Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN SỨC KHỎE YẾU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN ThS. Hoàng Văn Chỉnh Trường Đại học Công đoàn TÓM TẮT Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đề tài đã khảo sát thực trạng hoạt động dạy và học môn giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên (SV) sức khỏe yếu của Trường Đại học Công đoàn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn để xây dựng chương trình GDTC mới cho SV sức khỏe yếu của Nhà trường trong thời gian tới. Từ khóa: Thực trạng, GDTC, SV, sức khỏe yếu, Đại học Công đoàn SUMMARY By the method of regular scientific research, the topic has examined the implementation of teaching and learning gymnastics for students of Trade Union University. The research results are the basis for implementing new physical education programs for students in the school's health in the coming time. Keywords: State performance, physical education, students, poor health, Trade Union University 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại các trường đại học nói chung và Trường Đại học Công đoàn nói riêng, công tác GDTC có thể nói được các cấp lãnh đạo quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giảng viên; đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình thể dục thể thao mới to lớn và hiện đại, đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, phong trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao SV... Nhưng thực tế, công tác GDTC vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu và khuyết tật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục đào tạo đã đề ra. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp toán học thống kê 3. NỘI DUNG Các nội dung được đề tài quan tâm là: Đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình GDTC, thái độ, kết quả học tập và rèn luyện thân thể của sinh viên sức khỏe yếu 3.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất Kết quả thống kê thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại Trường đại học công đoàn được trình bày tại bảng 1 994
  2. Bảng 1: Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại Trường đại Công đoàn Năm 2020 Nội dung Số lượng % Giới tính Nam 5 55.56 Nữ 4 44.44 Trình độ chuyên môn TS 1 11.1 ThS 7 77.8 CN 1 11.1 Thâm niên Dưới 10 năm 5 55.56 Trên 10 năm 4 44.44 Độ tuổi Dưới 30 0 0 Từ 30 - 40 6 66.67 Trên 40 3 33.33 Chuyên ngành Bóng chuyền 2 22.22 Bóng bàn 1 11.11 Cầu lông 1 11.11 Võ 2 22.22 Điền kinh 1 11.11 Thể dục 2 22.22 Đội ngũ tham gia trọng tài Trọng tài quốc gia 1 11.11 quốc gia, quốc tế và các Trọng tài quốc tế 0 0 công tác khác Các công tác khác 8 88.89 Qua bảng 1 cho thấy: Các giảng viên đều tốt nghiệp Trường Đại học TDTT với các chuyên ngành bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, thể dục...Các đồng chí giảng viên đa số đều có khả năng giảng dạy và huấn luyện nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện tại, hơn một nửa số giảng viên là giảng viên trẻ, có thời gian công tác dưới 10 năm, đó cũng là một mặt hạn chế vì giảng viên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên, đây lại là lực lượng có thể tiếp cận khoa học, có thể học tập nâng cao trình độ để trở thành những cán bộ có trình độ cao, đây cũng là một vấn đề có tính tích cực khi căn cứ vào mục tiêu của nhà trường về đội ngũ giáo viên. Số lượng SV mỗi khóa của trường hiện khoảng 2000 SV, tỷ lệ SV/giảng viên ở mức 222 SV /1 giáo viên. Đây là một tỷ lệ cao làm cho mật độ dày và cường độ làm việc lớn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giảng dạy và chuẩn bị giáo án. Việc tổ chức giờ học không còn đủ thời gian để thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, khả năng quản lý, bao quát và điều khiển của giảng viên trong giờ dạy còn hạn chế. Hiện tại và trong những năm tới khi nhà trường mở thêm quy mô đào tạo thì với đội ngũ giảng viên trên không thể đáp ứng nhu cầu. Vì vậy có thể coi đây là một trong những nguyên nhân hạn chế kết quả học tập ở môn này. 995
  3. 3.2 Thực trạng thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên sức khỏe yếu Năm 2016, Nhà trường ban hành quyết định số 1149 /QĐ - ĐHCĐ, ngày 8 tháng 12 năm 2016, về việc ban hành chương trình môn học GDTC đối với sinh viên đại học, cao đẳng và liên thông hệ chính quy, theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Công đoàn. Trong đó, quy định nội dung chương trình GDTC cho sinh viên sức khỏe yếu cụ thể như sau: Chương trình GDTC cho sinh viên sức khỏe yếu gồm 2 phần, được thể hiện qua ở bảng 2 như sau: Bảng 2: Nội dung chương trình môn giáo dục thể chất Đối tượng học Nội dung môn học Số tiết Ghi chú môn Lý thuyết chung về Bắt buộc Phần 1 30 GDTC môn cờ vua 1 hoặc cờ 30 SV sức khỏe yếu Phần 2 Tự chọn tướng 1 môn cờ vua 2 hoặc cờ 30 Phần 3 Tự chọn tướng 2 Thời gian 90 Qua bảng 2 cho thấy: Chương trình môn GDTC ở Trường Đại học Công đoàn cho sinh viên sức khỏe yếu cơ bản đáp ứng yêu cầu theo Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khối lượng kiến thức mà người học cần tích lũy tối thiểu. Được chia thành 3 phần học khác nhau, học liên tục trong các học kỳ. Tuy nhiên, với đặc điểm là một trường có tỷ lệ SV nữ tương đối đông trong khi phần tự chọn còn quá đơn điệu do vậy SV nhất là nữ ít có sự lựa chọn. Sân bãi, phòng tập thể dục, trang thiết bị tập luyện, dụng cụ TDTT còn thiếu thốn và chưa đủ chuẩn, yếu tố quan trọng nhất là chương trình học còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn sinh viên. Trong đó, chương trình dành cho sinh viên sức khỏe yếu chưa phù hợp, nội dung các môn học cả hai phần tự chọn và bắt buộc đều khiêm tốn, cần đa dạng hóa nội dung chương trình, bổ sung thêm nhiều môn thể thao cho sinh viên lựa chọn để học tập và rèn luyện, nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao trong lực lượng sinh viên. Phần tự chọn dành cho sinh viên sức khỏe yếu chỉ có môn cờ vua hoặc cờ tướng nên cũng có thể coi là bắt buộc, do đó chưa phù hợp với khả năng, thể trạng và tính hứng thú của sinh viên khi tham gia học GDTC 3.3 Thực trạng thái độ, kết quả học tập môn giáo dục thể chất và rèn luyện thân thể của sinh viên sức khỏe yếu * Về thái độ của sinh viên khi học môn GDTC Kết quả thu về được thể hiện qua bảng 3 996
  4. Bảng 3: Tổng hợp kết quả tự đánh giá thái độ học tập môn GDTC của sinh viên sức khỏe yếu (n=100) TT Nội dung phỏng vấn Phương án trả lời Có Không % % 1. Các bạn có tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của 44 56 môn GDTC? 2. Trong buổi học môn GDTC, các bạn có tự giác tích cực 70 30 tập luyện để hoàn thành tốt nội dung môn học? 3. Sau giờ học trên lớp, các bạn có tập luyện các nội dung 35 65 đã học theo quy định của chương trình đào tạo tín chỉ 1 giờ học trên lớp có ít nhất 2 giờ học ở nhà? 4. Ngoài nội dung môn học GDTC bắt buộc dành cho sức 24 76 khỏe yếu, các bạn có tham gia tập luyện thêm các môn TDTT khác? 5. Các bạn có tập luyện ngoại khóa dưới hình thức tự tập 18 82 luyện, tập luyện theo nhóm bạn trong lớp hoặc nhóm bạn ngoài lớp? 6. Các bạn có tập luyện ngoại khóa dưới theo hình thức 12 89 tham gia vào CLB TDTT của Nhà trường? 7. Câu hỏi dành riêng cho sinh viên có tập luyện ngoại khóa ở nội dung 3,4,5,6: - Tập luyện ngoại khóa thường xuyên ≥ 3 buổi/tuần 7 93 - Tập luyện ngoại khóa không thường xuyên < 3 21 79 buổi/tuần Qua bảng 3 cho thấy: Sinh viên còn nhận thức chưa cao về ý nghĩa và tầm quan trọng của môn GDTC, chỉ có 44 % sinh viên trả lời có nhận thức. Cho nên, tính tự giác tích cực trong tập luyện TDTT chưa cao, cụ thể: việc thực hiện theo quy định đào tạo tín chỉ về 2 giờ tự học để hoàn thành tốt nội dung chương trình học tập chỉ đạt 35%; sinh viên tham gia tập luyện TDTT ngoài môn học tự chọn của mình chiếm tỷ lệ 24%; tham gia tập luyện dưới hình thức cá nhân, hình thức tập luyện nhóm đạt tỷ lệ 18%; số lượng sinh viên tập luyện ngoại khóa thường xuyên từ 3 buổi/tuần trở lên chỉ đạt 7%; số sinh viên tập luyện không thường xuyên, dưới 3 buổi/tuần chiếm tỷ lệ 21%. Như vậy, thực trạng nhận thức của sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của môn GDTC chưa cao, cho nên thái độ tích cực trong tập luyện TDTT để rèn luyện thân thể của sinh viên còn hạn chế, sinh viên chưa tham gia nhiệt tình vào các hoạt động TDTT ngoại khóa. Cho nên việc cải tiến chương trình để hướng sinh viên có nhận thức cao về ý nghĩa tầm quan trọng của môn GDTC và có những phương pháp tác động nâng cao ý thức cũng như thái độ tích cực tập luyện TDTT là vấn đề cần thiết và cấp bách. * Về kết quả điểm môn học GDTC của SV Kết quả thống kê được trình bày qua bảng 4 997
  5. Bảng 4: Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên sức khỏe yếu tại Trường đại học Công đoàn (n=100) STT Điểm Loại Kết quả Số lượng Tỷ lệ % 1. 9.0-10 Xuất sắc 0 0 2. 8.0 đến cận 9.0 Giỏi 0 0 3. 7.0 đến cận 8.0 Khá 15 15 4. 6.0 đến cận 7.0 Trung bình khá 42 42 5. 5.0 đến cận 6.0 Trung bình 31 31 6. dưới 5.0 Yếu 12 12 Qua bảng 3 cho thấy: - Một số lượng lớn sinh viên tập trung loại trung bình và trung bình khá, chiếm tỷ lệ 31% - 42%%; sinh viên loại xuất sắc và giỏi không có; Loại khá chiếm tỷ lệ 15% và loại yếu chiếm tỷ lệ từ 12% (lý do không đạt ở đây là do các nguyên nhân: sinh viên vắng quá số buổi bị cấm thi và thi không đạt yêu cầu). * Kết quả kiểm tra thể lực của SV theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Kết quả được trình bày trên bảng 5 và 6 Bảng 5: Kết quả khảo sát tình trạng thể lực của SV sức khỏe yếu Trường đại học Công đoàn (n= 100) TT Nội dung kiểm tra Nam (n=39) Nữ (n= 61) ̅ 𝑿 Số sinh Tỷ lệ ̅ 𝑿 Số sinh Tỷ lệ viên đạt % viên đạt % 1. Lực bóp tay thuận (kg) 43.06 23 58.97 28.33 36 59.01 2. Nằm ngửa gập bụng 16.12 21 53.84 13.99 21 34.42 (lần/30s) 3. Bật xa tại chỗ (cm) 204.43 17 43.58 153.21 35 57.37 4. Chạy tùy sức 5 phút (m) 842.8 12 30.76 689.66 20 32.78 Bảng 6: Xếp thể lực của SV sức khỏe yếu Trường đại học Công đoàn (n= 100) Tốt Đạt Chưa đạt Giới n n % n % n % Nam 39 0 0 18 46.15 21 53.85 Nữ 61 0 0 29 47.54 32 52.45 Tổng 100 0 0 47 47.00 53 53.00 Qua bảng 5 và 6 cho thấy: Thể lực của nam và nữ sinh viên sức khỏe yếu của Trường Đại học Công đoàn đạt ở mức thấp so với quy định đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT. Nội dung chạy tùy sức 5 phút thì cả nam và nữ đều có số sinh viên xếp loại đạt rất thấp. Điều này cho thấy chương trình tín chỉ với môn thể thao bắt buộc và tự chọn thì sinh viên phát triển các tố chất sức nhanh và sức mạnh, nhưng hạn chế phát triển ở tố chất sức bền. 998
  6. 4. KẾT LUẬN Đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học môn GDTC cho SV sức khỏe yếu của Trường Đại học Công đoàn cho thấy: Đội ngũ giảng viên GDTC phần lớn đều có trình độ cao và độ tuổi còn trẻ; Nội dung chương trình GDTC đúng cơ bản theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thái độ học tập chưa cao; Kết quả học tập môn học chủ yếu đạt loại trung bình; Trình độ thể lực của nhiều SV không đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW: Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008 về việc ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 3. Hoàng Hà (2016), Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC các trường thành viên đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 4. Đỗ Thị Tươi (2017), “Những yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú trong giờ Giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đào tạo và huấn luyện thể thao, (3), Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 999
nguon tai.lieu . vn