bảng 1 cho thấy: - Kết quả phỏng vấn (Bảng 2.2) cho thấy có 21 test được tán đồng với tỷ lệ lớn hơn 50% trong đó 10 test được tán đồng với tỷ lệ lớn hơn 85%. - Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã chọn 10 test (với tỷ lệ lớn hơn 85%) nhằm đánh giá trình độ thể lực cho VĐV Bóng chuyền nam sinh viên Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC, đó là: 1058
  3. 1. Chạy 30m xuất phát cao (giây) 2. Chạy con thoi 4x10m (giây) 3. Chạy rẻ quạt (giây) 4. Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m) 5. Bóp lực kế tay thuận (kg) 6. Bật cao có đà (cm) 7. Bật xa tại chỗ (cm) 8. Nằm ngửa gập bụng 30s (số lần) 9. Chạy 1500m (giây) 10. Đứng dẻo gập thân (cm) Bước 3: Xác định độ tin cậy của các test Sau khi lựa chọn được các test kiểm tra thể lực cho sinh viên, đề tài đánh giá độ tin cậy của các test. Đề tài áp dụng phương pháp retest, kiểm tra các test hai lần cách nhau 7 ngày. Sau retest, đề tài tiến hành tính hệ số tương quan giữa các cặp test và retest. Việc thu thập số liệu trong hai lần kiểm tra được thực hiện trong cùng điều kiện, cùng phương pháp và đối tượng là 24 nam sinh viên Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các test được trình bày ở bảng 2 Bảng 2: Độ tin cậy của các test khảo sát (n=24) Lần 1 Lần 2 TT TEST r X  X  1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 4.51 ± 0.17 4.54 ± 0.17 0.94 2 Chạy con thoi 4x10m (giây) 9.94 ± 0.33 9.96 ± 0.32 0.95 3 Chạy rẻ quạt (giây) 25.31 ± 1.05 25.31 ± 1.04 0.96 Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau 4 18.23 ± 0.68 18.26 ± 0.69 0.95 đầu ra trước (m) 5 Bóp lực kế tay thuận (kg) 45.04 ± 1.72 45.36 ± 1.62 0.94 6 Bật cao có đà (cm) 72.92 ± 3,32 73.21 ± 3.08 0.92 7 Bật xa tại chỗ (cm) 237.58 ± 8.19 239.5 ± 7.81 0.90 8 Nằm ngửa gập bụng 30s (số lần) 20.04 ± 2.01 20.25 ± 1.78 0.93 9 Chạy 1500m (giây) 364.96 ± 15.29 363.63 ± 15.13 0.95 10 Đứng dẻo gập thân (cm) 17.13 ± 1.26 17.17 ± 1.20 0.89 Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Có 04 test có “độ tin cậy rất cao”; 05 test có “độ tin cậy cao” và 01 test ở mức “độ tin cậy sử dụng được”, tất cả đều xét với ngưỡng P
  4. 2.2 Thực trạng thể lực nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền trường cao đẳng FPT Kết quả kiểm tra thể lực nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC được thể hiện ở bảng 3 Bảng 3: Thực trạng thể lực nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC (n=24) Các tham số đặc trưng TT TEST X  Cv%  1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5.52 0.16 3.62% 0.02 2 Bật xa tại chỗ (cm) 238.17 9.45 3.97% 0.02 3 Bật cao có đà (cm) 72.46 3.56 4.92% 0.02 4 Bóp lực kế tay thuận (kg) 45.01 1.81 4.01% 0.02 5 Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m) 18.23 0.68 3.73% 0.02 6 Nằm ngửa gập bụng 30s (số lần) 20.17 1.93 9.55% 0.04 7 Chạy rẻ quạt (giây) 25.30 1.04 4.12% 0.02 8 Chạy con thoi 4x10m (giây) 9.93 0.33 3.34% 0.01 9 Chạy 1500m (giây) 364.25 15.62 4.29% 0.02 10 Đứng dẻo gập thân (cm) 17.13 1.39 8.13% 0.03 Kết quả thể hiện tại bảng 3 cho thấy - Tất cả các test có sự phân bố đồng đều với Cv
  5. - Thành tích nằm ngửa gập bụng trung bình của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC tương đối đồng đều với thành tích trung bình đạt 20.17 lần với độ lệch chuẩn là 1.93 lần. Sai số tương đối là 0.04 nên mẫu có tính đại diện cho tổng thể. - Thành tích chạy rẻ quạt trung bình của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC là 25.30 giây, độ lệch chuẩn 1.04 giây. Thành tích chạy rẻ quạt của sinh viên cũng khá đồng đều với hệ số biến sai 4.12%. Giá trị trung bình hoàn toàn đại diện cho tổng thể khi sai số tương đối ở mức 0.02. - Thành tích chạy con thoi 4 x 10m trung bình của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC đạt mức trung bình là 9.93 giây. Thành tích này hoàn toàn đại diện cho tổng thể khi sai số tương đối ở mức 0.01 và độ lệch chuẩn là 0.33 giây. Hệ số biến sai 3.34% cho thấy số liệu khá đồng đều. - Thành tích chạy 1500m trung bình của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC là 364.25 giây với độ lệch chuẩn 15.62 giây. Thành tích trung bình này có tính đại diện do sai số tương đối chỉ ở mức 0.02. Hệ số biến sai 4.29% cho thấy thành tích của sinh viên khá đồng đều. - Thành tích đứng dẻo gập thân trung bình của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC là 17.13cm. Độ lệch chuẩn của thành tích đứng dẻo gập thân là 1.39cm. Sai số tương đối 0.03 nên mẫu có tính đại diện. Hệ số biến sai 8.13% cho thấy số liệu tương đối đồng đều. 2.3 Đánh giá thể lực nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC Để đánh giá khách quan trình độ thể lực của họ, chúng tôi tiến hành so sánh thành tích trung bình các test kiểm tra thể lực của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC với tiêu chí rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC có độ tuổi trung bình là 20, vì vậy, khi so sánh thành tích trung bình các test đánh giá thể lực nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC với tiêu chí rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo chúng tôi so sánh ở nhóm tuổi 20. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4 Bảng 4: So sánh thành tích trung bình các test đánh giá thể lực nam sinh viên đội bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC trước tập luyện với tiêu chí rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo Nhóm ĐC Nhóm TN Tiêu chuẩn TT TEST (n=12) (n=12) RLTT X X Tốt Đạt 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 4.58 4.45 227 ≥209 3 Bóp lực kế tay thuận (kg) 44.74 45.28 >48.7 ≥42 4 Nằm ngửa gập bụng 30s (số lần) 20 20.33 >23 ≥18 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.27 10.20
  6. Kết quả bảng 4 cho thấy: - Thành tích trung bình ở tất cả các test đánh giá thể lực nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC so với tiêu chí rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo (ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) đều ở mức “đạt”. Trong đó cả hai nhóm đều có 03 chỉ tiêu ở mức “tốt” là test chạy 30m xuất phát cao, test bật xa tại chỗ và test chạy con thoi 4x10m. Phân tích cụ thể thành tích các test thể lực của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC với tiêu chí rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho thấy: - Test chạy 30m xuất phát cao: có 15 sinh viên xếp loại “tốt”, chiếm tỷ lệ 62.5%; có 8 sinh viên xếp loại “đạt”, chiếm tỷ lệ 37.5%; không có sinh viên nào xếp loại “không đạt”. - Test bật xa tại chỗ: có 20 sinh viên xếp loại “tốt”, chiếm tỷ lệ 83.3%; có 4 sinh viên xếp loại “đạt”, chiếm tỷ lệ 16.7%; không có sinh viên nào xếp loại “không đạt”. - Test bóp lực kế tay thuận: có 01 sinh viên xếp loại “tốt”, chiếm tỷ lệ 4.2%; có 21 sinh viên xếp loại “đạt”, chiếm tỷ lệ 87.4%; có 02 sinh viên xếp loại “không đạt” chiếm tỉ lệ 8.4%. - Test nằm ngửa gập bụng 30s: không có sinh viên nào xếp loại “tốt”; có 22 sinh viên xếp loại “đạt”, chiếm tỷ lệ 91.6%; có 02 sinh viên xếp loại “không đạt”, chiếm tỷ lệ 8.4%. - Test chạy con thoi 4x10m: đây là test có thành tích tốt nhất của nam sinh viên đội bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC khi cả 24 sinh viên xếp loại “tốt”. 3. KẾT LUẬN - Qua lựa chọn, phỏng vấn và đánh giá độ tin cậy, chúng tôi đã lựa chọn được 10 test đánh giá thể lực của đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC. - Đánh giá thực trạng thể lực của họ và so sánh với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy thể lực của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC đa số chỉ ở mức đạt, cá biệt còn có sinh viên không đạt ở một số tiêu chí. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn và áp dụng các bài tập phát triển thể lực vào công tác huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường cao đẳng FPT POLYTECHNIC trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 Ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Lê Mạnh Hồng (2007), Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển sức bền bật trong thi đấu bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành TDTT trường Đại học Vinh, Tạp chí dạy và học ngày nay, số 1, Tr 32-33 1062
  7. 3. Đỗ Thị Vĩnh Linh (2013), Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học Thể Dục Thể Thao thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh 4. Nguyễn Đức Thành (2012), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của SV một số trường Đại học ở TP HCM, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội 1063
nguon tai.lieu . vn