Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ THỂ DỤC THỂ THAO CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG ThS. Mai Anh Tuấn Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Nha Trang TÓM TẮT Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Nha Trang, cơ sở vật chất, nội dung, hình thức tập luyện thể dục thể thao. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao cho sinh viên ngành Mầm non của trường. Từ khóa: Thực trạng, TDTT ngoại khóa, biện pháp, trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Nha Trang. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt động của sinh viên tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình nội khóa, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tính sáng tạo, ý thức tự giác tích cực, tạo thói quen tốt của sinh viên, giúp sinh viên không chỉ củng cố và khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng bồi dưỡng tình cảm mà còn tạo ra sự thoải mái, hòa nhập với tập thể, nâng cao ý thức cuộc sống cộng đồng. Hoạt động ngoại khóa TDTT có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Hình thức câu lạc bộ (CLB) thể thao: câu lạc bộ do cá nhân hoặc tập thể đơn vị tổ chức, cơ cấu tổ chức có ban điều hành quản trị, chủ tịch câu lạc bộ, có đội ngũ chuyên môn, hoạt động của câu lạc bộ được thực hiện theo điều lệ do ban điều hành câu lạc bộ quy định. tổ chức tập luyện được xây dựng theo kế hoạch cụ thể, việc tập luyện luôn có kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm đánh giá năng lực trình độ kỹ thuật, chiến thuật, thể lực của người học và người dạy. Hình thức tự nguyện tập luyện: là hình thức tự nguyện tham gia các hoạt động thể thao theo nhu cầu cá nhân, theo nhóm tự nguyện, hình thức tập luyện mang tính tự phát, tự tập luyện TDTT theo nhu cầu, mục đích khác nhau, nâng cao sức khỏe, rèn thể lực, nhu cầu giải trí, hoàn thiện kỹ thuật thể thao theo nhu cầu cá nhân, do yêu cầu của môn học hoặc yêu thích môn thể thao. Hình thức tập luyện có tổ chức, hướng dẫn: tập theo nhóm có tổ chức, có giáo viên hướng dẫn, hoạt động tập luyện nhằm đảm bảo nhu cầu sở thích của cá nhân, hoặc tập thể (nhóm) về một số môn thể thao, hình thức này không được phổ biến rộng rãi không thường xuyên, chỉ mang tính nhất thời khi có giải đấu hoặc nhu cầu nhất thời của một cá nhân, tập thể (nhóm) mới tổ chức đội tập và giới hạn ở những người có năng khiếu mới được tập luyện. 108
  2. Hình thức tổ chức thi đấu: thi đấu thể thao là một hình tượng xã hội phổ biến, thi đấu có ý nghĩa quan trọng như một phương thức tổ chức và kích thích hành động trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống như sản xuất, nghệ thuật, thể thao. Trong hoạt động thể dục thể thao, việc tổ chức tập luyện thường gắn liền với các giải đấu thể thao, thi đấu thường được sử dụng với 2 hình thức: Thứ nhất thi đấu được coi là yếu tố phụ thuộc trong tổ chức chung của buổi tập: là phương thức kích thích sự hứng thú vận động viên tích cực trong việc thực hiện bài tập riêng lẻ của buổi tập. Thứ hai thi đấu được sử dụng như một hình thức tương đối độc lập: thi đấu kiểm tra, thi đấu theo các giải đấu chính thức có hệ thống và quy mô khác nhau. Đặc điểm cơ bản của thi đấu chính là so sánh sức lực trong điều kiện đua tranh thứ bậc, thi đấu được sử dụng để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau: giáo dục các tố chất vận động, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, ý chí, hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và năng lực sử dụng hợp lý chúng trong điều kiện nhất định. 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN - Nghiên cứu tổng hợp và phân tích tài liệu: Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phân tích, tổng hợp nội dung tài liệu: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu. - Điều tra, phỏng vấn, đàm thoại: Tìm hiểu thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang. 3. NỘI DUNG Để đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khoá Thể dục thể thao của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang chúng tôi nghiên cứu khảo sát một số nội dung như sau: 3.1 Hình thức hoạt động ngoại khóa của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang Bảng 1: Khảo sát về các hình thức hoạt động ngoại khoá của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang TT Các hình thức hoạt động Giáo viên hướng dẫn Số buổi tập/ tuần ngoại khoá thể dục thể thao Câu lạc bộ Bóng chuyền 1 3 Câu lạc bộ Cầu lông 1 6 1 Câu lạc bộ bóng rổ 1 2 Câu lạc bộ Vovinam 1 3 Câu lạc bộ Bóng đá 1 3 2 Tập theo đội tuyển thể thao 2 3 3 Tập theo cá nhân – nhóm 0 0 4 Thi đấu thể thao 0 0 109
  3. Kết quả khảo sát Bảng 1 thấy: Hình thức hoạt động ngoại khóa theo CLB gồm có 5 CLB và đều có giáo viên hướng dẫn tập luyện thường xuyên và được tổ chức ít nhất 2 buổi/tuần; Tập theo đội tuyển thể thao chủ yếu là 2 môn Bóng chuyền và bóng đá do chính giáo viên chuyên sâu của trường hướng dẫn; tập luyện không theo một một môn thể thao nhất định, thời gian tập luyện không thường xuyên. Đặc biệt có những tuần không tập buổi nào, thời gian tập luyện ngắt quãng nên hiệu quả không cao. Tham gia thi đấu các giải thể thao do nhà tổ trường chức là hình thức để sinh viên tập luyện ngoại khoá nâng cao kỹ năng, thể lực. Đội ngũ giảng viên GDTC của Trường đều tốt nghiệp đúng chuyên ngành trong đó có 08 giảng viên trình độ là Thạc sĩ, 01 đang nghiên cứu sinh. Các giảng viên có sự phân đều theo các chuyên ngành đào tạo như: Võ, điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông. Đây là tiềm năng rất lớn về giảng dạy, huấn luyện các đội đại biểu của trường hoặc công tác phát triển phong trào, thực hiện nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GDTC. Bảng 2: Đội ngũ giảng viên GDTC Trường CĐSP TW-NT (tính đến tháng 2/2021) Giới tính Trình độ học vấn Chỉ số Chức danh Nam Nữ Thạc sĩ Tiến sĩ Số lượng 7 2 8 1 Giảng viên 3.2 Nội dung, hình thức, nhu cầu tham gia tập luyện hoạt động ngoại khóa của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang Bảng 3: Thống kê kết quả về nội dung, hình thức, nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang (n = 258) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn n % 1 Môn thể thao đang Bóng chuyền 32 12,4 tham gia tập luyện Cầu lông 104 40,3 ngoại khoá thường Bóng rổ 30 11,6 xuyên Vovinam 45 17,4 Bóng đá 35 13,5 Các môn thể thao khác 12 4,8 2 Hình thức tham gia Tập luyện theo đội tuyển 54 20,9 tập luyện ngoại khoá Tập theo cá nhân, nhóm 79 30,6 Tập luyện theo CLB 125 48,5 3 Nhu cầu tham gia tập Rất muốn 72 27,9 luyện ngoại khoá Bình thường 186 72,1 Kết quả khảo sát cho thấy: Về nội dung tham gia tập luyện cho thấy có 5 môn thể thao sinh viên lựa chọn thường xuyên tập luyện ngoại khóa gồm: Cầu lông, Vovinam, bóng đá, bóng chuyền. Trong đó hầu hết sinh viên lựa chọn môn Cầu lông nhiều nhất (104 sinh viên chiếm 40,3 %) bởi hầu hết các sinh viên mầm non là nữ với việc lựa chọn môn cầu lông phù hợp với năng lực, trình độ của các em. Về hình thức tham gia tập luyện ngoại khoá theo Câu lạc bộ chiếm đa số (125 sinh viên chiếm 48,5%). Về nhu cầu tập luyện có 27,9% có nhu cầu rất muốn được tập luyện 110
  4. ngoại khoá, chỉ số 72,1% ở mức độ bình thường cho thấy hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao chưa thật sự hấp dẫn, chưa tạo hứng thú để sinh viên tham gia tập luyện ngoại khoá. Kết quả trên cũng căn cứ làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức tập luyện ngoại khoá thể dục thể thao phù hợp cho sinh viên chuyên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang. Kết quả khảo sát về số buổi, thời điểm, số năm tham gia tập luyện ngoại khoá của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang (n = 258) TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn n % 1 Số buổi tham Từ 1 đến 2 buổi 37 14,3 gia tập luyện Từ 2 đến 3 buổi 158 61,2 trong tuần Từ 3 đến 4 buổi 42 16,2 Từ 4 buổi trở lên 21 8,3 2 Thời điểm Tập buổi chiều (sau giờ học chính khóa) 186 72,1 tập luyện ngoại khoá Tập theo buổi tập riêng (sáng, chiều, tối) 72 27,9 3 Số năm đã 1 năm 76 29,4 tham gia tập Từ 1 đến 2 năm 87 33,7 luyện Từ 2 đến 3 năm 95 36,9 Kết quả khảo sát cho thấy: Số buổi tham gia tập luyện trong tuần đa phần sinh viên khi được hỏi đều cho ý kiến tần suất tập luyện tuần từ 1 đến 2 buổi/tuần chiếm tỷ lệ 14,3%; Tuần 2 đến 3 buổi chiếm tỷ lệ 61,2%; Từ 3 đến 4 buổi chiếm tỷ lệ 16,2%; Từ 4 buổi trở lên chiếm tỷ lệ 8,3% đây là những sinh viên đang theo tập luyện tại các câu lạc bộ, đội tuyển thể thao. Thời điểm tập luyện ngoại khoá đa số sinh viên được hỏi trả lời, tập buổi chiều (sau giờ học chính khoá) tập chiếm tỷ lệ 72,1%; tập theo buổi tập riêng vào buổi sáng hoặc buổi chiều hoặc buổi tối chiếm tỷ lệ 27,9% tập theo hình thức buổi tập riêng có giáo viên hướng dẫn. Số năm tham gia tập luyện 1 năm chiếm tỷ lệ 29,4%; từ 1 đến 2 năm chiếm tỷ lệ 33,7%; từ 2 đến 3 năm chiếm tỷ lệ 36,9%. Công tác hoạt động ngoại khoá của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang (n=258) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn n % 1 Các cấp lãnh đạo Rất quan tâm đến hoạt động ngoại khoá 46 17,8 quan tâm đến Chỉ quan tâm một số hoạt động ngoại các hoạt động khoá 157 60,8 ngoại khoá Thể Ít quan tâm đến các hoạt động ngoại dục thể thao 55 21,4 khoá 2 Thực tiễn Rất phù hợp với điều kiện của nhà 196 75,9 phương pháp trường giảng dạy các Phù hợp với điều kiện của nhà trường 58 22,4 môn Thể thao của các giảng Chưa phù hợp với điều kiện của nhà 4 1,7 viên trường 111
  5. 3 Cơ sở vật chất Đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy học 54 20,9 sân bãi dụng cụ Cơ bản đáp ứng yêu cầu cho việc dạy 162 62,3 học Chưa đáp ứng yêu cầu cho việc dạy 42 16,8 học 4 Kinh phí dành Đảm bảo tổ chức các hoạt động 98 38 cho hoạt động ngoại khoá thể thao Kinh phí còn hạn chế 160 62 5 Tổ chức hoạt Phong phú, đa dạng các môn thể thao, động thể thao các loại hình tổ chức hoạt động và 61 23,6 ngoại khoá được duy trì thường xuyên liên tục Chỉ một số môn thể thao và loại hình tổ chức hoạt động cơ bản được duy trì 169 65,5 thường xuyên liên tục Chỉ một số ít các môn thể thao, loại hình hoạt động được tổ chức, các hoạt 28 10,9 động chỉ mang tính tự phát, chưa duy trì thường xuyên liên tục 6 Công tác hướng Thường xuyên 176 68,2 dẫn sinh viên tập luyện ngoại khoá Thỉnh thoảng 82 31,8 7 Đưa nội dung Rất cần thiết 28 10,8 kiểm tra tiêu Cần thiết 147 56,9 chuẩn rèn luyện thân thể vào đánh giá điểm Không cần thiết 83 32,4 học tập của sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy: Các cấp lãnh đạo quan tâm đến các hoạt động ngoại khoá Thể dục thể thao có 17,8% ý kiến cho rằng các cấp lãnh đạo rất quan tâm đến hoạt động ngoại khoá; 60,8% ý kiến chỉ quan tâm một số hoạt động ngoại khoá; 21,4% đánh giá ít quan tâm đến các hoạt động ngoại khoá. Thực tiễn phương pháp giảng dạy các môn thể thao của các giảng viên 75,9% ý kiến đánh giá rất phù hợp với điều kiện của nhà trường; Cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ cơ bản đáp ứng yêu cầu cho việc dạy học 62,3%. Kinh phí dành cho hoạt động ngoại khoá thể thao còn hạn chế. Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá chỉ một số môn thể thao, loại hình tổ chức hoạt động cơ bản được duy trì thường xuyên liên tục. Công tác hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khoá có 68,2% ý kiến nhận xét công tác hướng dẫn tập luyện được thực hiện thường xuyên. Đưa nội dung kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể vào đánh giá điểm học tập của sinh viên: có 56,9% ý kiến cho rằng cần thiết. Môn thể thao yêu thích và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khoá ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang (n=258) 112
  6. Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn n % 1 Môn thể thao bạn Bóng chuyền 34 13,1 yêu thích Cầu lông 126 48,8 Bóng rổ 30 11,6 Vovinam 34 13,1 Bóng đá 25 9,7 Bơi lội 9 3,7 2 Yếu tố ảnh hưởng Không có giáo viên hướng dẫn 26 10 đến việc tập luyện Không có thời gian tập luyện 148 57,3 ngoại khoá của Không có trang thiết bị dụng cụ 62 24 bạn Thời tiết 12 4,6 Không thích hoạt động thể thao 10 3,7 Kết quả khảo sát cho thấy: Yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá của sinh viên đa số cho rằng không sắp xếp được thời gian tập luyện chiếm 57,3% nguyên nhân cho rằng thời gian học còn nhiều, một số sinh viên sau giờ học phải đi làm thêm, Tuy nhiên khi khảo sát về các môn thể thao ưa thích thì hầu hết sinh viên lựa chọn môn cầu lông chiếm 48,8%, bóng chuyền, bóng rổ. 3.3 Một số biện pháp phát triển hoạt động ngoại khoá ngoại khoá ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm định hướng phát triển các hoạt động phong trào thể dục thể thao ngoại khoá trong thời gian đến; - Các tổ chức đoàn thể cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để sinh viên nhận thức được vai trò, tác dụng của tập luyện ngoại khoá thể dục thể thao góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển năng lực vận động, phục vụ học tập, thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí tuổi trẻ; - Về công tác chuyên môn, giảng viên cần phát huy vai trò là người định hướng và hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá, định hướng môn thể thao phù hợp với năng khiếu cá nhân sinh viên; hướng dẫn sinh viên phương pháp tập, xây dựng thời gian biểu phù hợp tham gia tập luyện ngoại khoá hiệu quả; - Về phía người học, sinh viên cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập, sinh hoạt của bản thân phù hợp để có thời gian tham gia tập luyện ngoại khoá; lựa chọn môn thể thao và hình thức ngoại khoá, thời gian tập luyện phù hợp với bản thân; - Về cơ sở vật chất, cần sửa chữa, tu bổ, mua sắm một số trang thiết bị dụng cụ phục vụ tốt nhu cầu hoạt động ngoại khoá cho sinh viên, mở cửa nhà tập, sân tập phục vụ nhu cầu tập luyện ngoại khoá cho sinh viên; - Về các hình thức, phương pháp tổ chức ngoại khoá: trên cơ sở khảo sát nhu cầu tham gia ngoại khoá các môn thể thao yêu thích do sinh viên chọn, cũng như thực trạng hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao tại trường CĐSP Trung Ương Nha Trang cần nghiên cứu tổ chức các hoạt động thể thao phù hợp với thực tiễn, định hướng theo hình thức câu lạc bộ thể thao, thực hiện theo điều lệ, có giáo viên hướng 113
  7. dẫn chuyên môn nhằm phát triển phong trào ngoại khoá thể dục thể thao trong thời gian tới. 3. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về thực trạng hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao của sinh viên ngành Mầm non trường CĐSP Trung Ương Nha Trang có thể thấy: Hình thức hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao tại trường CĐSP Trung Ương Nha Trang chỉ tập trung một số ít môn, thiếu định hướng tổ chức hoạt động, các hoạt động chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn về chuyên môn. Về cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao. Tuy nhiên, một số trang thiết bị dụng cụ đã xuống cấp cần có sự chỉnh sửa, tu bổ; việc quản lý sử dụng chưa phù với nhu cầu tập luyện ngoại khoá của sinh viên (sau giờ học sinh viên không được vào khu tập luyện). Đội ngũ giảng viên có chuyên môn, phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn, song chưa phát huy hết vai trò hướng dẫn sinh viên ngoại chuyên môn. Khảo sát cho thấy, nhìn chung sinh viên có nhu cầu được tham gia tập luyện ngoại khoá, đặc biệt sinh viên có sở thích các môn thể thao cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ nhiều hơn các môn thể thao khác. Sinh viên chưa biết bố trí sắp xếp thời gian giữa việc học chính khoá, sinh hoạt cá nhân để tham gia tập luyện ngoại khoá hiệu quả, chưa chủ động tham gia các hoạt động, một số sinh viên còn lệ thuộc bạn bè trong việc tham gia tập luyện ngoại khoá. Việc tập luyện của sinh viên chủ yếu mang tính tự phát, thiếu tổ chức, định hướng, thiếu sự hướng dẫn chuyên môn, hoạt động không thường xuyên nên hiệu quả thấp, chưa tạo ra được phong trào tập luyện thể dục thể thao trong toàn trường. Kết quả khảo sát là cơ sở ban đầu để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao phù hợp với nhu cầu, sở thích của sinh viên trong thời gian tới tại CĐSP Trung Ương Nha Trang. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ chính trị (1/12/2011), Nghị Quyết số 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. (Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 3. Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang (2020). Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020. 4. Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang (2020). Quy định đào tạo hệ thống tín chỉ trình độ cao đẳng chính quy ngành Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo quyết định số 356/QĐ-CĐSPTWNT-ĐT ngày 7/8/2020 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung Ương Nha Trang). 5. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2006), Lí luận và Phương pháp thể dục thể thao. Nxb TDTT. 114
nguon tai.lieu . vn