Xem mẫu

  1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG TS. Tô Tiến Thành – Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Lê Quang Trung – Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung Tóm tắt: Nghiên cứu đánh thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Công Nghiệp Việt – Hung trên các mặt: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nhu cầu tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, thực trạng kết quả học tập môn giáo dục thể chất và trình độ thể lực của sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Công Nghiệp Việt - Hung. Từ đó làm cơ sở để lựa chọn những nội dung phù hợp nhằm phát triển thể lực cho sinh viên năm thứ 2 nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng của công tác giáo dục thể chất cho các trường Đại học. Từ khóa: Thực trạng; Giáo dục thể chất; Thể dục thể thao ngoại khóa; Đại học công nghiệp Việt – Hung. Abstract: The study assesses the current status of physical education work of 2nd year students at Vietnam - Hung Industrial University in terms of facilities, lecturers, the need to participate in physical training and sports activities extracurricular activities, the current status of physical education learning outcomes and fitness level of 2nd year students at Vietnam - Hung Industrial University. This will serve as a basis for selecting appropriate content to develop physical fitness for 2nd year students, contributing to improving the quality of physical education work for universities. Keywords: Reality; Physical education; Extracurricular sports; Vietnam – Hunggary Industrial University. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và phòng chống bệnh tật, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí. Hình thức buổi tập này đòi hỏi phát huy được tính tự giác tích cực của cá nhân người tập. Nội dung tập luyện không quy định chặt chẽ mà phù hợp với sở thích, nhu cầu và hứng thú của mỗi người. Hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm các giờ tự học của sinh viên (SV), các buổi tập luyện đội tuyển để tham gia các giải thi đấu. Hoạt động TDTT ngoại khóa là phương tiện để hợp lí hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh, SV trong suốt thời kì học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, việc tổ chức hướng dẫn SV tập luyện ngoại khóa để hoàn thiện các nội dung học tập chính khóa hiện nay ở trường Đại học công nghiệp (ĐHCN) Việt – Hung còn nhiều hạn chế, chưa phát động được phong trào tự giác tập luyện của SV. Việc tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) thể thao chưa được coi trọng, số lượng SV tham gia còn hạn chế. Do đó, việc tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho SV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và những hạn chế của công tác Giáo dục thể chất (GDTC) hiện nay ở Trường, chúng tôi nghiên cứu “Thực trạng nhu cầu tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa và trình độ thể lực của sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung”. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, toán học thống kê. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 223
  2. Giáo dục thể chất và thể thao trường học 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên trường ĐHCN Việt – Hung 2.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất trường ĐHCN Việt – Hung Công tác GDTC và hoạt động TDTT phụ thuộc vào cơ sở vật chất là rất lớn. Nếu muốn tổ chức các hoạt động thể thao của những CLB TDTT thì đòi hỏi phải đảm bảo về cở sở vật chất cho hoạt động TDTT và người giảng viên có lòng nhiệt tình với việc tổ chức cho sinh viên các hoạt động tập luyện. Vì vậy đề tài đã tiến hành tìm hiểu về cở sở vật chất của Trường ĐHCN Việt – Hung, kết quả thu được ở bảng 1. Bảng 1. Thực trạng về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của trường ĐHCN Việt – Hung TT Cơ sở vật chất Số lượng Chất lượng 1 Sân điền kinh 01 Tốt 2 Nhà tập đa năng TDTT 01 Tốt 3 Sân bóng đá 01 Tốt 4 Sân bóng chuyền 04 Khá 5 Sân bóng rổ ngoài trời 04 Khá 6 Sân cầu lông 04 Khá 7 Bàn bóng bàn 06 Khá 8 Bể bơi 01 Tốt Từ kết quả của bảng 1 cho thấy cơ sở vật chất của trường có thể tổ chức được nhiều hoạt động thể thao ở nhiều môn khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu tập luyện của sinh viên có các sở thích khác nhau. Với điều kiện cơ sở vật chất như trên là đầy đủ và đảm bảo tốt cho việc giảng dạy và huấn luyện thể thao trong nhà Trường. 2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên trường ĐHCN Việt – Hung Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC và hoạt động TDTT là đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn tốt, phương pháp giảng dạy hợp lý sẽ kích thích học sinh ham mê tập luyện và đạt kết quả cao, và ngược lại, nếu giảng viên không có trình độ chuyên môn tốt, phương pháp huấn luyện nghèo nàn, không khoa học sẽ làm chất lượng của công tác GDTC và hoạt động TDTT đi xuống. Thống kê số lượng giảng viên của trường ĐHCN Việt - Hung được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường ĐHCN Việt - Hung Thâm niên Số Giới tính Trình độ công tác lượng Nam Nữ 10 năm Đại học Thạc Sỹ Tiến Sỹ 8 5 3 2 6 3 5 0 Qua bảng 2 cho thấy: Số lượng giảng viên của trường ĐHCN Việt - Hung là 8 người, gồm 5 giảng viên là nam và có 3 giảng viên là nữ. Thâm niên công tác của các giảng viên đều trên 5 năm, các giảng viên có nhiều kinh nghiệm, các giảng viên đồng đều cả nam và nữ, có trình độ từ đại học trở lên. Như vậy, đội ngũ giảng viên có thể đáp ứng tốt yêu cầu của công tác GDTC và hoạt động TDTT của nhà trường. 2.2. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC và trình độ thể lực của sinh viên năm thứ 2 trường ĐHCN Việt - Hung 2.2.1. Thực trạng nhu cầu tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên năm thứ 2 trường ĐHCN Việt – Hung PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 224
  3. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Tập luyện TDTT ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và phòng chống bệnh tật, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí. Hình thức buổi tập này đòi hỏi phát huy được tính tự giác tích cực của cá nhân người tập. Nội dung tập luyện không quy định chặt chẽ mà phù hợp với sở thích, nhu cầu và hứng thú của mỗi người. Hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm các giờ tự học của SV, các buổi tập luyện đội tuyển để tham gia các giải thi đấu. Hoạt động TDTT ngoại khóa là phương tiện để hợp lí hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của HS, SV trong suốt thời kì học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai. Để có cơ sở tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trong toàn trường nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng công tác GDTC, nghiên cứu tiến hành khảo sát về nhu cầu tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa đối với 200 sinh viên năm thứ 2 nhà trường bằng phiếu hỏi (100 sinh viên nam và 100 sinh viên nữ). Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả phỏng về nhu cầu tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên năm thứ 2 trường Trường ĐHCN Việt – Hung (n= 200) Kết quả phỏng vấn TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN Số lượng % Động cơ tập luyện TDTT của bạn là? - Thích tập 150 75 1 - Không thích tập 25 12,5 - Không có điều kiện tập 25 12,5 Tầm quan trọng của TDTT đối với bạn? 2 - Quan trọng 160 80 - Không quan trọng 40 20 Bạn có tập luyện TDTT thường xuyên không? - Thường xuyên 100 50 3 - Không thường xuyên 60 30 - Không tập 40 20 Bạn có thích tập luyện TDTT ngoại khóa không? - Thích tập 160 80 4 - Không thích tập 40 20 Nếu nhà trường tổ chức các CLB TDTT bạn sẽ? - Đăng ký tham gia ngay 130 65 5 - Sẽ quan tâm đến và tham gia khi có điều kiện 40 20 - Không tham gia 30 15 Bạn tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa vì? 6 - Yêu thích tập luyện môn thể thao 120 60 - Để nâng cao thành tích thi đấu 20 10 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 225
  4. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Kết quả phỏng vấn TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN Số lượng % - Giao lưu với bạn bè 30 15 - Để thư giãn nghỉ ngơi tích cực 30 15 Nhà trường thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao? 7 Có 200 100 Không 0 0 Từ kết quả phỏng vấn cho thấy, phần lớn sinh viên năm thứ 2 nhà trường có nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa (80%) thích tập môn thể thao tự chọn và hiểu biết về tầm quan trọng của TDTT và GDTC đối với sức khỏe và phát triển thể lực. Nhưng tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên lại chỉ chiếm 50% số sinh viên được phỏng vấn. Vấn đề trên cho thấy sự mâu thuẫn, tuy nhiên hoàn toàn hiểu được là sinh viên yêu thích thể thao là do sự hấp dẫn của hoạt động thể thao mang lại, sự hâm mộ đối với từng môn thể thao. Nội dung học tập môn học GDTC rất đơn giản, chưa có các CLB TDTT tự chọn, dẫn đến không có động lực và hứng thú cho sinh viên, không phát huy được tính tích cực, hứng thú bền vững trong tập luyện. Mặc dù vậy, khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã mạnh dạn phỏng vấn các em sinh viên năm thứ 2 nhà trường, kết quả phỏng vấn về nhu cầu tập luyện, học tập môn học GDTC theo hình thức câu lạc bộ TDTT, đã có 65% đồng ý tham gia một số còn lưỡng lự chưa trả lời ngay. Có thể hiểu: ở đây nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT trong nhà trường chưa đầy đủ, cũng như sự quan tâm của nhà trường và các cấp quản lý về tổ chức xây dựng các hoạt động TDTT cho sinh viên chưa đúng và đáp ứng với những yêu cầu đề ra. Việc tổ chức quản lý hoạt động câu lạc bộ TDTT chưa được xây dựng thành kế hoạch hành động và những biện pháp cụ thể, sinh viên còn do dự và ngại hoạt động ngoại khóa. 2.2.2. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên năm thứ 2 trường ĐHCN Việt – Hung Để đánh giá kết quả học tập môn GDTC và mức độ hoàn thiện các tố chất thể lực của sinh viên theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT). Nghiên cứu tổng hợp các số liệu về kết quả học tập môn GDTC của sinh viên năm thứ 2 trường ĐHCN Việt – Hung trong 2 năm học gần đây. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên năm thứ 2 trường Trường Đại học công nghiệp Việt – Hung trong 2 năm học gần đây. Tổng số Năm học Tốt Đạt Không đạt sinh viên 2017 – 2018 570 20% 68% 12% 2018 – 2019 580 28% 62% 10% Từ kết quả tại bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ sinh viên đạt yêu cầu về kết quả học tập môn GDTC của sinh viên năm thứ 2 nhà trường trong 2 năm học vừa qua là khá cao từ 88 – 90%. Trong đó, số sinh viên đạt loại tốt chiếm tỷ lệ từ 20 – 28%. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ sinh viên chưa đạt yêu cầu vẫn chiếm tỷ lệ cao từ 10 – 12%. 2.2.3. Đánh giá thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ 2 trường ĐHCN Việt – Hung PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 226
  5. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Để đánh giá trình độ thể lực của sinh viên năm thứ 2 trường ĐHCN Việt – Hung, đề tài sử dụng 04 Test đánh giá về thể lực theo tiêu chuẩn RLTT của sinh viên, sinh viên được quy định tại quyết định 53/2008/QĐ-BGDDT. Kết quả kiểm tra từng Test được trình bày ở bảng 5 và bảng 6. Bảng 5. Kết quả phân loại trình độ thể lực của nam sinh viên năm thứ 2 trường Trường Đại học công nghiệp Việt – Hung (n = 100) Kết quả TT Test X ± Không Tốt % Đạt % % đạt 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.16 ± 0.51 13 13 75 75 12 12 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 20.5 ± 3.0 10 10 82 82 8 8 3 Bật xa tại chỗ (cm) 220 ± 12.0 15 15 75 75 10 10 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1015 ± 60.0 8 8 74 74 18 18 Bảng 6. Kết quả phân loại trình độ thể lực của nữ sinh viên năm thứ 2 trường Trường Đại học công nghiệp Việt – Hung (n = 100) Kết quả TT Test X ± Không Tốt % Đạt % % đạt 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 6.13 ± 0.54 10 10 80 80 10 10 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 18.5 ± 2.5 9 9 78 78 13 13 3 Bật xa tại chỗ (cm) 164 ± 10.0 14 14 70 70 16 16 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 920 ± 45.0 10 10 76 76 14 14 Từ kết quả của bảng 5 và 6 cho thấy, các chỉ số thể lực của SV năm thứ 2 trường Trường ĐHCN Việt – Hung phân bố chưa đồng đều, tính đồng nhất không cao. Đồng thời, căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực của HS, SV theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ta thấy, thể lực của sinh viên năm thứ 2 trường ĐHCN Việt – Hung chưa tốt. Biểu hiện, có nhiều sinh viên chưa đạt theo tiêu chuẩn RLTT của Bộ GD&ĐT đề ra. Số sinh viên có trình độ thể lực đạt loại tốt đối với nam sinh viên chỉ chiếm tỷ lệ 8 – 15%, đối với nữ sinh viên là 9 – 14%, đây là số sinh viên thường xuyên tham gia và đội tuyển các môn thể thao của nhà trường, số sinh viên có kết quả đạt yêu cầu đối với nam sinh viên chiếm tỷ lệ 74 – 82%, đối với nữ sinh viên là 70 – 80%, tuy nhiên số sinh viên không đạt còn chiếm tỷ lệ cao đối với nam sinh viên là 8 – 18%, đối với nữ sinh viên là 10 – 16%. Đối chiếu với kết quả học tập ở các năm trước của sinh viên nhà trường cho thấy: số sinh viên năm thứ 2 không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn RLTT của Bộ GD&ĐT cao hơn so với mặt bằng chung của những năm trước đây. 3. KẾT LUẬN - Qua nghiên cứu cho thấy, cơ sở vật chất của Trường ĐHCN Việt - Hung là tương đối đầy đủ, lực lượng giảng viên có nhiều kinh nghiệm, các giảng viên đồng đều cả nam và nữ, có trình độ từ đại PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 227
  6. Giáo dục thể chất và thể thao trường học học trở lên đảm bảo tốt cho công tác GDTC và hoạt động TDTT của nhà Trường. - Đa số SV đều nhận thức được vai trò, tác dụng của tập luyện ngoại khoá các môn thể thao đến sức khoẻ, nâng cao năng lực vận động, phục vụ học tập, đồng thời ham thích tập luyện các môn thể thao. Tuy nhiên, thể lực của SV năm thứ 2 trường Trường ĐHCN Việt – Hung phân bố chưa đồng đều, tính đồng nhất không cao, số sinh viên không đạt về thể lực theo tiêu chuẩn RLTT theo quy định của Bộ GD&ĐT còn chiếm tỷ lệ cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD-ĐT (2001), Quy chế giáo dục thể chất và thể thao trường học. 2. Bộ GD-ĐT (2008), Quy định tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. (Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 3. Ủy ban Thể dục thể thao, Quyết định số 1589/2003/QĐ-UBTDTT ngày 19/09/2003 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao ở cơ sở của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT. 4. Nguyễn Kỳ Anh - Vũ Đức Thu (1994). Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường đại học (Tuyển tập Nghiên cứu khoa học thể dục thể thao). NXB Thể dục thể thao. 5. Lê Trường Sơn Chấn Hải (2003). Tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa các môn thể thao như một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguồn bài báo: Bài viết được trích dẫn từ luận văn thạc sĩ giáo dục học (2019-2021): “Nghiên cứu xây dựng câu lạc bộ thể dục thể thao ngoại khóa nhằm phát triển thể lực cho sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung”. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 228
nguon tai.lieu . vn