Xem mẫu

  1. Physical Education and School Sports THỰC TRẠNG SỨC BỀN CỦA NAM SINH VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI TS. Phùng Xuân Dũng, ThS. Nguyễn Văn Duyệt – Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sức bền của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền trường Đại học Thể dục Thể thao Hà Nội, cung cấp cho ban huấn luyện những thông tin chính xác về trình độ thể lực của nam sinh viên trong đội bóng chuyền của trường. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và huấn luyện môn bóng chuyền của nhà trường. Từ khóa: Thực trạng, sức bền, sinh viên, đội tuyển bóng chuyền. Abstract: Through the use of research methods: method of document analysis and synthesis, method of discussion interview, method of pedagogical observation, method of mathematical statistics, we have evaluated the reality of jumping endurance of male students majoring in Volleyball at Hanoi University of Physical Education and Sports Keywords: Reality, jumping endurance, students, team volleyball. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đi đôi với việc đào tạo về kiến thức lý luận thì vấn đề trang bị kỹ thuật, chiến thuật và thể lực trong đó, đặc biệt là sức bền đối với sinh viên (SV) đội tuyển Bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (ĐHSP TDTT Hà Nội) luôn được quan tâm chú trọng. Tuy nhiên muốn huấn luyện sức bền cho SV đạt hiệu quả cao nhất thì các giảng viên cần phải nắm được cũng như đánh giá được thực trạng sức bền của SV đội tuyển Bóng chuyền ở mức độ nào. Để từ đó đưa ra những bài tập, phương pháp hay biện pháp giảng dạy, huấn luyện một cách hiệu quả nhất, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sức bền của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội” Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Thực trạng công tác huấn luyện thể lực cho nam SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 2.1.1. Thực trạng kế hoạch huấn thể lực cho nam SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam SV đội tuyểnbóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, chúng tôi tiến hành tham khảo tài liệu, phân tích kế hoạch huấn luyện, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp và quan sát các giờ huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội về thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày tại bảng 1. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 393
  2. Physical Education and School Sports Bảng 3. Tổng hợp thời gian huấn luyện cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n= 70 giáo án) TT Nội dung huấn luyện Tỷ lệ thời gian (%) 1 Kỹ thuật 35.7 2 Chiến thuật 27.2 3 Thể lực 17.1 4 Thi đấu 20.0 Tổng 100% Qua bảng 1 cho thấy, tổng thời gian số giờ huấn luyện trong 1 năm là 70 giáo án, thời gian được phân bổ với các nội dung như: 35.7% thời gian dành cho huấn luyện kỹ thuật; 27.2% thời gian dành cho huấn luyện chiến thuật; 17.1% thời gian dành cho huấn luyện thể lực và 20.0% dành cho thi đấu tập luyện. Qua đó có thể nhận thấy rằng, với nội dung huấn luyện như vậy là đầy đủ, thời gian huấn luyện dành cho các nội dung được sắp xếp phân bổ tương đối đồng đều, đảm bảo đúng theo nguyên tắc huấn luyện thể thao. Để tìm hiểu việc phân phối thời gian huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, qua từng buổi tập được tổng hợp kết quả tại bảng 2. Bảng 4. Thời gian huấn luyện thể lực chuyên môn qua của nam SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Tỷ lệ thời gian TT Nội dung huấn luyện (%) Tỷ lệ (%) 1 Sức nhanh 33.3% 2 Sức mạnh 33.3% 3 Sức bền 16.7% 4 Khả năng phối hợp vận động 16.7% Tổng 100% Qua bảng 2 cho thấy: Thời gian dành cho huấn luyện sức nhanh và sức mạnh là 33.3%, khả năng phối hợp vận động đều và sức bền là 16.7%. Qua đó có thể thấy tỷ lệ thời gian của các nội dung huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn là tương đối đồng đều nhau, tuy nhiên tỷ lệ thời gian dành cho huấn luyện sức bền chuyên môn còn ít. Trong thời gian huấn luyện các tố chất, trên thực tế, các giảng viên không giành toàn bộ buổi tập để huấn luyện một tố chất thể lực riêng lẻ nào mà thường phối hợp tập nhiều tố chất thể lực chung trong 01 buổi tập. Các giảng viên cũng thường sử dụng huấn luyện cả thể lực chung và thể lực chuyên môn trong 1 buổi tập thể lực. Trên thực tế, tố chất sức bền rất quan trọng đối với Bóng chuyền, nó là cơ sở để duy trì thời gian thi đấu kéo dài của VĐV, khả năng thực hiện thành công các kỹ thuật, chiến thuật, giúp VĐV thực hiện các động tác với thời gian dài. Tuy nhiên, trong thực tế huấn luyện thể lực chuyên môn cho SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, các giảng viên lại chưa thực sự quan tâm tới việc phát triển sức bền chuyên môn cho các VĐV trong đội tuyển. 2.1.2. Thực trạng việc sử dụng các bài tập huấn luyện sức bền cho SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 394
  3. Physical Education and School Sports Để đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức bền cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, đề tài tiến hành quan sát các buổi tập, tham khảo kế hoạch, chương trình, giáo án huấn luyện, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giảng viên để tìm ra những bài tập thường được sử dụng trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Qua thực tiễn theo dõi việc huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội của một số giảng viên ở nhà trường cho thấy, các giảng viên thường sử dụng nhóm 4 bài tập để phát triển các tố chất vận động để phát triển thể lực chuyên môn cho các VĐV trong đội tuyển, kết quả được trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bềncho SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n= 70 giáo án) TT Nội dung huấn luyện Số lần sử dụng (%) 1 Nhóm bài tập phát triển sức nhanh 22 lần 2 Nhóm bài tập phát triển sức mạnh 18 lần 3 Nhóm bài tập phát triển sức bền 8 lần 4 Nhóm bài tập phối hợp vận động 16 lần Từ thực tế nêu trên có thể thấy, các giảng viên đã xác định được vai trò của thể lực chuyên môn đặc biệt là sức bền rất quan trọng đối với kết quả tập luyện và thi đấu, nhưng trên thực tế các bài tập được sử dụng phát triển thể lực chuyên môn phần lớn dựa vào kinh nghiệm cá nhân, nội dung các bài tập còn đơn giản, mức độ sử dụng các bài tập không nhiều. Phương pháp huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn còn đơn điệu, thiếu tính hệ thống, trong huấn luyện chủ yếu chỉ sử dụng các phương pháp và các bài tập tác động vào các yếu tố chung, chưa có các phương pháp huấn luyện phù hợp nhằm phát triển hài hoà các tố chất thể lực chuyên môn cho các VĐV trong đội tuyển. 2.2. Thực trạng sức bền của SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 2.2.1. Lựa chọn Test đánh giá sức bền cho SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Trên cơ sở tham khảo các tài liệu huấn luyện thể lực chung và chuyên môn, các tài liệu của các chuyên gia trong và ngoài nước, các công trình của các tác giả đã nghiên cứu trước đó về giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền. Đề tài đã thu thập được 10 test đánh giá sức bền cho VĐV Bóng chuyền. Để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với đối tượng nghiên cứu là nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn Test. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá sức bền chuyên môn cho SV đội tuyểnbóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n=20) Tán thành Không tán thành TT Test n % n % 1 Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (s) 1 5 19 95 2 Bật với có đà (cm) 2 10 18 90 3 Chạy cây thông (s) 20 100 0 0 Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên 4 15 75 5 25 tục trong 1 phút (lần) PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 395
  4. Physical Education and School Sports Tán thành Không tán thành TT Test n % n % 5 Bật cao tại chỗ (cm) 12 60 8 40 6 Bật cao có đà bằng 1 chân (cm) 13 65 7 35 Hai người nhảy chắn bóng liên tục trong 7 17 85 3 15 1 phút (số lần) Di chuyển sang hai bên bật nhảy chạm 8 18 90 2 10 hai tay vào bóng trong 1 phút (số lần) 9 Nhảy dây 2 phút (lần) 17 85 3 15 10 Test tổng hợp (lần) 8 40 12 60 Từ kết quả ở bảng 4. Chúng tôi lựa chọn được 5 test đánh giá sức bền cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, có ý kiến tán thành từ 75% trở lên đó là các test 3; 4; 7; 8; 9. 2.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội * Phân loại tiêu chuẩn đánh giá sức bền Thông qua kết quả kiểm tra sư phạm, đề tài tiến hành phân loại từng chỉ tiêu đánh giá sức bền thành năm mức theo quy tắc 2 xích ma: tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Kết quả tính toán được trình bày thành bảng phân loại tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội từng tiêu chuẩn kiểm tra được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Phân loại tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Phân loại TT Test Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 1 < 18 18–20 20 – 23 23- 25 ≥ 25 3 liên tục trong 1 phút (lần) Hai người nhảy chắn bóng liên tục 2 ≤ 40 40 – 42 42 – 45 45- 47 ≥ 47 trên lưới trong 1 phút (lần) 25.7 – 3 Chạy cây thông (s) ≥ 28.7 28.69 – 27.7 27.69 – 25.71 ≤ 24.7 24.71 Di chuyển sang hai bên bật nhảy 4 chạm hai tay vào bóng (60s tính ≤ 10 10 – 11 12 – 13 14 - 15 ≥ 15 số lần) 5 Nhảy dây 2 phút (lần) ≤ 190 191 - 202 203 - 225 226 - 237 ≥ 238 Kết quả thu được qua các bảng trên rất thuận tiện để sử dụng trong việc đánh giá, phân loại trình độ của từng nội dung kiểm tra sức bền đồng thời nhằm phục vụ cho công tác đối chiếu, tham khảo trong thực tiễn huấn luyện và đánh giá sức bền cho đối tượng nghiên cứu. * Xác định chuẩn điểm đánh giá sức bền của SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Phân loại các chỉ tiêu đánh giá cho phép đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể, tuy nhiên mỗi chỉ tiêu lại có đơn vị đo lường khác nhau, do đó để đánh giá tổng hợp sức bền chuyên môn thì chưa đảm bảo chính xác. Vì vậy đề tài sử dụng công thức tính điểm theo thang độ C nhằm quy tất cả các đơn vị đo lường khác nhau ra điểm. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 6. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 396
  5. Physical Education and School Sports Bảng 6. Bảng điểm đánh giá sức bền cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Điểm TT Test 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Bật nhảy đập bóng tung ở 1 vị trí số 3 liên tục trong 1 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 phút (lần) Hai người nhảy chắn bóng 2 liên tục trên lưới trong 1 48 47 46 45 44 43 42 41 40 39 phút (lần) 3 Chạy cây thông (s) 24,2 24,7 25,2 25,7 26,2 26,7 27,2 27,7 28,2 28,7 Di chuyển sang hai bên bật 4 nhảy chạm hai tay vào bóng 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 (60s tính số lần) 5 Nhảy dây 2 phút (lần) 244 238 232 226 220 214 208 202 196 190 Sau khi đã quy được tất cả kết quả của các chỉ tiêu ra điểm, nghiên cứu đối chiếu với kết quả thu được ở bảng 6, để phân loại điểm tổng hợp đánh giá sức bền cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả trình bày ở bảng 7. Bảng 7. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại sức bền cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Tổng điểm TT Xếp loại (Tổng số điểm tối đa = 50) 1 Tốt ≥ 45 2 Khá 40 - 44 3 Trung bình 25 - 39 4 Yếu 15 - 24 5 Kém < 15 2.2.3. Thực trạng sức bền của SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Đề tài tiến hành kiểm tra sức bền trên 28 nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Sau đó, đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (bảng 7) để xác định thực trạng của đối tượng nghiên cứu, kết quả trình bày tại bảng 8. Bảng 8. Thực trạng kết quả xếp loại sức bền của SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n = 28) Kết quả TT Xếp loại n Tỷ lệ % 1 Tốt 5 17.9 2 Khá 9 32.1 3 Trung bình 11 39.3 4 Yếu 2 7.1 5 Kém 1 3.6 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 397
  6. Physical Education and School Sports Kết quả ở bảng 8 cho thấy, tỷ lệ xếp loại sức bền của nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội ở mức khá và tốt là không cao: Loại tốt chiếm 17.9%; loại khá chiếm 32.1%; loại trung bình chiếm đa số là 39.1%; loại yếu chiếm 7.1%; loại kém chiếm 3.6%. Như vậy có thể nói sức bền của nam SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội còn chưa cao, chỉ đạt ở mức độ trung bình và mức khá chưa đáp ứng được thể lực chuyên môn theo mục tiêu đặt ra. Vì vậy đòi hỏi cần phải quan tâm nghiên cứu lựa chọn những bài tập hợp lý để phát triển sức bền cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 3. KẾT LUẬN Phương pháp huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho nam SV đội tuyển Bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội còn đơn điệu, thiếu tính hệ thống, trong huấn luyện chủ yếu chỉ sử dụng các phương pháp và các bài tập tác động vào các yếu tố chung, chưa có các phương pháp huấn luyện phù hợp nhằm phát triển hài hoà các tố chất thể lực chuyên môn cho các VĐV trong đội tuyển. Nghiên cứu đã lựa chọn được 05 test đánh giá sức bền cho nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Trên cơ sở đó đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho đối tượng nghiên cứu. Sức bền của nam SV đội tuyển bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT Hà Nội còn thấp so với các tiêu chuẩn xếp loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Hùng Mạnh (2010), Giáo trình bóng chuyền, NXB TDTT Hà Nội 2. Phan Hồng Minh - Nguyễn Thành Lâm - Trần Đức Phấn (1997), Phương pháp huấn luyện bóng chuyền, Thông tin KHKT - Chuyên đề Bóng chuyền, Viện Khoa học TDTT, NXB Hà Nội. 3. Trần Đức Phấn (2001) Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực linh hoạt cho VĐV bóng chuyền nữ 14 - 16 tuổi. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT. 4. Đinh Lẫm, Nguyễn Bình (1994), Huấn luyện Bóng chuyền, NXBTDTT HN 5. Lê Văn Lẫm - Phạm Xuân Thành (2007) “Đo lường Thể dục Thể thao” NXB TDTT Hà Nội. Nguồn bài báo: Trích từ Luận văn thạc sĩ GDH “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền bật nhảy cho nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền K48 trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội”, Nguyễn Văn Duyệt, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, 2018. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 398
nguon tai.lieu . vn