Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Trần Hải Linh Khoa Truyền thông – Thiết kế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nhận thấy du lịch MICE là một hướng đi bền vững cho việc phát triển du lịch, thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này. Với lợi thế về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh du lịch đa dạng, mạng lưới đào tạo tốt và an ninh ổn định. Thành phố được các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch MICE đánh giá cao, và có khả năng trở thành một điểm du lịch hội nghị nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh đó thành phố cũng gặp phải các thách thức như: các đối thủ mạnh cạnh tranh trong khu vực, yêu cầu ngày càng khắc khe từ khách hàng, các vấn đề về xã hội, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn yếu. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một số đề xuất giúp việc phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh được bền vững và hiệu quả hơn. Có ba nhóm giải pháp chính được đưa ra là: giải pháp về thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng và các giải pháp dài hạn. Từ khóa: Du Lịch, điểm đến, giải pháp, MICE, , Thành phố Hồ Chí Minh. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, du lịch MICE, hình thức du lịch hội nghị, hội thảo đang phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chi Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Năm 2017, số lượng khách đến thành phố Hồ Chí Minh với mục đích công vụ là 17%, cao hơn mức bình quân 14 – 16% (Lam Phương, 2017). Hơn thế nữa du lịch MICE là một loại hình rất bền vững về cả môi trường, xã hội và kinh tế, do đó hướng đi này cần được khuyến khích, quy hoạch và phát triển (ICCA, 1992). Tuy nhiên, tác giả Locke (2010) chỉ ra rằng, quy hoạch định hướng theo du lịch MICE không phải là một việc dễ dàng, điều này đòi hỏi sự phối hợp từ nhiều thành phần khác nhau. Bài nghiên cứu nằm nhằm mục đích đánh giá hiện trạng du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất hướng đi cho ngành công nghiệp không khói của thành phố. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Du lịch MICE Theo “hiệp hội hội nghị và triễn lãm quốc tế” (International congress and convention Association, ICCA) (1992), Du lịch MICE (Meetings, Incentives, Conferences, Exhibitions) là hình thức du lịch mà trong đó một nhóm khách được lên kế hoạch và tổ chức tham gia ít nhất một hoạt động, hội thảo hoặc một sự kiện. Những yếu tố phát triển du lịch MICE Theo tác giả Locke (2010) thì bước đầu tiên để xây dựng kế hoạch phát triển là phải rà soát đánh giá tình hình hiện tại. Một các chi tiết, các nhà hoạch định cần khảo sát số lượng nhà cung cấp dịch vụ và lượng khách có sẵn cũng như tiềm năng của thị trường. 1329
  2. Một bài nghiên cứu về các rào cản để phát triển du lịch MICE tại Thái Lan của nhóm tác giả Sangpikul và Kim (2009) chỉ ra rằng cơ sở lưu trú và số phòng hội nghị là yếu tố đầu tiên cần nghĩ đến khi muốn phát triển du lịch MICE. Ngoài ra, sự liên kết giữa các nhóm lợi ích (stakeholder) cũng cần được thảo luận. Tác giả Leong (2000) của đại học Macau đã chỉ ra rằng có năm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát của du lịch MICE là cơ sơ vật chất; giá cả; các dịch vụ giải trí và nghĩ dưỡng; chất lượng dịch vụ và độ chuyện nghiệp; hình ảnh và môi trường thân thiện với khách doanh nhân; và sự trợ giúp của chính phủ. Đối với Macau, một thị trường MICE mới nổi thì ba yếu tố được đánh giá quan trọng nhất là Cơ sở vật chất, giá cả và sự hỗ trợ của chính phủ. Cũng nên hiểu rõ là Macau đã luôn nổi tiếng với nên công nghiệp du lịch casino, do vậy để chuyển mình và thay dổi hình ảnh thì vai trò của chính phủ là rất quan trọng. Qua tham khảo các nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia có nên công nghiệp MICE phát triển, Chúng ta có thể thấy được, để xây dựng một nên du lịch MICE, việc đầu tiên là rà soát đánh giá tình hình mà các yếu tố cần đánh giá để phát triển ngành du lịch MICE đó là: – Cơ sở vật chất: Do nhóm đối tượng này có khả năng chi trả nên họ thường yêu cầu các dịch vụ cao cấp. Cụ thể là các khách sạn, trung tâm hội nghị đạt chuẩn 4 – 5 sao quốc tế. – Giá cả cạnh tranh: nhà tổ chức MICE thường quan tâm đến các phương án gần và tương đối giống nhau trong cùng một khu vực địa lý. Do đó, giá cả hợp lý là một lợi thế cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực này. – Chất lượng dịch vụ: Cũng như cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ được yêu cầu ở mức quy chuẩn năm sao quốc tế. – Sự hỗ trợ của chính phủ: Để thay đổi thị trường du lịch mới thì các chính sách hỗ trợ của chính phủ là không thể thiếu được. – Sự liên kết giữa các bên: Các bên liên quan trong lĩnh vực bày bao gồm: các công ty du lịch, các trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch, các khách sạn, trung tâm hội nghị, và các cơ quan nhà nước về quản lý du lịch. Bên cạnh đó, cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch MICE cũng chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh khác như như vị trí địa lý (Heritage, 2004), nền văn hóa địa phương (Richards, 2009), danh lam thắng cảnh nổi tiếng (Chi & Vien, n.d.; Heritage, 2004), và độ ổn định chính trị (Dincer, Kizilirmak, Mugan Ertugral, & Cetin, 2013). 2. ĐÁNH GIÁ DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điểm mạnh Thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực phía Nam Việt Nam, do đó, có rất nhiều lợi thế cho việc phát triển du lịch MICE. 2.1.1. Lợi thế địa lý Có thể dễ dàng nhận thấy thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay trong tâm của vùng Đông Nam Á và Đông Á. Với lợi thế sở hữu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, du khách có thể từ các nước có thể dễ dàng đến thành phố Hồ Chí minh trong vài giờ bay. Ngay cả với quốc gia xa nhất theo đường chim bay trong khu vực là Nhật Bản thì cũng chỉ mất tối đa sáu giờ bay để đến thành phố. Điều này khiến thành phố dễ dàng trở thành trung tâm hội nghị cho các tập đoàn đa quốc gia, khi mà họ có nhiều trụ sở rải rác trong toàn khu vực. 1330
  3. 2.1.2. Trung tâm thương mại Ở bối cảnh trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp của cả nước, chiếm đến 1/3 GDP cả nước và góp 30% vào thu ngân sách. Hiện tại tính trong địa bản thành phố có 24 khu công nghiệp lớn nhỏ. Các công ty tại đây hầu hết có quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Nhu cầu tổ chức hội nghị hội thảo kết hợp du lịch của các công ty là rất lớn. Có thể dễ dàng nhận thấy là du cầu đi lại của những doanh nhân có đầu tư vào Việt Nam là rất cao và tỉ lệ thuận với việc số lượng hội nghị, hội thảo và các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch. Điều này trở thành một lợi thế lớn cho loại hình du lịch MICE, khi mà khách thường kết hợp công việc và du lịch trong cùng chuyến đi. 2.1.3. Mạng lưới thắng cảnh dày đặc Thành phố bao gồm nhiều du tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đây là một lợi thế cho ngành du lịch MICE, khi khách loại này có thời gian lưu lại địa điểm ngắn hơn khách nghĩ dưỡng, thường chỉ là từ 4 – 5 ngày (Chloe Lau, 2016). Nên họ có xu hướng ưu tiên các điểm đến trong hoặc lân cận thành phố. Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu của khách trong thành phố,thành phố Hồ Chí Minh còn đẩy mạnh phát triển các tuyến giao thông liên tỉnh nhằm thúc đẩy du lịch của toàn khu vực, cũng như góp phần khai thác các điểm du lịch mới cho du khách. Điển hình là tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, nối thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Vũng Tàu, một địa điểm du lịch biển nổi tiếng. Hay tuyến cao tốc Trung Lương, nối thành phố với các tỉnh miền tây nam bộ, nơi mà loại hình du lịch tham quan miền quê sông nước rất nổi tiếng. 2.1.4. Nguồn lực lao động chất lượng cao dồi dào Ngành du lịch là ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lao động lớn, do đó, để đáp ứng dược lượng khách ngày càng tăng, thành phố cần phải có một lượng lao động tiềm năng cao. Đối với ngành du lịch MICE, nguồn lao động chất lượng cao chính là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ (Nadkarni & Wai, 2007). Với hơn 50 cơ sơ đào tạo trình độ đại học, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có số lượng trường đại học nhiều nhất cả nước. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực du lịch, trên địa bàn thành phố đã có gần 20 cơ sở. Đây là một đặc điểm cạnh tranh nổi bật của thành phố. 2.1.5. An ninh ổn định Trongn tình hình thế giới biến động như hiện nay, an ninh là yếu tố được nhiều nhà tổ chức đặt lên hàng đầu. Khác với các nước trong khu vực như Thailand, Malaysia, Philippine, Myanmar thì Việt Nam có tình hình chính trị ổn định. Do đó, nguy cơ mất an toàn trong du lịch dường như không có. Theo thống kê của Overseas Security Advisory Council (OSAC) Hoa Kỳ (Vietnam 2016 Crime & Safety Report: Ho Chi Minh City, 2016) thì thành phố Hồ Chí Minh được xếp loại mức độ nguy hiểm về khủng bố và bạo động rất thấp. Điều này được minh chứng khi các hội nghị quốc tế cấp cao như APEC, AISAN Meeting… luôn được diễn ra an toàn và thành công. 2.2. Các thách thức gặp phải Để phát triển một nên công nghiệp du lịch. Thành phố phải đối điện với rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, có hai yếu tố được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đề cập nhiều ấtvà dễ dàng nhận thấy nhất là sức ép từ các đối thủ và cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong khu vực Mặc dù là một trong những thành phố đầu tiên phát triển du lịch MICE của Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì chúng ta hướng đến thị trường này khá trễ. Do đó, chưa được chú ý nhiều trên 1331
  4. bản đồ du lịch MICE. Ngay trong cộng đồng ASEAN và các khu vực lân cận như Singapore, Thailand, Malaysia, Hong Kong đã khai thác thị trường này từ cách đây khoảng 20 năm và họ liên tục nằm trong nhóm các điểm du lịch MICE đáng chú ý do các tạp chí bình chọn (Ian Lloyd Neubauer, 2015) 2.2.2. Cơ sở hậ tầng, trang thiết bị Để đáp ứng được nhu cầu lưu trú đa dạng của du khách, hệ thống khách sạn tại thành phố cũng phát triển không ngừng. tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn thành phố có 20 khách sạn 5 sao, 19 khách sạn 4 sao, 79 khách sạn 3 sao và gần 2000 khách sạn dưới 2 sao. So với cả nước thì đây là con số ấn tượng. Tuy nhiên xét về tính cạnh tranh trên thị trường thì còn cần phải có nhiều đầu tư hơn nữa. Thành phố Bangkok, một nơi phát triển du lịch MICE ngay gần kề thành phố Hồ Chí Minh có tới 72 khách sạn 5 sao, 159 khách sạn 4 sao, có đủ trang thiết bị phục vụ hội nghị. Ngoài ra thành phố còn có năm trung tâm hội nghị lớn (Mega size). Tại Singapore, một đảo quốc nhỏ, chỉ cách Việt Nam chưa đến hai giờ bay. Cũng đã có đến 11 địa điểm tổ chức hội nghị chuyện nghiệp. Có thể thấy so với các nước trong khu vực, cơ sở hạ tầng dành cho MICE của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh, còn cần được đầu tư phát triển rất nhiều. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Nhìn chung, thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ các yếu tố thuận lợi như an ninh ổn định, lợi thế về địa lý, nguồn lực lao động dồi dào và lượng khách có sẵn để phát triển hướng du lịch MICE. Để tiến trình phát triển được nhanh chóng và thuận lợi, ngoài phát huy các thế mạnh của mình, bài tham luận này còn xin đề xuất một số gợi ý về mặt thị trường mang tính ngắn hạn. Thứ nhất, về đối tượng khách, các cơ sở lưu trú và hội nghị của thành phố đều có quy mô nhỏ. Do đó để khai thác triệt để được nguồn lực này, chúng ta nên hướng đến nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu tổ chức các loại vừa và nhỏ. Đây cũng là kinh nghiệm của Macau. Trước năm 2007m, Macau chỉ có 18 khách sạn đạt tiêu chuẩn (8 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao) và bốn cơ sở tổ chức sự kiện và hội nghị. Tuy nhiên, họ đã tận dụng rất tốt nguồn khách có quy mô nhỏ từ Trung Quốc và Hồng Kong. Sau khi có đủ nguồn lực họ đã tiếp tục đầu tư thêm và nâng cấp không ngừng. Hiện nay, Macau đã có 16 địa điểm tổ chức hội nghị chuyên nghiệp và bốn khách sạn nằm trong top những khách sạn lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những điều kiện khách quan như giá đất lên cao, quy hoạch chồng chéo tại Hồ Chí Minh thì việc quy hoạch và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng phù hợp cho ngành trong một thời gian ngắn là khó có thể làm được. Tuy nhiên, chúng ta có thể đề xuất cải thiện chất của những cơ sở đã có sẵn. Đã có rất nhiều tác giả chứng minh rằng, những các tổ chức hội nghị chuyên nghiệp thường lựa chọn một địa điểm dựa trên bốn yếu tố: Vị trí, cơ sở vật chất của địa điểm, chất lượng dịch vụ, và chất lượng phòng (Clark & McCleary, 1995; Hinkin & Tracey, 2003). Chúng ta nhận thấy là có đến hai yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các nhà tổ chức MICE. Nếu có sự hỗ trợ của các bên liên quan, thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể cải thiện nhanh chóng được. Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện có hiệu quả trong việc tạo dựng sản phẩm hấp dẫn du khách thông qua liên kết giữa các địa phương, các hãng vận chuyển, hàng không, lữ hành và khách sạn (Đỗ Thảo Nguyên, 2014). Tuy nhiên để nâng cao tính liên kết này, kinh nghiệm của các nước đi trước còn cho thấy, thành phố còn cần có một hiệp hội du lịch MICE để thúc đẩy và quảng bá loại hình này. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một tổ chức liên kết các nhà tổ chức du lịch MICE là Vietnam Meeting and Incentive Club (VMAIC). Hiệp hội là bước đi quan trọng cho thấy tầm nhìn của các nhà quản lý du lịch. Tuy nhiên hiệp hội này còn chưa có nhiều hoạt động 1332
  5. nhằm nhấn mạnh vai trò liên kết của mình. Michael Mayhew (2015) gợi ý rằng một hiệp hội mạnh cần kết nối được các hoạt động quảng bá điểm đến, các sản phẩm du lịch trọn gói và thanh toán dễ dàng. Thị trường khách nội địa rất ít khi được nhắc đến trong các báo cáo MICE. Tuy nhiên, doanh số trong năm 2016 cho thị trường outbound chuyên về team building và incentive trip cho thấy sự tăng trưởng của thị trường này và sự tiềm năng của nó. Hiện tại, thị trường này đang tìm kiếm các địa điểm nước ngoài mà bỏ ngỏ các lựa chọn trong nước với giá cả hợp lý hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng phục vụ. Do đó, nếu muốn tăng doanh số trước mắt, các công ty du lịch nên khai thác thị trường này một cách hợp lý. Với vị trí thuận lợi, các điểm văn hóa tương đồng và lượng giao dịch kinh doanh có sẵn. Khách châu Á là thị trường tiềm năng nhất của lĩnh vực du lịch này. Mặc dù khả năng chi trả thấp hơn sơ với thị trường châu âu (Quang Tuan, 2016) nhưng yêu cầu của thị trường này cũng ít khắc khe hơn. Ngoài ra, với số lượng khách liên tục tăng doanh thu gặt hái được từ thị trường này cũng sẽ không nhỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chi, N. T. K., & Vien, H. T. (n.d.). Factors influencing on Viet Nam Tourism Development. Retrieved from https://www.researchgate.net/profile/Ha_Vien/publication/280599661_ Factors_influencing_Vietnam’s_tourism_development/links/57774a8608aeb9427e2799d7/Factors- influencing-Vietnams-tourism-development.pdf [2] Chloe Lau. (2016). Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions. [3] Clark, J. D., & McCleary, K. W. (1995). Influencing associations’ site-selection process. The Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly, 36(2), 561–68. [4] Dincer, I. F., Kizilirmak, I., Mugan Ertugral, S., & Cetin, G. (2013). Political and Economic Factors Affecting Tourism Demand between Countries: A Case from Bosnia Herzegovina and Turkey. International Conference on Economic and Social Studies, 10-11 May, 2013, Sarajevo, 1(1). Retrieved from http://icesos.ibu.edu.ba/ [5] Đỗ Thảo Nguyên. (2014, August 23). TP. HCM xây dựng hình ảnh điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện. [6] Heritage, C. (2004). Factors Influencing Visitor’s Choices to Visit Urban Destinations. Retrieved from http://www.mtc.gov.on.ca/en/research/studies/factors_influencing_visitors_report. pdf [7] Hinkin, T. R., & Tracey, J. B. (2003). Continued relevance of “factors driving meeting effectiveness.” The Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly, 44(5–6), 27–30. [8] Ian Lloyd Neubauer. (2015, April 27). Six of the best destinations for business events in Asia. Retrieved from http://www.cei.asia/article/six-of-the-best-destinations-for-business-events-in- asia/396870 [9] Lam phương (2017), Hội thảo về Phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, Retrieved from http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/24789 [10] LEONG M W. (2000). Sustaining the economic benefits of tourism. Macao: University of Macao and Macao Foundation, 156–185. [11] Locke, M. (2010). A Framework for Conducting a Situational Analysis of the Meetings, Incentives, Conventions, and Exhibitions Sector. Journal of Convention & Event Tourism, 11(3), 209–233. https://doi.org/10.1080/15470148.2010.505473 1333
  6. [12] Michael Mayhew. (2015, August 19). 20 Associations and Groups in the MICE Industry. Retrieved August 28, 2017, from https://www.linkedin.com/pulse/21-associations-groups-mice-industry- michael-mayhew [13] Nadkarni, S., & Wai, A. L. M. (2007). Macao’s MICE dreams: Opportunities and challenges. International Journal of Event Management Research, 3(2), 47–57. [14] Quang Tuan. (2016, October 26). Time Is Nice For MICE In Vietnam. Retrieved from https://m.vietnamartnews.com/2016/10/time-is-nice-for-mice-in-vietnam/ [15] Richards, G. (Ed.). (2009). The impact of culture on tourism. Paris: Organisation for Economic Co- operation and Development. [16] Sangpikul, A., & Kim, S. (Samuel). (2009). An Overview and Identification of Barriers Affecting the Meeting and Convention Industry in Thailand. Journal of Convention & Event Tourism, 10(3), 185–210. https://doi.org/10.1080/15470140903131822 [17] Vietnam 2016 Crime & Safety Report: Ho Chi Minh City. (2016). Retrieved from https://www.osac.gov/pages/ContentReportDetails.aspx?cid=19686 1334
nguon tai.lieu . vn