Xem mẫu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA HỌC SINH CẤP 3,  
TRƯỜNG CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA, TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 
Vũ Anh Kiệt*, Huỳnh Giao**, Nguyễn Thành Luân** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng sử dụng Internet ở một trường chuyên 
TP.HCM, nơi khuyến khích học sinh ứng dụng các tiện ích Internet vào học tập.  
Mục  tiêu  nghiên  cứu: Xác định tỷ lệ và mục đích sử dụng Internet của học sinh trường THPT chuyên 
Trần Đại Nghĩa, và tìm mối liên quan giữa việc sử dụng từ 20 giờ/tuần trở lên với các vấn đề về sức khỏe thể 
chất và tinh thần. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang toàn bộ trên 829 học sinh, sử dụng bộ câu hỏi tự điền kết 
hợp với thời gian đo là giờ/tuần. Các kết quả được thống kê và tìm các mối liên quan thông qua phép kiểm định 
chi bình phương. 
Kết quả nghiên cứu: 94,5 % các em sử dụng Internet, và có gần 50% sử dụng từ 20 giờ/tuần trở lên. Mục 
đích các em sử dụng khá đa dạng, và có đến gần 60% các em có các vấn đề về sức khỏe trong thời gian sử dụng. 
Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan với các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. 
Kết luận: Các bậc phụ huynh cần quan tâm, giám sát việc sử dụng của con mình hơn để giúp các em tránh 
sa đà Internet, và nhà trường cần có chương trình về tác hại của việc lạm dụng Internet để cảnh báo học sinh 
tránh sa đà vào Internet. 
Từ khóa: Internet 

ABSTRACT 
SITUATION OF INTERNET USE OF STUDENTS IN TRAN DAI NGHIA HIGH SCHOOL 
 FOR THE GIFTED, HO CHI MINH CITY, 2012 
Vu Anh Kiet, Huynh Giao, Nguyen Thanh Luan 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 755 ‐ 761 
Background: The study was carried out to explore the actual Internet use at a specialized school in HCMC, 
which encourages students to apply Internet for studying. 
Objectives: Determine purposes and rate of using Internet of Tran Dai Nghia high school students, and 
examine  the  relations  between  the  use  Internet  of  20  hours  and  more  per  week  with  the  physical  and  mental 
health. 
Method:  A cross‐sectional study on 829 students, using questionnaire combined with the time scale hour 
per week. The data were statistic and examined the correlations by chi‐squared test. 
Results: 94.5% of students used Internet, and approximately 50% of them accessed Internet 20 hours and 
more per week. Activities, which they joined, are varied. There were nearly 60% of Internet users who have health 
problems during using Internet. In addition, the survey found the associations between Internet use and physical 
and mental health among school students. 
Conclusion:  Parents  need  caring  and  monitoring  the  Internet  use  of  their  children  to  help  them  avoid 
abusing Internet, and the school should have a program to introduce to harm of abusing Internet in order to warn 
* Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh 
** Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: CN. Vũ Anh Kiệt 
ĐT: 0962762479 
Email: vukiet1990@yahoo.com 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

755

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
students of misusing Internet. 
Keywords: Internet 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Internet  đã  và  đang  trở  thành  một  công  cụ 
hữu  hiệu  nhất  để  tiếp  cận  nguồn  tri  thức  của 
nhân loại. Tuy nhiên, việc lạm dụng Internet có 
thể  dẫn  đến  tình  trạng  nghiện  Internet.  Young 
(1996) là người đầu tiên đề xuất các khái niệm về 
nghiện  Internet(4):  sử  dụng  Intetnet  trên  40 
giờ/tuần.  Với  sự  phát  triển  nhanh  chóng  của 
máy  vi  tính,  điện  thoại  thông  minh  và  cả 
Internet, một nghiên cứu trên đối tượng học sinh 
cấp  3  tại  Đài  Loan  cho  rằng  ngưỡng  nghiện 
Internet là từ 20 giờ/tuần trở lên. 
Tại  Việt  Nam,  chưa  có  một  nghiên  cứu  nào 
về vấn đề nghiện Internet và thời lượng sử dụng 
Internet.  Tuy  nhiên,  bệnh  viện  tâm  thần  trung 
ương 2  đã  ghi nhận  có  các trường hợp  rối  loạn 
tâm  thần  và  hành  vi  liên  quan  đến  sử  dụng 
Internet(1).  Theo  Trung  tâm  Internet  Việt  Nam 
(VNNIC),  tỷ  lệ  dân  số  sử  dụng  Internet  lên  tới 
35,29% tính đến tháng 3 năm 2012(2). Theo điều 
tra  quốc  gia  năm  2010  trên  10.000  thanh  thiếu 
niên  Việt  Nam  (từ  14  đến  25)  cho  thấy  có  đến 
trên 61%  có sử dụng Internet,  và trung  bình  sử 
dụng hơn 1 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên do cuộc 
khảo sát ở nhiều vùng miền khác nhau nên thời 
gian  sử  dụng  Internet  trung  bình  1  tiếng  mỗi 
ngày  chưa  phản  ánh  đúng  tình  hình  sử  dụng 
Internet  ở  thanh  thiếu  niên  thành  thị,  nơi  có 
nhiều điều kiện tiếp cận Internet hơn.  
Việc  ứng  dụng  Internet  vào  học  tập  luôn 
được  ngành  giáo  dục  thành  phố  Hồ  Chí  Minh 
khuyến khích, đặc biệt đối vớihọc sinh cấp 3 tại 
những trường chuyên. Tuy nhiên, việc sử dụng 
Internet  ngoài  mục  đích  học  tập  và  thiếu  kiểm 
soát có thể ảnh hưởng đến thời gian học tập, sức 
khỏe  cả  về  thể  chất  và  tâm  thần.  Do  đó,  chúng 
tôi  thực  hiện  một  cuộc  điều  tra  trên  đối  tượng 
học  sinh  cấp  3  trường  chuyên  Trần  Đại  Nghĩa 
nhằm xác định tỷ lệ học sinh sử dụng Internet và 
xác  định  mối  liên  quan  giữa  việc  sử  dụng 
Internet  từ  20  giờ/tuần  trở  lên  (ngưỡng  gây 

756

nghiện)  với  một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  sức 
khỏe thể chất và tinh thần.  

Mục tiêu 
Xác định tỷ lệ sử dụng Internet, mục đích sử 
dụng  và  các  mối  liên  quan  giữa  việc  sử  dụng 
Internet từ 20 giờ/tuần trở lên với các yếu tố sức 
khỏe  thể  chất  và  tinh  thần  ở  học  sinh  cấp  3 
trường chuyên Trần Đại Nghĩa. 

ĐỐI  TƯỢNG ‐ PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN  CỨU 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên toàn bộ học 
sinh cấp 3 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa 
được tiến thành vào tháng 5 năm 2012, thời điểm 
mà các em đã xong kỳ thi học kỳ và đang chuẩn 
bị nghỉ hè để gia tăng tỷ lệ tham gia nghiên cứu.  
Thông tin được thu thập bao gồm các thông 
tin về tuổi, lớp, mục đích sử dụng, thời gian sử 
dụng  Internet  (tính  theo  giờ/tuần),  các  ảnh 
hưởng về thể chất và tinh thần xảy ra trong thời 
gian  sử  dụng  Internet.  Học  sinh  được  xác  định 
sử dụng Internet thông qua việc đánh dấu vào ô 
“có sử dụng Internet” đồng thời có ghi thời gian 
sử  dụng  vào  các  hoạt  động  trên  Internet  tương 
ứng  (nếu  có  sử  dụng).  Các  vấn  đề  về  sức  khỏe 
thể chất và tinh thần được xác định dựa trên các 
tài  liệu  tham  khảo  và  trải  nghiệm  thực  tế  của 
nhóm  nghiên  cứu.  Tuy  nhiên,  nghiên  cứu  chỉ 
đơn thuần định nghĩa các biến này định tính mà 
chưa có 1 thang đo lường chuyên biệt. Riêng với 
thời  gian  sử  dụng  Internet,  nghiên  cứu  đưa  ra 
các hoạt động và đối tượng tham gia tự điền thời 
gian  sử  dụng  Internet  trung  bình  vào  các  hoạt 
động này, sau đó đối tượng tham gia tự ghi lại 
tổng thời gian trung bình sử dụng Internet trong 
một tuần. Các phiếu khảo sát không hợp lệ sẽ là 
phiếu  có  tổng  thời  gian  sử  dụng  lớn  hơn  100 
giờ/tuần  hoặc  có  thời  gian  cho  một  hoạt  động 
trên Internet lớn hơn tổng thời gian sử dụng.  
Chúng  tôi  sử  dụng  bộ  câu  hỏi  tự  điền  có 
nhiều lựa chọn để thu thập thông tin. Các điều 
tra viên đã qua tập huấn sẽ đến từng lớp trao đổi 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
về mục đích nghiên cứu và cách sử dụng bộ câu 
hỏi.  Các  thông  tin  sẽ  được  lọc  và  mã  hóa  lại, 
nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý số 
liệu bằng R (package epicalc). Số liệu được thống 
kê mô tả  bằng tần số, tỉ  lệ  phần  trăm;  xác  định 
mối  liên  quan  bằng  phép  kiểm  định  chi  bình 
phương và mối tương quan bằng tỷ lệ nguy cơ 
hiện  hành  (PR).  Các  thông  tin  nhận  dạng  cá 
nhân được bảo mật và điều này đã được thông 
báo  đến  đối  tượng  tham  gia  trước khi thu thập 
số liệu.  

Kết quả nghiên cứu thu được 974 phiếu (đủ 
100%  học  sinh  toàn  trường  theo  số  liệu  phòng 
đào tạo), sau khi sàng lọc chỉ còn 829 phiếu hợp 
lệ (đạt 85,1%) trong đó tỷ lệ số học sinh nam và 
nữ, học sinh ở các khối lớp đảm bảo đúng tỷ lệ 
học sinh hiện có của trường trong năm học này.  
Bảng 2. Các đặc tính của mẫu theo thời gian sử dụng 
Internet (n=829) 
Đặc tính
Sử dụng Internet
Thời gian sử dụng
< 10 giờ
10 - 19 giờ
20 – 29 giờ
30 – 39 giờ
40 – 49 giờ
>=50 - < 100 giờ

KẾT QUẢ  
Bảng 1. Các đặc tính của mẫu theo giới, khối lớp, học 
lực (n=829) 
Đặc tính
Giới

Tần số (%)
516 (62,2)
313 (37,8)
335 (40,4)
272 (32,8)
222 (26,8)
678 (81,8)
140 (16,9)

Nữ
Nam
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Giỏi
Khá

Khối lớp

Học lực

Tần số (%)
783 (94,5)
234 (28,3)
232 (28,0)
132 (16,0)
97 (11,7)
50 (6,0)
83 (10,0)

Tỷ  lệ  học  sinh  sử  dụng  Internet  là  94,5%, 
trong  đó  có  đến  hơn  40%  học  sinh  sử  dụng  ở 
mức từ 20 giờ trở lên trong một tuần, và 16% sử 
dụng từ 40 giờ/tuần trở lên. 

100
90

87,6

87

86,8

82,6

81,6

79,7

80
70
60
%

48,5

50

45,2

40

28,1

30
20

4,1

10
0

Xem Chat, Mạng Chơi
Tìm Nghe Đọc
Đọc
thông nhạc tin tức phim,
trò xã hội game truyện
video chuyện
tin học
tập

Diễn
đàn

Khác

 
Biểu đồ 1.Mục đích sử dụng Internet (n=783). 
Đối  tượng  tham  gia  sử  dụng  Internet  vào 
mục đích học tập chiếm tỷ lệ cao nhất (87,6%), kế 
đến là các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem 
phim,  trò  chuyện  trên  mạng,  mạng  xã  hội  (từ 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

79,7% – 87%). Các hoạt động giải trí khác như trò 
chơi trực tuyến, đọc truyện chiếm tỷ lệ cũng khá 
cao (lần lượt 48,5% và 45,2%).  

757

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
7,8

8

7,1

7
6

6

5,6
5,1

5

4,6
4,3

4
giờ / tuần

3,8

3,6

3
2
1
0
Mạng xã
hội

Nghe
nhạc

Chat, trò
chuyện

Chơi
game

Đọc
truyện

Xem
phim,
video

Đọc tin Diễn đàn
Tìm
tức
thông tin
học tập

 
Biểu đồ 2. Thời gian trung bình dành cho các hoạt động trên Internet (n=783). 
trong khi thời gian giành cho các hoạt động giải 
Nếu  mục  đích  học  tập,  đọc  tin  chiếm  tỷ  lệ 
trí như mạng xã hội, nghe nhạc lại cao gần gấp 
cao  nhất  thì  thời  gian  dành  cho  các  hoạt  động 
đôi (lần lượt 7,8 và 7,1 giờ/tuần). 
này  lại  khá  thấp  (lần  lượt  4,3  và  3,6  giờ/tuần) 
50
40

40,1

38,3
33,2

%

30

26,2

20

16,3
6,4

10
3,6
0

Không bị gì

Mỏi mắt,
mờ mắt

Đau lưng,
mỏi vai

Mệt mỏi, uể
oải

Nhức đầu,
chóng mặt

Đau bụng,
đau dạ dày

Khác

 
Biểu đồ 3. Những vấn đề sức khoẻ thể chất trong khi sử dụng Internet (n=783) 
nhất  (38,3%),  ảnh  hưởng  đến  lưng,  vùng  cột 
Tỷ  lệ  học  sinh  có  vấn  đề  về  sức  khỏe  trong 
sống cao thứ hai (33,2%).  
khi sử dụng Internet chiếm đến gần 59,9%. Tỷ lệ 
học  sinh  bị  ảnh  hưởng  về  mắt  chiếm  tỷ  lệ  cao 

758

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
100

97,1
86,7

90
80
70
%

60
50
34,6

40
30

18,3

20

9,7

10

4,6

0
Thư giãn

Học tập

Không thể
sống thiếu
Internet

Bị la rầy

Chứng tỏ bản
thân

Ngại giao tiếp
trực tiếp

 
Biểu đồ 4. Những tác động lên sức khỏe tinh thần của việc sử dụng Internet (n=783) 
thấy không thể sống thiếu Internet (34,6%), bị la 
Đa  số  học  sinh  nhận  xét  Internet  giúp  thư 
rầy do sử dụng Internet (18,3%).  
giãn (97,1%), giúp học tập (86,7%). Tuy nhiên có 
một  số  lượng  không  nhỏ  các  em  học  sinh  cảm 
Bảng 3. Mối liên quan giữa việc sử dụng Internet từ 20 giờ/tuần trở lên với một số thông tin nền và các vấn đề 
sức khỏe, tinh thần (n=783). 
Nội dung
Giới

Sử dụng từ 20 giờ/tuần
Có (%)
Không (%)

Thông tin nền
Nam (n=290)
144 (49,7)
Nữ (n=493)
195 (39,6)
Lớp
10 (n=324)
149 (46,0)
11 (n=263)
133 (50,6)
12 (n=196)
57 (29,1)
Sức khỏe thể chất
Mệt mỏi, uể oải
Có (n=205)
101 (29,8)
Không (n=578)
238 (70,2)
Sức khỏe tinh thần
Khiến bị la rầy
Có (n=143)
75 (22,1)
Không (n=640)
264(77,9)
Giúp chứng tỏ bản thân
Có (n=76)
45 (13,3)
Không (n=707)
294(86,7)
Cảm thấy không thể sống thiếu Internet
Có (n=271)
161(47,5)
Không (n=512)
178(52,5)

χ2

PR
(KTC 95%)

146 (50,3)
298 (60,4)

7,2

1,26
(1,06 - 1,49)

175 (54,0)
130 (49,4)
139 (70,9)

22,8

1
1,10 (0,92-1,32)
0,76 (0,61–0,95)

104 (23,4)
340 (76,6)

3,7

1,27 (1,00 – 1,62)

68 (15,3)
376 (84,7)

5,5

1,44 (1,06 – 1,95)

31 (7,0)
413 (93,0)

8,0

1,90 (1,22 – 2,97)

110 (24,8)
334 (75,2)

42,8

1,92 (1,58 – 2,33)

* Các mối liên được trình bày đều có ý nghĩa thống kê 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

759

nguon tai.lieu . vn