Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TỈNH HẢI DƯƠNG TS. Nguyễn Văn Đức1, Phạm Đức Dũng2 1 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 2 Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Hải Dương TÓM TẮT Thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, kết quả nghiên cứu đánh giá được thực trạng phong trào Thể dục Thể thao quần chúng của thành phố Hải Dương, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển phong trào Thể dục Thể thao quần chúng của thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương. Từ khóa: Thực trạng, phong trào, thể dục thể thao quần chúng, thành phố Hải Dương. SUMMARY By using scientific research methods, the reality of public exercising in Hai Duong city is assessed, which is used as a foundation for further solutions to develop public exercising in Hai Duong city, Hai Duong province. Keywords: reality, public exercising, Hai Duong city. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phong trào Thể dục Thể thao (TDTT) quần chúng của thành phố Hải Dương có sự phát triển mạnh mẽ, đã có nhiều câu lạc bộ (CLB) được thành lập, số lượng người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên ngày càng tăng. Công tác quản lý Nhà nước về TDTT được tăng cường đã tạo điều kiện môi trường để TDTT phát triển, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hoá, thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hải Dương giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Để phong trào tập luyện TDTT quần chúng ở thành phố Hải Dương có thể phát triển, củng cố những thành tích đạt được, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế yếu kém tồn tại cần xây dựng một chiến lược phát triển phong trào TDTT quần chúng lâu dài trong tương lai. Đây chính là cơ sở để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu thực trạng phát triển phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp toán học thống kê. 988
  2. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của thành phố Hải Dương Chất lượng của phong trào tập luyện TDTT quần chúng không đơn thuần phụ thuộc vào những yếu tố đơn lẻ mà nó bị chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện cần thiết để tiến hành tập luyện. Kết quả điều tra thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của thành phố Hải Dương được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của thành phố Hải Dương (tính đến tháng 12 năm 2016) Số TT Loại sân Địa điểm lượng 1 Cầu lông, Bóng chuyền hơi (sân) Tại tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn 158 thành phố 2 Bóng chuyền (Sân) Tại các cơ quan, trường học 29 3 Cầu lông (sân) Tại các trường học 47 4 Cầu lông trong nhà (phục vụ thi Tại các trường học, cơ quan 20 đấu) (sân) 5 Tennis (sân) Tại các cơ quan và tư nhân 15 6 Bóng bàn (bàn) Tại tổ dân phố, khu dân cư, cơ quan, 107 trường học 7 Bể bơi (cái) Tại các cơ quan và tư nhân 5 8 Bóng đá mini (sân) Trên địa bàn thành phố 32 9 Bóng đá (sân) Trên địa bàn thành phố 9 10 Bóng đá (cỏ nhân tạo) Trên địa bàn thành phố 7 11 Đá cầu (sân) Tại các tổ dân phố 12 Tổng 441 Qua bảng 1 cho thấy, số lượng sân bãi phục vụ cho hoạt động TDTT ở các phường, xã đều có sân Cầu lông và Bóng chuyền hơi với số lượng sân khá lớn. Tuy nhiên trên toàn thành phố, số lượng sân Bóng đá tương đối ít, chỉ có 32 sân mini và 9 sân đá 11 người (đa phần các sân đều không đạt tiêu chuẩn). Số sân cỏ nhân tạo được xây dựng hiện đại đạt tiêu chuẩn là 7, bước đầu đã đáp ứng được một phần nhu cầu tập luyện. Số lượng bàn Bóng bàn đã đáp ứng được nhu cầu tập luyện của người dân với tổng số bàn là 107 bàn. 2.2 Thực trạng về kinh phí dành cho việc phát triển sự nghiệp TDTT thành phố Hải Dương Tiến hành điều tra thực trạng về kinh phí của thành phố Hải Dương thông qua các tài liệu báo cáo của Trung tâm văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Dương năm 2017. Kết quả được trình bày ở bảng 2. 989
  3. Bảng 2: Thực trạng kinh phí dành cho các hoạt động TDTT thành phố Hải Dương năm 2017 Đơn vị Số tiền TT % Nguồn (VN đồng) 1 Kinh phí từ ngân sách Nhà nước 650.000.000 37,8 2 Kinh phí Thành phố cấp 450.000.000 26,1 3 Kinh phí xã hội 620.000.000 36,1 Tổng 1.720.000.000 100 Qua bảng 2 cho thấy, tổng kinh phí cho các hoạt động thể thao trên toàn thành phố là 1.720.000.000đ. Đây là con số chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu về nguồn kinh phí cho phong trào TDTT quần chúng thành phố Hải Dương. Trong đó, kinh phí từ ngân sách Nhà nước là 650.000.000đ, chiếm 37,8%; kinh phí do thành phố cấp là 450.000.000đ, chiếm 26,1% và nguồn kinh phí từ xã hội là 620.000.000đ chiếm 36,1%. Qua bảng 2 ta có thể thấy, nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT trên toàn thành phố 2/3 là nguồn ngân sách xã hội hóa. Điều này cho thấy, nếu chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sách thì khó có thể xây dựng được một phong trào TDTT lớn mạnh mà cần có sự đóng góp của toàn xã hội. Như vậy, để có thêm được nguồn kinh phí cho các hoạt động TDTT, cán bộ trung tâm TDTT thành phố Hải Dương cần đẩy nhanh thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển TDTT để có thể xin thêm nguồn kinh phí từ Nhà nước, cũng như thu hút được nhiều nguồn lực từ xã hội. 2.3 Thực trạng phong trào tập luyện TDTT quần chúng trên địa bàn thành phố Hải Dương năm 2017 Phong trào tập luyện TDTT trên địa bàn thành phố Hải Dương được thể hiện qua số liệu nghiên cứu thu được ở bảng 3. Loại hình tổ chức tập luyện Số Số đội thể Số điểm, Số gia đình Tỷ lệ Các môn thể thao lượng thao nhóm, CLB thể thao (%) (người) Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % Bóng đá 5856 21.69 30 20.69 24 17.39 45 7.88 Bóng chuyền 1540 5.71 10 6.9 10 7.25 0 0 Bóng chuyền hơi 1755 6.5 18 12.41 12 8.7 25 4.38 Điền kinh 4320 16 27 18.62 16 11.6 122 21.37 Bóng bàn 2485 9.2 22 15.17 18 13.04 105 18.39 Cầu lông 3180 11.78 25 17.24 20 14.49 175 30.12 Tennis 980 3.63 8 5.52 4 2.9 35 6.13 Bơi lội 1195 4.43 5 3.45 4 2.9 27 4.73 Đá cầu 1020 3.78 0 0 6 4.34 0 0 Thể dục dưỡng sinh 4664 17.28 0 0 24 17.39 40 7 Tổng cộng 26.995 100 145 100 138 100 571 100 990
  4. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, sự phát triển phong trào tập luyện TDTT thành phố Hải Dương chưa được đa dạng và phong phú, chỉ có 10 môn thể thao khác nhau được tổ chức tập luyện dưới các hình thức điểm, nhóm, CLB, đội thể thao và gia đình thể thao. Hàng năm số lượng người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên là 26.995, chiếm 28,06%. Thời điểm 2017, thành phố Hải Dương có 28,06% dân số tập luyện TDTT thường xuyên, trong đó có cơ cấu tập luyện như sau: Dân số toàn thành phố Hải Dương với 145 đội thể thao được tổ chức dưới 138 điểm, nhóm, CLB và có 571 gia đình thể thao. Phong trào tập luyện TDTT của thành phố chủ yếu dựa vào một số môn thể thao hiện đại được nhân dân yêu thích và tham gia tập luyện. Trong đó, Bóng đá là môn thể thao có số người tham gia tập luyện đông nhất và chủ yếu là sinh viên, học sinh, công nhân viên chức, họ chính là lực lượng nòng cốt của phong trào TDTT quần chúng, song họ chỉ mới tham gia tập luyện theo nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khoẻ cá nhân là chủ yếu chứ chưa có tinh thần tự giác, tích cực và theo chương trình tập luyện cụ thể, do đó chưa phát huy hết sức mạnh là tiềm năng sẵn có của phong trào Bóng đá. Ngoài ra còn một số môn thể thao khác cũng phát triển, song số lượt người tham gia tập luyện còn ít như Bơi lội, Tennis, Điền kinh...Sở dĩ số người tham gia tập luyện ít như vậy do đặc thù của môn thể thao ít phù hợp với mọi người, nhất là thế hệ trẻ do nó đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại. Mặt khác còn do sự hạn chế về hiểu biết đối với ý nghĩa, tác dụng và tầm quan trọng của các môn thể thao này đối với cuộc sống lao động, học tập, sản xuất và sinh hoạt. 2.4 Thực trạng các giải thể thao tổ chức hàng năm trên địa bàn thành phố Hải Dương (tính trung bình từ 2012 - 2017) Để đánh giá sự phát triển của phong trào TDTT cần thông qua các giải, thành tích của VĐV thi đấu thể thao hàng năm được tổ chức. Đề tài nghiên cứu thực trạng các giải thể thao tổ chức hàng năm, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4. Bảng 4: Thực trạng các giải tổ chức hàng năm trên địa bàn thành phố Hải Dương (tính trung bình từ 2012 - 2017) Các giải tổ chức Các giải tổ chức TT Các môn thể thao Số lượng Số lượng Thành Cơ sở Tỉnh giải người phố 1 Bóng đá 15 800 10 3 2 2 Bóng chuyền 10 550 7 2 1 3 Bóng chuyền hơi 8 480 5 2 1 4 Điền kinh 8 310 4 2 2 5 Bóng bàn 15 36 10 3 1 6 Cầu lông 20 590 13 4 3 7 Tennis 10 800 5 3 2 8 Bơi lội 3 150 1 1 1 Tổng 89 4040 55 20 14 991
  5. Qua bảng 4 cho thấy, các giải thể thao ở thành phố Hải Dương tổ chức hàng năm bao gồm 89 giải của 8 môn thể thao. Trong đó số giải tổ chức cấp cơ sở là 55 giải, chiếm 61,8%; giải cấp thành phố gồm 20 giải, chiếm tỷ lệ 22,47% và giải cấp tỉnh là 14 giải chiếm tỷ lệ 15,73%. Số lượng VĐV, người chơi tham gia các giải bao gồm 4040 người. Như vậy, các giải tổ chức hàng năm chưa nhiều, chỉ tổ chức tập trung ở cấp cơ sở, còn cấp thành phố và tỉnh còn ít. Điều này đã làm hạn chế sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các huyện và thành phố và đặc biệt là sự quan tâm và đầu tư của cấp lãnh đạo thành ủy và tỉnh ủy. 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của phong trào TDTT quần chúng thành phố Hải Dương Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào TDTT thành phố Hải Dương, đề tài tiến hành phỏng vấn các cán bộ hoạt động TDTT, cán bộ quản lý trong lĩnh vực TDTT trên địa bàn thành phố Hải Dương. Kết quả được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Kết quả phỏng vấn các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT quần chúng thành phố Hải Dương (n=68) Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng ít nhiều trung bình TT Yếu tố Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ người % người % người % 1 Sự quan tâm của các cấp ủy 60 88.24 6 8.82 2 2.94 Đảng, chính quyền 2 Thông tin tuyên truyền 56 82.35 8 11.77 4 5.88 3 Truyền thống địa phương 47 69.11 19 27.94 2 2.94 4 Kính phí đầu tư cho hoạt động 58 85.29 10 14.71 0 0 TDTT 5 Cơ sở vật chất trang thiết bị tập 62 91.18 6 8.82 0 0 luyện 6 Tính kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra 34 50 28 41.18 6 8.82 7 Nhu cầu tập luyện của nhân dân 62 91.18 4 5.88 2 2.94 8 Cơ cấu dân số 30 44.11 28 41.18 10 14.71 9 Chính sách 28 41.18 28 41.18 12 17.64 10 Trình độ cán bộ TDTT 60 88.24 6 8.82 2 2.94 11 Cơ cấu tổ chức 62 91.18 6 8.82 0 0 Qua bảng 5 cho thấy, có 7 yếu tố chính ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển TDTT quần chúng thành phố Hải Dương. Đó là các yếu tố có số người đồng ý từ 80% trở lên, bao gồm: - Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; - Thông tin tuyên truyền; - Kính phí đầu tư cho hoạt động TDTT; - Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện; - Nhu cầu tập luyện của nhân dân; 992
  6. - Trình độ cán bộ TDTT; - Cơ cấu tổ chức. 3. KẾT LUẬN - Thực trạng phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương cho thấy: Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho tập luyện TDTT đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tập luyện của nhân dân; Phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải Dương đã phát triển song chưa đồng đều, tập trung ở các môn Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông. - Các yếu tố chính ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển phong trào TDTT quần chúng thành phố Hải Dương, đó là: Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; Thông tin tuyên truyền; Kính phí đầu tư cho hoạt động TDTT; Cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện; Nhu cầu tập luyện của nhân dân; Trình độ cán bộ TDTT; Cơ cấu tổ chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Dương lần thứ I, nhiệm kỳ 2016 - 2020. 2. Báo cáo kết quả công tác văn hoá, thể thao, du lịch thành phố Hải Dương năm 2019, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2020. 3. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Phạm Đình Bẩm, Đặng Bình Minh (1998), Giảo trình quản lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 5. Kế hoạch số 12/KH-UB ngày 22/5/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác phát triển TDTT thành phố 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. 993
nguon tai.lieu . vn