Xem mẫu

  1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học THỰC TRẠNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG GẮN VỚI PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM 1PGS.TS Bùi Ngọc, 1ThS. Đào Thị Thanh Thúy, 2TS. Nguyễn Hồng Đăng 1Viện Khoa học TDTT, 2Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Tóm tắt: Bằng những phương pháp nghiên cứu thường quy, bài báo xác định thực trạng mô hình vĩ mô và mô hình vi mô trong phát triển thể dục thể thao (TDTT) quần chúng gắn với phong trào xây dựng nông thôn (XDNT) mới ở Việt Nam, từ đó tìm ra những mặt ưu điểm và tồn tại trong mô hình phát triển TDTT quần chúng ở khu vực nông thôn mới, định hướng cho những nghiên cứu về mô hình và giải pháp phát triển TDTT quần chúng khu vực nông thôn mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác TDTT... Từ khóa: Mô hình, thể dục thể thao quần chúng, nông thôn mới, Việt Nam Abstract: By conventional research methods, the article identifies the current situation of macro models and micro models in the development of mass physical training and sports associated with the movement of rural construction. in Vietnam, thereby finding out the advantages and disadvantages in the model of mass sport development in new rural areas, orienting for research on models and solutions to develop mass sport in the region. new rural areas in Vietnam, contributing toimproving the efficiency of sports activities... Keywords: Model, mass sport, new countryside, Vietnam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ XDNT mới là cuộc cách mạng xây dựng thôn, xã, gia đình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. XDNT mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Theo đó, thể dục thể thao là một lĩnh vực hoạt động thuộc văn hoá xã hội, vì vậy cần thiết có giải pháp hữu hiệu góp phần XDNT mới bền vững để từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe của người dân ở khu vực nông thôn. Vì vậy, để phát triển TDTT ở nông thôn gắn với phong trào XDNT mới cần xác định thực trạng mô hình và hiệu quả mô hình vĩ mô và vi mô trong phát triển TDTT quần chúng, để từ đó kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động TDTT quần chúng, làm cơ sở để đề xuất những chính sách và giải pháp phát triển mô hình TDTT ở nông thôn tại Việt Nam có hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Thực trạng mô hình vĩ mô trong tổ chức, quản lý và hỗ trợ hoạt động TDTT quần chúng gắn với phong trào XDNT mới ở Việt Nam”. Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, mô hình hóa cấu trúc và toán thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Thực trạng mô hình vĩ mô trong phát triển TDTT quần chúng ở Việt Nam gắn với phong trào XDNT mới PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 273
  2. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Trên cơ sở phân tích các tài liệu liên quan và thực tiễn sự phát triển TDTT quần chúng ở Việt Nam trong những năm qua luôn gắn với thực tiễn phát triển TDTT ở các vùng kinh tế khác nhau, trong đó có khu vực nông thôn, đặc biệt những địa phương đang tiến hành XDNT mới. Kết quả phân tích, tổng hợp cho thấy mô hình phát triển TDTT quần chúng ở Việt Nam (Sơ đồ 1) có thể phân tích như sau: Thứ nhất lát cắt dọc: Mô hình phát triển TDTT chịu sự quản lý nhà nước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã), các tổ chức chính trị xã hội (các cơ quan của Đảng, Quốc hội như Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, Ủy ban thanh thiếu niên….) và các tổ chức xã hội (các liên đoàn, hiệp hội). Thứ hai lát cắt ngang thì có sự phân cấp quản lí theo lãnh thổ: Trung ương – địa phương (các tỉnh, huyện, xã). Trong từ cấp đều có sự tham gia của hệ thống chính trị cơ sở: Cơ quan quản lí nhà nước (UBND và cơ quan chuyên môn); Các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội. Sơ đồ 1. Mô hình vĩ mô trong phát triển TDTT quần chúng [6] Dưới đây là phân tích cấu trúc thành phần và sự hiệu quả của mô hình Trong mô hình vĩ mô phát triển TDTT quần chúng ở đang chịu sự quản lý của chủ yếu liên quan tới chính quyền. Bộ máy hoạt động có nhiều cấp quản lý, việc tác động trực tiếp từ Chính phủ đến người dân phải trải qua nhiều khâu. Cơ quan quản lý nhà nước về TDTT cấp Trung ương là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó Tổng cục TDTT là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 274
  3. Giáo dục thể chất và thể thao trường học trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước đối với ngành TDTT nói chung và các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao cấp quốc gia. Cấp trung ương còn có hình thức quản lý nhà nước về TDTT ở các bộ và cơ quan ngang Bộ (như ngành Công an, Quân đội, Giáo dục - Đào tạo....). Các cơ quan này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ và Bộ văn hóa, Thể thao, Du lịch về công tác TDTT, đồng thời phải có sự phối hợp và hợp tác với Tổng cục TDTT. Mô hình TDTT trên cũng có sự tham gia hỗ trợ tích cực của các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận Tổ quốc; Công đoàn; Hội nông dân; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ; Hội cựu chiến binh; Hội người cao tuổi... các cấp) với các hoạt động thông tin tuyên truyền, tổ chức các hoạt động TDTT, góp phần nâng cao nhận thức và sự tích cực tham gia của người dân. Hoạt động TDTT còn có các tổ chức xã hội tham gia như Ủy ban Olimpic Việt Nam, các Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao cấp tỉnh và Liên đoàn thể thao cấp huyện. Các hoạt động của Liên đoàn quốc gia có sự tham gia hoạt động mạnh mẽ góp phần thúc đẩy phong trào TDTT ở các tỉnh qua các giải đấu, song ở nhiều tỉnh các liên đoàn ít có vai trò trong hoạt động TDTT thậm chí nhiều địa phương không có liên đoàn của một số môn thể thao. Do đó vai trò xã hội của các liên đoàn cấp tỉnh, cấp Huyện cần thay đổi, cải tiến phương thức hoạt động, tăng cường sự quan tâm đối với phong trào TDTT của tỉnh, của Huyện. Có thể nói mô hình vĩ mô trong phát triển TDTT quần chúng gắn với phong trào XDNT mới đã có những mặt ưu điểm nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan ban ngành và địa phương. Song còn tồn tại một số vấn đề về vai trò của các tổ chức xã hội về TDTT ở cấp tỉnh, huyện và xã còn “mờ nhạt”. 2.2. Thực trạng mô hình phát triển TDTT quần chúng đang áp dụng ở cấp xã (mô hình vi mô) Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn hoạt động TDTT quần chúng ở các địa phương, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng 215 mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã (cấp vi mô), bao gồm: Mô hình cơ cấu tổ chức, quản lý TDTT cấp xã và mô hình hoạt động TDTT. Kết quả khảo sát thực trạng những mô hình TDTT quần chúng đang áp dụng ở cấp xã được trình bày ở bảng 1 Bảng 1. Thực trạng thành phần mô hình phát triển TDTT quần chúng đang áp dụng ở cấp xã (n=215) TT Mô hình TDTT quần chúng n % 1 Mô hình cơ cấu tổ chức, quản lý TDTT cấp xã 215 100 1.1 Các tổ chức, thiết chế TDTT - Ban Văn hoá xã hội (hoặc tương đương) 85 39.53 - Trung tâm văn hoá -thể thao xã 211 98.14 - Nhà văn hoá xã 215 100 - Nhà văn hoá-khu thể thao thôn 215 100 - Câu lạc bộ TDTT cơ sở cấp xã 215 100 - Cơ sở TDTT phòng chữa bệnh 0 0.00 - Hộ kinh doanh dịch vụ TDTT 42 19.53 1.2. Các tổ chức chính trị xã hội - Mặt trận Tổ quốc 179 83.26 - Đoàn thanh niên 198 92.09 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 275
  4. Giáo dục thể chất và thể thao trường học TT Mô hình TDTT quần chúng n % - Hội Nông dân 185 86.05 - Hội Phụ nữ 186 86.51 - Hội Cựu chiến binh 172 80.00 - Hội Người cao tuổi 176 81.86 - Hội TDTT 0 0.00 2 Mô hình hoạt động TDTT - Tập luyện TDTT hàng ngày 215 100.00 - Lễ hội văn hoá truyền thống 145 67.44 - Dịch vụ TDTT 42 19.53 Qua bảng 1 cho thấy: Thứ nhất:Về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý và hỗ trợ TDTT cấp xã Hầu hết các xã đều có mô hình phát triển TDTT cấp xã. Trong đó về hệ thống thiết chế văn hóa, TDTT: Hiện nay trong 10 tỉnh, thành nêu trên có 215/215 xã có Nhà văn hóa xã, Nhà văn hoá-khu thể thao thôn, 98.14% các xã có Trung tâm Văn hoá - Thể thao và 90% các xã có CLB TDTT cấp xã. Tuy nhiên các xã chưa có sự thống nhất cao khi chỉ có 39.53% các xã có Ban Văn hoá, xã hội (hoặc tương đương). Trong các yếu tố để xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thì hệ thống thiết chế TDTT cơ sở có vai trò quan trọng. Thiết chế TDTT được hiểu là hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị mà ngành TDTT đang quản lý để đảm bảo cho các hoạt động TDTT có thể diễn ra, nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ TDTT của nhân dân. Các CLB TDTT tự nguyện (chiếm 100%); Mặc dù đạt được kết quả nêu trên, tuy nhiên hệ thống thiết chế văn hóa, TDTT từ cơ sở vẫn còn một số tồn tại: Còn một số nhà văn hóa xã chưa có đầy đủ các phòng chức năng theo quy định, sân bóng đá cấp xã đa số không đủ diện tích theo quy định, kinh phí hoạt động dành cho sự nghiệp văn hóa, thể thao chưa đáp ứng được cho công tác chuyên môn, … Đối với cấp thôn: Một số xã nhà văn hóa thôn diện tích còn hạn chế… Thành phần tổ chức xã hội tham gia, hỗ trợ các hoạt động TDTT ở cơ sở tương đối đa dạng ở các tổ chức, trong đó lực lượng đông đảo nhất là Đoàn thanh niên (92.09%) và các tổ chức xã hội- lần lượt chiếm tỷ lệ % là Hội Phụ nữ (86.51%); Hội Nông dân (86.05%); Mặt trận Tổ quốc 83.26%; Hội Người cao tuổi (81.86%) Hội Cựu chiến binh (80%). Trong các tổ chức xã hội ở nông thôn thì chưa có cơ sở TDTT phòng chữa bệnh và Hội TDTT. Các Hộ kinh doanh TDTT bắt đầu phát triển song số lượng còn khiêm tốn. Qua phân tích trên cho thấy mô hình tổ chức quản lý, hỗ trợ TDTT quần chúng ở nông thôn có những điểm tương đồng. Tuy nhiên phần lớn sự phát triển TDTT nông thôn chưa cao do thiếu những vai trò quan trọng của các tổ chức thiết chế văn hoá, tổ chức xã hội như Ban văn hoá xã hội (có nhiệm vụ rất quan trọng trong điều hành, quản lý, lãnh đạo chỉ đạo công tác TDTT cấp xã), Hội TDTT chưa ra đời sẽ giảm đi vai trò tuyên truyền lợi ích, tổ chức hoạt động của TDTT; Cơ sở TDTT phòng chữa bệnh; Hộ kinh doanh dịch vụ TDTT chậm phát triển khiến người dân chưa ở nông thôn chưa được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, làm giảm đi hiệu quả công tác TDTT quần chúng ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Kinh Anh [2], Phan Thanh Cẩm [3] như: Các công chức văn hóa xã hội có trình độ chuyên môn TDTT của chưa có nhiều, thiếu thốn lực lượng hướng dẫn viên,.. Công tác quy PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 276
  5. Giáo dục thể chất và thể thao trường học hoạch đất cho TDTT còn chưa đảm bảo; chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác TDTT nông thôn… Thứ hai: Về mô hình hoạt động TDTT quần chúng Trên cơ sở khảo sát, hầu hết các xã có 3 loại hình hoạt động TDTT chính được xếp theo thứ tự là: Tập luyện TDTT hàng ngày (chiếm tỷ lệ 100%); Lễ hội văn hoá truyền thống ở địa phương (chiếm tỷ lệ 67.44%) và kinh doanh TDTT (19.53%). Với nhiều loại hình hoạt động TDTT khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy các loại hình hoạt động TDTT đã xuất hiện ở những vùng nông thôn tuy nhiên tỉ lệ vẫn còn hạn chế do cơ chế chính sách của các địa phương chưa thực sự coi trọng hoạt động TDTT là một lĩnh vực kinh doanh để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Như vậy, qua phân tích trên chúng tôi đã khái quát hoá sơ đồ mô hình phát triển TDTT quần chúng ở các địa phương gắn với phong trào XDNT mới hiện nay như sơ đồ 2. Sơ đồ 2. Thực trạng mô hình phát triển TDTT quần chúng ở các địa phương XDNT mới [6] 3. KẾT LUẬN Thông qua nghiên cứu về mô hình phát triển TDTT quần chúng gắn với phong trào XDNT mới co thấy: Ở mô hình vĩ mô cần tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động của tổ chức xã hội (các liên đoàn cấp tỉnh và huyện) và cần thường xuyên xây dựng các cơ chế chính sách, chế độ và tập huấn các công tác TDTT hàng năm. Ở mô hình vi mô (cấp xã) cho thấy các thiết chế Văn hóa, thể thao, mô hình tổ chức bộ máy TDTT, mô hình hoạt động ở xã chưa thống nhất, thiếu đồng bộ do vậy hoạt động còn kém hiệu quả. Hầu hết cán bộ TDTT, hướng dẫn viên TDTT ở cấp xã chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động TDTT. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa chưa có tổ chức, chưa có cán bộ chuyên trách và các điều kiện để hoạt động TDTT. Cơ chế, chính sách để phát triển TDTT ở nông thôn vừa thiếu vừa không đồng bộ và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở nông thôn, nhất là việc quy hoạch đất dành cho hoạt động TDTT và bố trí cán bộ TDTT. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 277
  6. Giáo dục thể chất và thể thao trường học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Du Kế Anh (2000), Quản lý công tác TDTT nông dân (Đinh Thọ dịch) Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Kim Anh (2012), Nghiên cứu phát triển TDTT quần chúng xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Phạm Thanh Cẩm (2015), Nghiên cứu phát triển TDTT quần chúng ở nông thôn đồng bằng sông hồng, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Bùi Ngọc (2019), Mô hình Thể dục thể thao quần chúng gắn với phong trào XDNT mới, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (nghiệm thu 2019) thuộc chương trình thuộc Chương trình đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – “Nghiên cứu thể dục thể thao quần chúng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”. Nguồn bài báo: Bài báo là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Mô hình Thể dục thể thao quần chúng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới” (nghiệm thu năm 2019) thuộc Chương trình đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nghiên cứu thể dục thể thao quần chúng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Người chịu trách nhiệm chính: Bùi Ngọc. Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 278
nguon tai.lieu . vn