Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015

THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Nguyễn Hùng Long*; Phạm Đức Minh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: phân tích diễn biến tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) nói chung và thực phẩm
nhiễm hoá chất, độc tố tự nhiên nói riêng trong 5 năm (2006 - 2010) để làm căn cứ cho phƣơng
hƣớng phòng chống NĐTP trong giai đoạn tới. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu
cơ sở dữ liệu, thông qua báo cáo của hệ thống y tế giai đoạn 2006 - 2010 về các trƣờng hợp
NĐTP trên toàn quốc, do các Sở Y tế gửi về Cục An toàn Thực phẩm. Kết quả: hàng năm trung
bình có khoảng 190 vụ NĐTP với trên 6.600 ca mắc và 50 ca tử vong. Tỷ lệ mắc NĐTP trung bình
8 ca/100.000 dân/năm, cao nhất ở miền núi phía Bắc (28,8%) và thấp nhất khu vực Tây Nguyên
(8,2%). NĐTP xảy ra ở bếp ăn gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất (53,5%), tiếp đến bếp ăn tập thể
(17,5%). Nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật (20,9%) và độc tố tự nhiên (26,6%). Trong đó,
phổ biến nhất là do sử dụng nấm độc và cá nóc với hậu quả nặng nề (tỷ lệ ca tử vong/mắc lần
lƣợt là 8,9% và 27,8%). Kết luận: tỷ lệ mắc NĐTP cao nhất tại các vùng miền núi phía Bắc, thấp
nhất tại khu vực Tây Nguyên và chủ yếu xảy ra tại bếp ăn gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là do vi
sinh vật và độc tố tự nhiên. Tỷ lệ tử vong do NĐTP cao.
* Từ khóa: Ngộ độc thực phẩm; An toàn thực phẩm; Hóa chất; Độc tố tự nhiên.

Reality of Food Poisoning in the Period of 2006 - 2010
Summary
Objectives: To analyze the state of food poisoning in general and particularly, food contaminated
with chemicals and natural toxins in 5 years (2006 - 2010) as the basis for prevention of food
poisoning in the next period. Subjects and methods: A retrospective study on the data of the
health system during the peroid of 2006 - 2010 about the food poisoning nationwide, reported by
the Local Department of Health and the Department of Food Safety. Results: Every year, there
are on average 190 cases of food poisoning, of which 6.600 are poisoned and 50 cases die. The
average incidence of food poisoning is 8 cases/100,000 population/year. The highest rate is
observed in the Northern mountains (28.8%) and lowest in the Central Highlands (8.2%). Food
poisoning occuring in the family kitchen has the highest percentage (53.5%), followed by collective
kitchens (17.5%). Main cause of food poisoning is microorganisms (20.9%) and natural toxins
(26.6%). Of which, the most common is due to the use of poisonous mushrooms and puffer fish
with the mortality rate of 8.9% and 27.8%, respectively. Conclusion: The highest incidence of food
poisoning is found in the Northern mountainous regions, lowest in the Central Highlands and
mainly occurs in the family kitchen. The main reason is due to microorganisms and natural toxins.
The mortality rate of food poisoning is high.
* Key words: Food poisoning; Food safety; Chemicals; Natural toxins.
* Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hùng Long (nguyenhunglong@vfa.gov.vn)
Ngày nhận bài: 16/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 23/01/2015

5

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối
với sự sống của con ngƣời, do nó cung
cấp năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng
cần thiết cho cơ thể sống. An toàn thực

trong 5 năm (2006 - 2010) để đưa ra phương
hướng phòng chống NĐTP ở nước ta trong
giai đoạn tới.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

phẩm có tầm quan trọng đặc biệt không

1. Đối tƣợng nghiên cứu.

chỉ với sức khỏe của mỗi cá nhân, cộng

Cơ sở dữ liệu về NĐTP của các địa

đồng, sự phát triển của giống nòi mà còn

phƣơng trên toàn quốc, do Sở Y tế báo

liên quan đến phát triển kinh tế, thƣơng

cáo gửi về Cục An toàn Thực phẩm trong

mại, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị

giai đoạn 2006 - 2010.

của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia [1, 5].
NĐTP là tình trạng bệnh lý do hấp thụ

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:

thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa

Nghiên cứu hồi cứu số liệu thông qua

chất độc. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới

báo cáo của hệ thống y tế giai đoạn 2006 -

NĐTP, tuy nhiên, trong thời gian qua vấn

2010.

đề NĐTP do sử dụng hoá chất và độc tố
tự nhiên khá phổ biến và gây nhiều tử
vong. Để giải quyết vấn đề này, cần triển
khai mạnh các biện pháp nhằm từng
bƣớc củng cố, nâng cao chất lƣợng hệ
thống theo dõi, cảnh báo, phòng chống
NĐTP [4, 5, 7].

* Phương pháp thu thập thông tin:
Nguyên tắc và nội dung thu thập số
liệu về NĐTP: căn cứ vào Quy chế Điều
tra NĐTP ban hành kèm theo Quyết định
số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của
Bộ trƣởng Bộ Y tế, trong đó nêu rõ quy
trình, nội dung, đối tƣợng, phƣơng pháp

Tình hình mất an toàn thực phẩm diễn

cụ thể về thu thập số liệu. Đồng thời, số

ra rất đa dạng, phức tạp, hàng ngày,

liệu của y tế các địa phƣơng thực hiện

hàng giờ, ở mọi quốc gia và các khu vực

theo Quy định Chế độ báo cáo và mẫu

trên thế giới. Hậu quả của tình trạng này

báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm

là NĐTP cấp tính và mắc các bệnh truyền

ban hành theo Quyết định số 01/2006/

qua thực phẩm (tả, thƣơng hàn, lỵ trực

QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trƣởng

trùng, lỵ amíp, tiêu chảy) [6, 7].

Bộ Y tế.

Nghiên cứu nhằm: Phân tích diễn biến
tình hình NĐTP nói chung và thực phẩm
bị nhiễm hoá chất, độc tố tự nhiên nói riêng

7

* Xử lý số liệu: theo phƣơng pháp
thống kê y sinh, sử dụng phần mềm Epi
2005.

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Phân bố tình hình mắc và tử vong do NĐTP giai đoạn 2006 - 2010.
Bảng 1: Thống kê số mắc, tử vong do NĐTP giai đoạn 2006 - 2010.
SỐ VỤ NGỘ
ĐỘC THỰC
PHẨM (vụ)

SỐ MẮC
(trƣờng hợp)

TỬ VONG
(trƣờng hợp)

TỶ LỆ TỬ
VONG/TỔNG
SỐ MẮC

2006

165

7.135

57

0,80

2007

247

7.329

55

0,75

2008

205

7.828

61

0,78

2009

152

5.212

35

0,67

2010

175

5.664

51

0,90

Tổng

944

33.168

259

188,80  37,95

6633,6  1131,66

51,80  10,06

NĂM

Trung bình/năm ( X  SD)

0,78  0,08

Giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi năm có 190 vụ NĐTP với trên 6.600 ca mắc
và 50 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong/mắc trung bình 0,78  0,08 (%).
Bảng 2: Ƣớc tính tỷ lệ mắc NĐTP/100.000 dân giai đoạn 2006 - 2010.
NĂM

2006

2007

2008

2009

2010

Mắc (%)

8,6

8,7

9,2

6,1

6,5

Tử vong (%)

0,07

0,07

0,07

0,04

0,06

Tỷ lệ mắc NĐTP/100.000 dân giai đoạn 2006 - 2010 trung bình là 8 ca/100.000
dân/năm. Tỷ lệ tử vong của NĐTP/100.000 dân giai đoạn 2006 - 2010 trung bình là
0,06 ca/100.000 dân/năm.
2. Thống kê dựa trên quy mô các vụ NĐTP.
Bảng 3: Số ca mắc, tử vong trong các vụ NĐTP.
KẾT QUẢ GIÁM SÁT THEO NĂM (*)
CHỈ SỐ

2007

2008

2009

2010

( X  SD)

62

55

49

48

53,50  6,45

5677

6516

4320

4606

5279,75  1010,15

0

1

0

6

1,75  2,87

Tỷ lệ tử vong/mắc (%)

0,00

0,015

0,00

0,13

0,04  0,06

Số mắc/vụ (ca/vụ)

91,56

118,47

88,16

95,96

98,54  13,67

Số tử vong/vụ (ca/vụ)

0,00

0,02

0,00

0,13

0,04  0,06

Số vụ (vụ)
Mắc (ca)
Vụ ≥ 30
ca mắc

TRUNG BÌNH/NĂM

Tử vong (ca)

7

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015

Vụ < 30
ca mắc

Số vụ (vụ)

185

150

103

127

141,25  34,91

Mắc (ca)

1652

1312

892

1058

1228,50  330,97

55

60

35

45

48,75  11,09

Tỷ lệ tử vong /mắc (%)

3,33

4,57

3,92

4,25

4,02  0,53

Số mắc/vụ (ca/vụ)

8,93

8,75

8,66

8,33

8,67  0,25

Số tử vong/vụ (ca/vụ)

0,30

0,40

0,34

0,35

0,35  0,04

Tử vong (ca)

(* Năm 2006 không được đưa vào phân tích vì thiếu một số thông tin).
Số vụ và số ca NĐTP trong các vụ ngộ độc có xu hƣớng giảm. Số ca mắc trung
bình đối với vụ lớn là 98 ca và vụ nhỏ là 8 ca. Tỷ lệ tử vong của vụ NĐTP nhỏ (4,02%)
cao hơn vụ NĐTP lớn (0,13%).
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ vụ NĐTP theo khu vực.

2007

2008

2009

2010

Miền núi phía Bắc (%)

19,8

28,8

34,2

32,5

28,8  6,4

Đồng bằng Bắc bộ (%)

13,4

11,7

10,5

4,6

10,1  3,8

Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung (%)

25,9

22,4

29,6

21,7

24,9  3,6

Tây Nguyên (%)

9,3

6,8

4,6

12

8,2  3,2

Miền Đông Nam bộ (%)

14,6

9,3

12,5

10,3

11,7  2,4

17

21

8,6

18,9

16,4  5,4

Đồng bằng sông Cửu Long (%)

XS D )

(* Năm 2006 không được đưa vào phân tích vì thiếu một số thông tin).
Các vụ NĐTP xảy ra ở tất cả các vùng sinh thái trong toàn quốc, tỷ lệ số vụ/tổng
số vụ trong năm tại miền núi phía Bắc cao nhất (28,8%); khu vực Tây Nguyên (8,2%)
thấp nhất.
3. Nơi xảy ra NĐTP.
Bảng 5:
TRUNG BÌNH NĂM

KẾT QUẢ GIÁM SÁT THEO NĂM (*)

NƠI XẢY RA NĐTP

( X  SD)

TỶ LỆ (%)

2007

2008

2009

2010

Gia đình

120

112

79

106

104,3  17,8

53,5

Nhà hàng

4

1

2

4

2,8  1,5

1,4

Nhà trẻ

3

4

1

0

2,0  1,8

1,0

Bếp ăn tập thể

51

32

30

23

34,0  12,0

17,5

8

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015
Khách sạn

3

1

2

1

1,8  1,0

0,9

Đám cƣới/giỗ

33

34

22

16

26,3  8,7

13,5

Thức ăn đƣờng phố

11

11

6

10

9,5  2,4

4,9

Bếp ăn trƣờng học

10

4

3

4

5,3  3,2

2,7

Khác

12

6

7

11

9,0  2,9

4,6

Cộng

247

205

152

175

194,8  41,0

100,0

Tỷ lệ số vụ NĐTP cao nhất tại bếp ăn gia đình (53,5%) và bếp ăn tập thể (17,5%).
4. Nguyên nhân NĐTP.
* Nguyên nhân chung:
Bảng 6: Nguyên nhân các vụ NĐTP giai đoạn 2006 - 2010.
TRUNG BÌNH/NĂM

KẾT QUẢ GIÁM SÁT THEO NĂM
NGUYÊN NHÂN

TỶ LỆ (%)

2006

2007

2008

2009

2010

( X  SD)

Vi sinh vật

64

90

16

14

13

39,4  35,5

20,9

Hóa chất

18

19

1

1

4

8,6  9,1

4,6

Độc tố tự nhiên

42

67

52

29

61

50,2  15,2

26,6

Không xác định

41

71

136

108

97

90,6  36,2

48,0

165

247

205

152

175

188,8  37,9

100,0

Cộng

Trong các vụ NĐTP, nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật (20,9%) và độc tố tự
nhiên (26,6%). Gần đây, nguyên nhân NĐTP do vi sinh vật và hóa chất có xu hƣớng
giảm đi, nhƣng nguyên nhân do độc tố có xu hƣớng tăng lên.
* NĐTP do hoá chất:
Bảng 7:
NĂM

SỐ VỤ

MẮC (ca)

TỬ VONG (ca)

2006

3

158

0

2007

19

982

3

2008

1

3

0

2009

1

61

0

2010

5

62

14

29

1.266

17

Cộng

TỬ VONG/TỔNG SỐ MẮC (%)

0,0
0,3
0,0
0,0
22,6
1,3

Trong giai đoạn 2006 - 2010, toàn quốc xảy ra 29 vụ NĐTP do hoá chất, làm 1.266
ngƣời mắc và 17 ngƣời tử vong. Năm 2010 có tỷ lệ tử vong cao nhất (22,6%).

9

nguon tai.lieu . vn