Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

THỰC TRẠNG BỆNH TẬT VÀ TAI BIẾN SINH SẢN CỦA
CÁC NỮ CỰU CHIẾN BINH BẮC GIANG PHƠI NHIỄM
CHẤT ĐỘC HÓA HỌC CHIẾN TRANH
Trần Thị Hảo1, Nguyễn Ngọc Hùng1, Lê Thị Hồng Thơm1,
Hoàng Yến1, Tống Thị Khuyên1, Trần Thanh Tâm2
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trường cao đẳng y tế Hà Nội

Mô tả tình trạng bệnh tật và tai biến sinh sản của các nữ cựu chiến binh Bắc Giang. Phương pháp nghiên
cứu: thuần tập hồi cứu, phỏng vấn 125 nữ cựu chiến binh phục vụ ở các vùng bị rải chất độc hoá học ở miền
Nam Việt Nam (nhóm phơi nhiễm) và 125 phụ nữ tương đồng về độ tuổi và nơi sinh sống nhưng không tham
gia phục vụ quân đội (nhóm không phơi nhiễm). Tỷ lệ bệnh ở nhóm phơi nhiễm cao hơn nhóm chứng, các
bệnh có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê là thần kinh (92,8% và 60,0%), hệ hô hấp (32,8% và 12,0%), cơ
xương khớp (87,2% và 40,0%), tiết niệu sinh dục (25,6% và 6,4%), bệnh ngoài da (24,0% và 9,6%) và giác
quan (25,6% và 11,2%); tai biến sinh sản cao hơn 2,21 lần, sẩy thai tự nhiên cao hơn 1,67 lần, thai chết lưu
cao hơn 3,46 lần, dị tật bẩm sinh cao hơn 12,08 lần. Tỷ lệ mắc bệnh, TBSS và DTBS ở nhóm phơi nhiễm
cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không phơi nhiễm.
Từ khóa: dioxin, cựu chiến binh, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

trong thời gian 1961 - 1975.

Dioxin và các chất cùng nhóm là nguyên
nhân gây ra nhiều trạng thái bệnh lý ở những
người có tiền sử tiếp xúc. Nó tác động đến
nhiều cơ quan, hệ thống trong cơ thể và gây
ra những rối loạn bệnh lý phức tạp, đa dạng.
Không chỉ gây chết tế bào mà còn gây hiện
tượng loạn sản, gây rối loạn quá trình biệt hoá
và tăng trưởng tế bào. Kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học trong nước và quốc tế
cho thấy có mối liên quan giữa phơi nhiễm
dioxin với sự xuất hiện nhiều loại bệnh tật và
có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ của con người [4, 6]. Để góp phần vào
chương trình nghiên cứu dioxin và hậu quả
của dioxin sau chiến tranh, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu tổn thương tâm sinh lý ở nữ
cựu chiến binh Bắc Giang với hy vọng có
những đóng góp nhất định trong chương trình
nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả
tình trạng sức khoẻ bệnh tật và tai biến sinh
sản của các nữ cựu chiến binh Bắc Giang
tham gia phục vụ ở các chiến trường miền Nam

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

TCNCYH 80 (3) - 2012

1. Đối tượng
250 phụ nữ ở độ tuổi từ 51- 65 hiện sống
và làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Dựa theo tiêu
chí tiếp xúc và không tiếp xúc với chất độc
hoá học chiến tranh, chia đối tượng nghiên
cứu thành 2 nhóm:
Nhóm phơi nhiễm: 125 nữ cựu chiến binh
tham gia phục vụ ở chiến trường miền Nam từ
năm 1961 - 1975.
Nhóm không phơi nhiễm: 125 phụ nữ
cùng độ tuổi với nhóm nữ cựu chiến binh
nhưng không tham gia phục vụ quân đội.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Nhóm phơi nhiễm: Chọn các nữ cựu
chiến binh và thanh niên xung phong tham gia
phục vụ ở các chiến trường bị rải chất độc
hoá học ở miền Nam Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 1961 - 1975; Độ tuổi từ 5165 tuổi (sinh năm 1945 - 1960); Loại trừ các
nữ cựu chiến binh và thanh niên xung phong đã
165

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
phục viên chuyển ngành trước 1960, tham gia

Sai số do nhiễu được hạn chế bởi các đặc

quân đội sau năm 1975.

trưng nghiên cứu thuần nhất.

Nhóm không phơi nhiễm: Chọn các phụ
nữ độ tuổi từ 51 - 65 tuổi (sinh năm 1945 1960) không tham gia phục vụ quân đội.
2. Phương pháp

5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu điều tra được làm sạch, nhập và
xử lý trên phần mềm thống kê dịch tễ Epi 6.0.
Sử dụng c2 cho phân tích tỷ lệ.

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp
Thuần tập hồi cứu
Chỉ số nghiên cứu:

III. KẾT QUẢ
1. Thông tin chung về đối tượng

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: nghề

nghiên cứu

nghiệp, tuổi, trình độ học vấn, kinh tế gia đình,

Độ tuổi trung bình của nhóm phơi nhiễm là

tiền sử phơi nhiễm với chất độc hoá học

56,8 ± 2,3 và nhóm không phơi nhiễm là 57,1

chiến tranh.

xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi, tập huấn

± 4,6. Trình độ học vấn 5,6% chị em ở hai
nhóm có trình độ tiểu học, 66,4% chị em có
trình độ phổ thông cơ sở và 28,0% có trình độ
trung học cơ sở. 97,2% chị em là người kinh
và có tới 99,6% không theo tôn giáo nào.
Nghề nghiệp chính của nhóm phơi nhiễm là
làm ruộng chiếm tỷ lệ 53,6%. Tỷ lệ hộ nghèo
và cận nghèo ở nhóm phơi nhiễm là 46,4%
còn ở nhóm không phơi nhiễm tỷ lệ này là
17,6%. Ở nhóm phơi nhiễm 100% chị em đã
từng sống ở vùng bị rải chất độc hóa học và
không có sự khác biệt về tỷ lệ tiếp xúc với
thuốc trừ sâu và hóa chất giữa hai nhóm
(31,2% và 25,6%).

điều tra viên, giám sát, kiểm tra việc thu thập số

2. Tình hình bệnh tật, tai biến sinh sản

Tỷ lệ mắc các bệnh/triệu chứng bệnh, tai
biến sinh sản (sẩy thai tự nhiên, thai lưu, chửa
trứng, dị tật bẩm sinh, vô sinh).
3. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin
Thông tin được thu thập bằng kỹ thuật
phỏng vấn dựa vào bộ phiếu điều tra về tổn
thương tâm lý ở nữ cựu chiến binh.
4. Nguy cơ sai số và biện pháp khống chế
Sai số ngẫu nhiên được hạn chế bằng cỡ
mẫu hợp lý và chọn mẫu phù hợp. Sai số hệ
thống được hạn chế thông qua các biện pháp:

liệu, hạn chế sai số của quá trình vào số liệu.

(TBSS) và dị tật bẩm sinh (DTBS)

Bảng 1. Tỷ lệ bệnh/triệu chứng bệnh mắc theo hệ cơ quan

Hệ cơ quan

Phơi
nhiễm
(n1 = 125)

Không
phơi nhiễm
(n2 = 125)

Giá trị thống kê

n1

%

n2

%

RR

CI.95%

Thần kinh

116

92,8

75

60,0

1,55

1,33 - 1,80

< 0,001

Cơ - Xương - Khớp

109

87,2

50

40,0

2,18

1,74 - 2,73

< 0,001

Hô hấp

41

32,8

15

12,0

2,73

1,60 - 4,68

< 0,001

Tiết niệu sinh dục

32

25,6

8

6,4

4,0

1,92 - 8,33

< 0,001

166

p

TCNCYH 80 (3) - 2012

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Phơi
nhiễm
(n1 = 125)

Hệ cơ quan

Không
phơi nhiễm
(n2 = 125)

Giá trị thống kê

n1

%

n2

%

RR

CI.95%

Giác quan

32

25,6

14

11,2

2,29

1,28 - 4,07

Ngoài da

30

24,0

12

9,6

2,5

1,34 - 4,66

Tuần hoàn

40

32,0

27

21,6

1,48

0,97 - 2,26

Tiêu hoá

58

46,4

65

52,0

1,12

0,87-1,44

p
< 0,01

> 0,05

Bảng 2. Tình hình tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh

Tình hình
thai sản

Phơi
nhiễm
(n1 = 125)
n1

Tổng số thai

Không
phơi nhiễm
(n2 = 125)

%

n2

539

Giá trị thống kê

%

RR

CI.95%

p

525

Số nạo hút thai

33

6,1

127

24,2

3,95

2,75 - 5,68

< 0,001

Số TBSS/tổng thai

188

34,8

83

15,8

2,21

1,76 - 2,77

< 0,001

Sảy thai tự nhiên

121

22,4

73

13,9

1,61

1,24 - 2,10

< 0,001

Thai lưu

32

5,9

9

1,7

3,46

1,67 - 7,18

< 0,001

Đẻ non con chết

35

6,5

1

0,2

12,08

4,92 - 29,67

< 0,001

Số con đẻ sống
Số DTBS/số con sống

318
61

315
19,2

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ bệnh mắc ở nhóm
phơi nhiễm cao hơn so với nhóm không phơi
nhiễm 1,37 lần. Các hệ bệnh có tỷ lệ mắc cao
hơn có ý nghĩa thống kê là: thần kinh (92,8%
và 60,0%), hô hấp (32,8% và 12%), cơ xương
khớp (87,2% và 40%), tiết niệu sinh dục
(25,6% và 6,4%), bệnh ngoài da (24% và
9,6%) và giác quan (25,6% và 11,2%). Không
tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc các bệnh/
triệu chứng bệnh hệ tuần hoàn và tiêu hoá
giữa hai nhóm.
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ tai biến sinh sản và dị
tật bẩm sinh ở nhóm phơi nhiễm (34,8% và
19,2%) cao hơn khác biệt so với nhóm không
phơi nhiễm (15,8% và 1,6%). Sự khác biệt này
TCNCYH 80 (3) - 2012

5

1,6

có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ tai
biến sẩy thai tự nhiên và thai chết lưu ở nhóm
phơi nhiễm (22,4% và 5,9%) cao hơn khác biệt
so với nhóm không phơi nhiễm (13,9% và
1,70%) với p < 0,001. Ở nhóm không phơi
nhiễm tỷ lệ chị em nạo hút thai cao hơn gấp
3,95 lần so với nhóm phơi nhiễm.

IV. BÀN LUẬN
Có sự khác biệt về tình hình bệnh tật giữa
nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm.
Bệnh hệ thần kinh có tỷ lệ mắc cao nhất, với
tỷ lệ mắc ở nhóm phơi nhiễm là 92,8% so với
nhóm không phơi nhiễm là 60,0%, cao hơn có ý
nghĩa thống kê với RR = 1,55; p < 0,001.
167

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Một số trạng thái bệnh lý của Hệ thần kinh

tiêu hoá, ngoài da, tiết niệu sinh dục: Bệnh hệ

như: rối loạn tâm thần (Mental disorders), thần

thần kinh ở nữ cựu chiến binh Bắc Giang có tỷ

kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính

lệ mắc là 92,8%, ở nữ cựu chiến binh Ninh

(Acute and subacute peripheral neuropathy) là

Bình là 90,7%, ở cựu chiến binh miền Bắc vào

một trong 17 bệnh được Bộ Y tế xếp vào danh

Viện 108 là 34,8% và ở cựu chiến binh 5 quận

mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến

nội thành Hà Nội là 23,6%; bệnh tiêu hoá ở nữ

phơi nhiễm chất độc hóa học/Dioxin [1]. Cơ -

cựu chiến binh Bắc Giang có tỷ lệ mắc 46,4%,

xương - khớp là hệ bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ

ở nữ cựu chiến binh Ninh Bình là 21,2%, ở

hai, với tỷ lệ mắc ở nhóm phơi nhiễm (87,2%)

cựu chiến binh miền Bắc vào viện 108 là

cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm

77,8% và cựu chiến binh 5 quận nội thành Hà

chứng (40%), với RR = 2,18; p < 0,001. Bệnh

Nội là 42,9%. Bệnh tiết niệu sinh dục ở nữ

hệ tiêu hoá là hệ bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ 3,

cựu chiến binh Bắc Giang là 25,6%, ở cựu

tỷ lệ mắc ở nhóm không phơi nhiễm cao hơn

chiến binh Ninh Bình là 45,8%, ở cựu chiến

so với nhóm phơi nhiễm (52% và 46,4%), tuy

binh miền Bắc là 17,0% và ở cựu chiến binh 5

nhiên không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa

quận nội thành Hà Nội là 0,41%. Bệnh ngoài

thống kê về tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa giữa

da ở nữ cựu chiến binh Ninh Bình là 61,0%, ở

hai nhóm với p > 0,05. Bệnh hệ hô hấp là

cựu chiến binh miền Bắc là 23,3% và ở cựu

bệnh có tỷ lệ mắc cao tiếp theo, tỷ lệ mắc ở

chiến binh 5 quận nội thành Hà Nội là 10,7%.

nhóm phơi nhiễm 32,8% so với nhóm chứng

Bệnh tuần hoàn ở nữ cựu chiến binh Bắc

là 12%, cao hơn 2,37 lần có ý nghĩa thống kê

Giang là 32,0%, cựu chiến binh Ninh Bình là

với p < 0,001. Tiết niệu sinh dục, tỷ lệ mắc ở

26,3%, ở cựu chiến binh miền Bắc là 29,1%

nhóm phơi nhiễm (25,6%) cao hơn so với

và ở cựu chiến binh 5 quận nội thành Hà Nội

nhóm không phơi nhiễm (6,4%), khác biệt có ý

là 20,5%. Bệnh hệ hô hấp ở nữ cựu chiến

nghĩa thống kê với RR = 4 và p < 0,001. Bệnh

binh Bắc Giang là 46,4%, cựu chiến binh Ninh

cơ quan giác quan có tỷ lệ mắc ở nhóm phơi

Bình là 16,1%, ở cựu chiến binh miền Bắc là

nhiễm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với

20,1% và ở cựu chiến binh 5 quận nội thành

nhóm chứng (25,6% và 11,2% với RR = 2,29;

Hà Nội là 18% [1].

p < 0,01). Bệnh ngoài da tỷ lệ mắc ở nhóm
phơi nhiễm 24,0% so với nhóm không chứng
là 9,6%, cao hơn 2,5 lần có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01. Hệ tuần hoàn, không tìm thấy sự

Các tai biến sinh sản (34,8% và 15,8%) và
dị tật bẩm sinh (19,2% và 1,6%) đều có tỷ lệ
tăng cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm phơi
nhiễm so với nhóm không phơi nhiễm với p <

khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc giữa

0,001. Sẩy thai tự nhiên: Tỷ lệ sảy thai trên

nhóm phơi nhiễm và nhóm chứng, tỷ lệ mắc ở

tổng số thai ở nhóm phơi nhiễm là 22,4%, ở

nhóm phơi nhiễm là 32% và nhóm không phơi

nhóm không phơi nhiễm là 13,9%, khác biệt

nhiễm là 21,6% (RR = 1,12, p > 0,05).

có ý nghĩa thống kê với RR = 1,61 và p <

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình
bệnh tật ở cựu chiến binh Bắc Giang có nhiều
điểm tương đồng với tình hình bệnh tật của

0,001. Tỷ lệ sẩy thai ở nhóm phơi nhiễm trong

cựu chiến binh miền Bắc. Các bệnh có tỷ lệ

chiến binh miền Bắc 6,65%, của Đào Ngọc

tăng cao là bệnh hệ thần kinh, cơ xương khớp,

Phong từ năm 1970 - 1984 trên vợ cựu chiến

168

nghiên cứu này cao hơn so với tỷ lệ sẩy thai
trong nghiên cứu của Bùi Đại (1993) trên cựu

TCNCYH 80 (3) - 2012

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
binh huyện Thanh Trì 9,15% [6], của Nguyễn
Thị Ngọc Phượng (1993) ở U Minh - Minh Hải
5,07% [6]; của Võ Tánh (1993) ở Uyên Hưng
tỉnh Sông Bé 2,7% [8]; của Lê Thị Hồng Thơm
(2008) trên cựu chiến binh Hà Nội 3,8% [8] và
của Cung Bỉnh Trung (1983) ở Thuận Điền Bến Tre là 16,1% [9]. Thai chết lưu: Ở nghiên
cứu này tỷ lệ thai lưu trên số lần mang thai ở
nhóm phơi nhiễm (5,9%) cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm Không phơi nhiễm
(1,7%), với RR = 3,46 và p < 0,001. Tỷ lệ thai
lưu trong nhóm phơi nhiễm ở nghiên cứu này
cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Ngọc Phượng 0,7% [6] và nghiên cứu của Lê
Thị Hồng Thơm 0,4% [8]. Đẻ non con chết: Tỷ
lệ đẻ non trên tổng số thai ở nhóm phơi nhiễm
trong nghiên cứu này là 6,5%. Tỷ lệ này tương
đương với nghiên cứu của Bùi Đại 6,65% và
cao hơn so với nghiên cứu của Võ Tánh
0,74% [7]. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh trên tổng con
sống ở nhóm phơi nhiễm trong nghiên cứu
này 19,2% cao hơn gấp 12,08 lần so với
nhóm Không phơi nhiễm, khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. So với các nghiên cứu
trên gia đình cựu chiến binh miền Bắc, thì tỷ lệ
dị tật bẩm sinh ở nữ cựu chiến binh Bắc
Giang cao hơn. Ở gia đình quân nhân 3 huyện
miền Bắc (Mai Châu - Hoà Bình, Lý Văn - Hải
Hưng và Hải Hậu - Nam Định) trong nghiên
cứu của Nguyễn Cận (1983) là 0,64% [2]; ở các
gia đình quân nhân Việt Yên - Hà Bắc trong
nghiên cứu của Lê Cao Đài là 2,32% [3]; ở
các gia đình quân nhân miền Bắc vào Viện
108 trong nghiên cứu của Bùi Đại là 2,67%; ở
gia đình quân nhân Thanh Trì (1970 - 1984)
trong nghiên cứu của Đào Ngọc Phong là
3,36% [5] và ở gia đình cựu chiến binh Hà Nội
trong nghiên cứu của Lê Thị Hồng Thơm là
3,07% [8].

V. KẾT LUẬN
Bệnh tật tăng cao có ý nghĩa thống kê về tỷ
TCNCYH 80 (3) - 2012

lệ mắc bệnh ở nhóm phơi nhiễm so với nhóm
không phơi nhiễm. Các hệ bệnh tăng cao có ý
nghĩa thống kê so với nhóm không phơi nhiễm
là: hệ thần kinh, cơ xương khớp, hô hấp, tiết
niệu sinh dục, giác quan và bệnh ngoài da.
Tai biến sinh sản có tỷ lệ tăng cao có ý
nghĩa thống kê ở nhóm phơi nhiễm so nhóm
không phơi nhiễm với RR = 2,21, CI.95% =
1,76 - 2,77 và p < 0,001. Loại tai biến có tỷ lệ
tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng là: sẩy thai tự nhiên, thai lưu.
Dị tật bẩm sinh có sự tăng cao khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở nhóm phơi nhiễm so với
nhóm chứng với RR = 12,08, CI.95% = 4,9229,67 và p < 0,001.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2008). Quyết định số 09/2008QĐ-BYT ban hành danh mục bệnh, tật, dị
dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất
độc hóa học.
2. Nguyễn Cận (1983). Điều tra tình hình
thai nghén ở Bắc Việt Nam. Hội thảo quốc tế
về chất diệt cỏ và làm trụi lá dùng trong chiến
tranh tác động lâu dài lên con người và thiên
nhiên, ngày 13-20 tháng 01 năm 1983, thành
phố Hồ Chí Minh. 78 - 81.
3. Lê Cao Đài và cs (1993). Điều tra tình
hình biến chứng sinh sản và dị tật bẩm sinh ở
gia đình cựu chiến binh huyện Việt Yên - Hà
Bắc. Hội thảo Quốc tế lần thứ II: Chất diệt cỏ
trong chiến tranh tác hại lâu dài đối với con
người và thiên nhiên, ngày 15 - 18 tháng 11
năm 1993. Xí nghiệp in Công đoàn. Hà Nội.
224-232.
4. Bùi Đại và cs (1993). Tình hình bệnh tật
của những quân nhân hoạt động ở vùng bị rải
chất độc hoá học và tai biến sinh sản của gia
đình họ so với những quân nhân không tiếp
xúc chất độc hóa học. Hội thảo Quốc tế lần thứ
II. Xí nghiệp in Công đoàn. Hà Nội. 188-206.
169

nguon tai.lieu . vn