Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TỈNH HÒA BÌNH
Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Thu Hà
1

Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 450 bà mẹ nhằm mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bà
mẹ có xu hướng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhà để khám chữa bệnh khi trẻ mắc bệnh. Tỷ lệ trẻ khám
chữa bệnh tại trạm y tế xã cao nhất (tiêu chảy: 73,9% và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 73,3%), bệnh viện
công (tiêu chảy: 20% và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 40,4%). Chỉ tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học
vấn của bà mẹ tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em. Bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 sử dụng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng 0,19 lần bà mẹ trình độ dưới cấp 3 khi trẻ bị tiêu chảy và bằng 0,43 lần khi trẻ bị
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (p < 0,05).
Từ khóa: sử dụng dịch vụ, trẻ em dưới 2 tuổi, Hòa Bình

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch vụ y tế là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho người dân mà
kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa
không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ
thể, nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận tiện và có
hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của
người dân về chăm sóc sức khỏe [1]. Việc tìm
hiểu hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người
dân sẽ giúp cho các cơ sở y tế cung cấp các
loại hình dịch vụ y tế phù hợp, đáp ứng nhu
cầu của người dân.

và trung bình [2]. Một nghiên cứu tại Trung
Quốc cho thấy hầu hết những người chăm
sóc trẻ đã tìm kiếm sự chăm sóc ở bên ngoài
khi trẻ bị sốt, ho, viêm phổi và tiêu chảy,
khoảng 2/3 tìm kiếm sự chăm sóc tại các trạm
y tế xã và các bệnh viện quận/huyện [3]. Một
nghiên cứu khác ở Zambezia cho thấy có 65%
trẻ bị sốt được đưa đến một cơ sở y tế [4].
Kết quả của một số nghiên cứu tại Việt Nam
cũng cho thấy trên 70% trẻ em khi ốm đau
được đưa đến các cơ sở y tế và có xu hướng
với trẻ em khu vực thành thị tìm kiếm dịch vụ

Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng dễ bị tác

chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện hoặc trung

động bởi bệnh tật. Ở giai đoạn này, tử vong ở

tâm y tế huyện trong khi trẻ em ở khu vực

trẻ em 80% liên quan tới viêm phổi và 70%

nông thôn lại đa phần khám và điều trị tại trạm

liên quan tới tiêu chảy, gây gánh nặng tử vong

y tế xã [5 - 7].

trẻ em lớn đặc biệt ở các nước thu nhập thấp

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, tập trung
nhiều dân tộc sinh sống. Năm 2016, tỷ suất tử

Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Nga, Viện Đào tạo Y học dự

vong chiếm 5,7/1000 trẻ đẻ sống, dưới 1 tuổi

phòng và y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

13/1000, dưới 5 tuổi 14,5/1000, có tới 90% trẻ

Email: tranthinga@hmu.edu.vn

nhiễm khuẩn đường hô hấp (58.880 trẻ), tiêu

Ngày nhận: 10/5/2018

chảy (5.253 trẻ). Các nguyên nhân trẻ tử vong

Ngày được chấp thuận: 15/8/2018

là viêm phổi, dị tật bẩm sinh, sơ sinh non yếu,

TCNCYH 113 (4) - 2018

131

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tai nạn [8]. Vậy việc sử dụng dịch vụ y tế của

p = 32,1% [9]; ε: Khoảng sai lệch mong

trẻ dưới 2 tuổi ở đây như thế nào? Yếu tố nào

muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể.

ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế? Để

Chọn ε = 0,15. Từ công thức trên tính n = 362,

trả lời câu hỏi này nghiên cứu được thực hiện

lấy thêm 20% để đảm bảo cỡ mẫu → Cỡ mẫu

với mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ

thực tế là 450 bà mẹ có con dưới 2 tuổi.

chăm sóc sức khỏe của trẻ em dưới 2 tuổi và

3. Chọn mẫu: Theo 3 bước

một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình năm

Bước 1: Chọn chủ đích: 1 huyện thành thị

2017.

(Thành phố Hòa Bình), 1 huyện nông thôn

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 2 tuổi.
Tiêu chuẩn: Bà mẹ có con dưới 2 tuổi trên
địa bàn nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên
cứu, không bị các rối loạn tâm thần, có khả
năng cung cấp thông tin, loại trừ những đối
tượng trong danh sách không có mặt tại hộ
gia đình trong thời gian nghiên cứu.
Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Thành phố Hòa Bình, huyện
Lương Sơn và huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình.
Thời gian: từ tháng 9/2016 đến tháng
4/2017.

(huyện Lương Sơn) và 1 huyện miền núi
(huyện Mai Châu).
Bước 2: Chọn Xã: chọn chủ đích mỗi
huyện 15 xã → Tổng số điều tra 45 xã.
Bước 3: Chọn bà mẹ có con dưới 2 tuổi:
Tại mỗi xã, lập danh sách hộ gia đình có con
dưới 2 tuổi. Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên
đơn để chọn ra 10 bà mẹ có con dưới 2 tuổi/
xã.
4. Kỹ thuật thu thập số liệu
Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc
gồm: phần thông tin chung, mắc các bệnh cấp
tính về nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy của
trẻ, lựa chọn điều trị của bà mẹ.
Trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp khi có

2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

triệu chứng như ho, sốt, khó thở,€ và mắc

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu

tiêu chảy khi có những triệu chứng như đau

cho ước tính một tỷ lệ
(p.(1 - p)
n = Z2(1- α/2)

(p.ε)2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
Z2(1-α/2): Hệ số tin cậy với α = 0,05 ta có
Z = 1,96;
p: là tỷ lệ trẻ em mắc bệnh được đưa đến
cơ sở y tế của một nghiên cứu trước.

132

bụng, đi ngoài ≥ 3 lần/ ngày.
5. Sai số và hạn chế sai số
Sai số: sai số nhớ lại của các bà mẹ, sai số
do kỹ năng của điều tra viên trong quá trình
thu thập số liệu.
Cách khắc phục sai số: Thiết kế bộ câu hỏi
dễ hiểu, thử nghiệm và hoàn chỉnh trước khi
thu thập số liệu chính thức. Tập huấn kỹ điều
tra viên và giám sát viên. Trước khi kết thúc
phỏng vấn điều tra viên phải xem xét lại phiếu
điều tra để khẳng định các thông tin đã được

TCNCYH 113 (4) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
khai thác đầy đủ. Điều tra viên kiểm tra phiếu

III. KẾT QUẢ

phát hiện những thông tin còn thiếu, sai sót và
hoàn thiện lại phiếu.
6. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được kiểm tra, làm sạch và nhập

1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Có 450 bà mẹ có con dưới 2 tuổi tham gia

bằng phần mềm Epidata 3.1 sau đó xử lý

nghiên cứu. Đa số các bà mẹ là dân tộc
Mường, Kinh, Thái và không theo tôn giáo, có

thống kê bằng phần mềm Stata 12.0. Sử dụng

sự khác biệt về điều kiện kinh tế hộ gia đình

test thống kê mô tả để tính toán kết quả.

giữa các huyện, Mai Châu có tỷ lệ hộ nghèo
cao nhất (34%). Phần lớn các bà mẹ có trình

7. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài được sự chấp thuận và tự nguyện
tham gia của cộng đồng, sự ủng hộ của

độ hết cấp 3, ở thành phố Hòa Bình bà mẹ có
trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao

chính quyền địa phương, lãnh đạo các cơ sở

nhất (44%). Về nghề nghiệp, các bà mẹ là
nông dân chiếm tỷ lệ lớn ở huyện Lương Sơn

y tế trên địa bàn nghiên cứu, mọi thông tin

(42,7%) và huyện Mai Châu (52%).

được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.

2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe trẻ em dưới 2 tuổi

Biểu đồ 1 Tình hình mắc triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và tiêu chảy của trẻ
trong bốn tuần qua (n = 450)
* NKHHCT: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Tỷ lệ trẻ mắc các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (75%) cao hơn so với tiêu chảy
(34,2%) và đều cao ở cả ba huyện. Ở Mai Châu có tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
cao hơn so với thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn.

Biểu đồ 2. Lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế khi trẻ có các triệu chứng bệnh
TCNCYH 113 (4) - 2018

133

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
*NKHHCT: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Khi trẻ bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, đa số các bà mẹ đều đưa trẻ đi khám/
điều trị, tỷ lệ bà mẹ không đưa trẻ đi khám/điều trị thấp, dưới 20%.
Bảng 1. Sử dụng dịch vụ y tế của bà mẹ khi trẻ bị tiêu chảy

Lựa chọn nơi khám
chữa bệnh

Thành phố
Hòa Bình (n = 23)

Lương Sơn
(n = 53)

Mai Châu
(n = 54)

Chung
(n = 130)

n

%

n

%

n

%

n

%

Trạm y tế xã

11

47,8

40

75,5

45

83,3

96

73,9

Bệnh viện công

11

47,8

18

33,9

25

46,3

54

41,5

Phòng khám tư

5

21,7

13

24,5

8

14,8

26

20,0

Phòng khám đa khoa
khu vực

4

17,4

13

24,5

6

11,1

23

17,7

Bệnh viện tư nhân

1

4,4

2

3,8

0

0,0

3

2,3

Khác

0

0,0

7

13,2

3

5,6

10

7,7

Khi trẻ bị tiêu chảy, tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế xã khám/ điều trị nhiều nhất (73,9%), tỷ
lệ này ở thành phố Hòa Bình thấp hơn hai huyện Lương Sơn và Mai Châu. Tiếp đến, trẻ được
đưa đến bệnh viện công là 41,5%; thấp nhất là được đưa đến phòng khám tư (20%).
Bảng 2. Sử dụng dịch vụ y tế của bà mẹ khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Lựa chọn nơi khám
chữa bệnh

Thành phố
Hòa Bình (n = 66)

Lương Sơn
(n = 100)

Mai Châu
(n = 111)

Chung
(n = 277)

n

%

n

%

n

%

n

%

Trạm y tế xã

29

43,9

72

72,0

102

91,9

203

73,3

Bệnh viện công

37

56,1

33

33,0

42

37,8

112

40,4

Phòng khám tư

29

43,9

33

33,0

16

14,4

78

28,2

Phòng khám đa khoa
khu vực

10

15,2

21

21,0

12

10,8

43

15,5

Bệnh viện tư nhân

5

7,6

1

1,0

3

2,7

9

3,3

Khác

9

13,6

7

7,0

5

4,5

21

7,6

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế xã, bệnh viện công
để khám/điều trị nhiều nhất (73,3% và 40,4%), tiếp đến là phòng khám tư là 28,2%, thấp nhất là
tỷ lệ đến bệnh viện tư (3,3%).

134

TCNCYH 113 (4) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 2 tuổi
tại tỉnh Hòa Bình năm 2017
Bảng 3. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe trẻ em
Đặc điểm

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị bệnh
OR

95% CI

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị tiêu chảy
Trình độ học vấn (*Dưới cấp 3)
Trên cấp 3

0,19*

0,05 – 0,71

Nghề nghiệp mẹ (* Nông dân)
Nghề nghiệp khác

1,02

0,38 – 2,71

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Dân tộc (* Mường, Thái, khác)
Kinh

0,61

0,33 - 1,15

Trình độ học vấn (* Dưới cấp 3)
Trên cấp 3

0,43*

0,19 - 0,95

Nghề nghiệp mẹ (* Nông dân)
Nghề nghiệp khác

0,63

0,34 - 1,16

Kinh tế hộ gia đình (* Nghèo)
Không nghèo

0,37

0,10 - 1,30

Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi
trẻ mắc bệnh (p < 0,05). Khi trẻ bị tiêu chảy, bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 sử dụng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng 0,19 lần bà mẹ trình độ dưới cấp 3. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính, bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng
0,43 lần bà mẹ có trình độ học vấn dưới cấp 3.

IV. BÀN LUẬN
Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế là sự lựa

mẹ không điều trị gì cho trẻ rất thấp (< 20%).

chọn ưu tiên các loại dịch vụ y tế của người

Điều này cho thấy, đa số các bà mẹ đều lo

dân khi cần chăm sóc sức khỏe theo từng

lắng khi trẻ mắc bệnh, nhận thức được việc

mức độ khác nhau. Người dân có thể tìm đến

đưa trẻ đi khám/điều trị để nhanh chóng xác

sử dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ y

định được tình trạng cũng như chữa khỏi

tế nào do các cơ sở y tế công lập hay tư nhân

bệnh cho trẻ. Kết quả cũng tương đồng với

cung cấp. Trong nghiên cứu, hầu hết bà mẹ

nghiên cứu tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng

đều đưa trẻ đi khám khi trẻ bị bệnh, tỷ lệ bà

Trị năm 2010 cho thấy: Đa số các bà mẹ đưa

TCNCYH 113 (4) - 2018

135

nguon tai.lieu . vn