Xem mẫu

  1. THU HÚT VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VỊNH LAN HẠ, CÁT BÀ, HẢI PHÒNG ThS. Bùi Thúy Hằng, ThS. Nguyễn Thị Thúy Anh, TS. Lê Thanh Tùng1 Tóm tắt: Phát triển du lịch xanh là một xu thế của thế giới và Việt Nam. Thành phố Hải Phòng với hơn hai triệu dân, có vị trị địa lý thuận lợi cho việc thu hút FDI vào phát triển du lịch xanh. Tuy nhiên, thời gian qua, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch xanh còn khá khiêm tốn, hầu như chưa có. Nhận thức được tầm quan trọng của FDI cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố và định hướng thu hút FDI vào du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ, Cát Bà thời gian tới, nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu thực trạng thu hút FDI vào phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ, giai đoạn 2009-2019 và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào phát tiển du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ nói riêng và du lịch Cát Bà nói chung. Từ khóa: Du lịch xanh, Hải Phòng, FDI, vịnh Lan Hạ. ATTRACTING FDI CAPITAL TO DEVELOP GREEN TOURISM IN LAN HA BAY, CAT BA ISLAND, HAI PHONG CITY Abstract: The developmentof “green tourism” has become a global trend in general and particularly in Vietnam. Hai Phong city, with the population of over two million, has a favorable geographical position in attracting FDI for the “green tourism”. However, in the past, the amount of FDI invested in the tourism sector, especially “green tourism”, is still extremely limited, to the point of almost non-existent. Since the importance of FDI for the city socio-economic development was realized and the orientations to attract FDI for “green tourism” in Lan Ha bay, Cat Ba in the near future were established, this study explored in depth the state of FDI attraction in the “green tourism” development of Lan Ha bay, during the period of 2009 to 2019. Moreover, the study proposed different methods to attract FDI for Lan Ha bay in particular and Cat Ba tourism in general. Keywords: Green tourism, Hai Phong, FDI, Lan Ha bay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Du lịch xanh” trong những năm gần đây đã và đang trở thành xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng xã hội. Ở Việt Nam, khái niệm “Du lịch xanh” cũng đã bước đầu được quan tâm. Trong cuộc Hội thảo đánh giá “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” vừa được Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức đã đặt trọng tâm phát triển du lịch theo hướng bền vững, theo hướng “xanh hóa”, các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam đều đi theo định hướng này. 1 Trường Đại học Hải Phòng; Email: tunglt@dhhp.edu.vn 526
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 527 Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch biển, đảo vô cùng phong phú để phát triển kinh tế du lịch và được xem là 1 trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Bởi vậy, thu hút vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng vào phát triển kinh tế du lịch biển, đảo là cơ hội để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, tạo nền tảng cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đồng thời khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và các đảo, quần đảo [3]. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức di chuyển vốn quốc tế từ nước này sang nước khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Cho đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với khoảng 30.943 dự án và 363 tỷ USD vốn đăng ký (theo số liệu Cục đầu tư nước ngoài, số liệu thống kê 2020 số dự án lũy kế còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020 là 33.070). Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch biển, đảo đã có ở 23 tỉnh/thành phố của cả nước, chiếm 74,5% số các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch [3]. Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Nam của vịnh Hạ Long và phía Đông của đảo Cát Bà. Tổng diện tích của vịnh khoảng hơn 7.000 ha nổi bật với vẻ đẹp kỳ vĩ của khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ dày đặc, mang nhiều hình thù độc đáo. Với những giá trị tài nguyên du lịch kể trên, việc phát triển du lịch vịnh Lan Hạ một cách bền vững là vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy, phát triển du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ nói riêng và tại Cát Bà nói chung đang rất được du khách quan tâm, đặc biệt vấn đề này còn có sự chung tay nghiên cứu của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh - GreenHub. Tuy nhiên, GreenHub mới chỉ tập trung nhiều vào việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý rác thải nhựa tại các cơ sở lưu trú ở Cát Bà, còn vấn đề phát triển điểm đến xanh thì chưa được nghiên cứu sâu. Mặt khác, việc thu hút vốn FDI được coi là một giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh tiến trình phát triển du lịch vịnh Lan Hạ theo định hướng xanh. Nhưng thực tế thu hút vốn đầu tư FDI vào phát triển du lịch xanh ở đây hầu như chưa có. Vì vậy, nhóm tác giả lựa chọn nội dung“Thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch xanh ở vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng” làm vấn đề nghiên cứu với hy vọng thúc đẩy sự phát triển du lịch nơi đây theo hướng khai thác để bảo tồn. 2. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH XANH VÀ VỐN FDI 2.1. Du lịch xanh Khái niệm Theo GS.TS. Nguyễn Văn Đính (2020) “Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Có thể nói, phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo du lịch bền vững.” [4] Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, du lịch xanh được hiểu là du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu. [6] Trên cơ sở các khái niệm mà các nhà nghiên cứu trước đó đã chỉ ra chúng ta có thể thấy rằng: Du lịch xanh là du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
  3. 528 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Đặc điểm Theo Dodds và Joppe (2001), khái niệm du lịch xanh có thể được chia thành 4 thành phần [9]: (1) Trách nhiệm môi trường - bảo vệ, bảo tồn để nâng cao chất lượng và sức khỏe môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài của hệ sinh thái bền vững. (2) Năng lực kinh tế địa phương - hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương để đảm bảo sức mạnh kinh tế và tính bền vững. (3) Đa dạng văn hóa - tôn trọng và đánh giá cao văn hóa và sự đa dạng văn hóa để đảm bảo bảo tồn các nền văn hóa hoặc tổ chức địa phương. (4) Kinh nghiệm phong phú - cung cấp kinh nghiệm phong phú và sự thỏa mãn thông qua việc tham gia tích cực của các cá nhân có ý nghĩa quan trọng vào việc bảo tồn thiên nhiên, con người, địa điểm và nền văn hóa. Cốt lõi của du lịch xanh là sản phẩm du lịch xanh. Để đảm bảo là sản phẩm xanh cần đạt các tiêu chí sau: sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức khỏe; sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng; sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe. Như vậy, tất cả các dịch vụ, sản phẩm du lịch như tour du lịch, sản phẩm, dịch vụ của khách sạn, nhà hàng muốn được công nhận là sản phẩm du lịch xanh đều phải đạt (thực hiện) được các nội dung cơ bản của các tiêu chí trên. Mức độ “xanh” của một sản phẩm du lịch sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ thân thiện môi trường của những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tính chất tham gia vào việc hình thành nên sản phẩm du lịch. Với cách tiếp cận trên, sản phẩm du lịch xanh được hiểu là những sản phẩm du lịch có hàm lượng cao các yếu tố đặc biệt là dịch vụ, thân thiện môi trường, được phát triển phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) Theo tổ chức Thương mại Thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. [5; tr107] Các hình thức chủ yếu của FDI ở nước ta như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới các hình thức BOT, BTO, BT. Khác với ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên trong nước… Song, điều quan trong đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được sự phát triển tổng thể cao về kinh tế. Tuy nhiên, FDI cũng có những mặt trái của nó. Đó là nguồn vốn FDI về thực chất cũng là một khoản nợ, trước sau nó vẫn không thuộc quyền sỡ hữu và chi phối của nước sở tại. Bên cạnh đó, các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 529 một số ưu đãi (như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên…) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, cũng như vẫn có thể bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu… [1; tr11] 2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2009-2019 Hải Phòng được biết đến là một trong những địa phương thu hút FDI sớm nhất của cả nước. Trong những năm đầu, nguồn vốn FDI luôn ở mức thấp và không ổn định. Sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 diễn ra, tiếp đến là khủng hoảng nợ công châu Âu (năm 2010), số dự án FDI vào Việt Nam nói chung, Thành phố Hải Phòng nói riêng sụt giảm đáng kể. Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn đột phá về thu hút vốn FDI của Hải Phòng. Giai đoạn này thành phố thu hút được 29 dự án cấp mới và 27 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 960,3 triệu USD. Năm 2016 là năm nổi bật nhất trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016 khi mà số vốn đăng ký đạt 2.457,7 triệu USD. Hải Phòng đã vươn lên vị trí thứ hai của cả nước về thu hút nguồn vốn FDI. Đến năm 2018, các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Hải Phòng thu hút được hơn 2.504,1 triệu USD vốn FDI, tăng 75% so với kế hoạch năm và gấp 2,5 lần so với năm 2017. Trong đó, có 101 dự án cấp mới với số vốn gần 1.723 triệu USD; 48 dự án FDI điều chỉnh với số vốn tăng thêm 781,1 triệu USD. Năm 2019, tổng số dự án thu hút được là 136 với số vốn đầu tư là 1.312,6 triệu USD, đạt 100% về chỉ tiêu đề ra theo kế hoạch năm. Trong giai đoạn 2009 – 2019, Thành phố thu hút được 855 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 14.881 triệu USD. Nhờ đó, Hải Phòng đang đứng ở vị trí thứ 7 trên cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 1: Thực trạng thu hút FDI vào Hải Phònggiai đoạn 2009-2019 Vốn đăng ký Năm Số dự án Vốn thực hiện (triệu USD) 2009 47 636,5 120,9 2010 52 824,1 233,9 2011 56 960,3 335,5 2012 64 1.186,3 449,6 2013 66 1.881,9 768,0 2014 90 1.146,3 322,2 2015 80 967,5 268,1 2016 55 2.457,7 789,2 2017 60 1.003,9 214,8 2018 149 2.504,1 644,7 2019 136 1.312,6 621,6 Tổng số 855 14.881 4.433,3 Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng Bảng 2.cho thấy dịch vụ lưu trú và ăn uống - một trong những dịch vụ cơ bản thiết yếu của hoạt động du lịch là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở mức thấp với 7 dự án và tổng số vốn đầu từ chỉ đạt 25,9 triệu USD.
  5. 530 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Thời gian gần đây, các nhà đầu tư chú ý hơn đến các dự án gia công, chế biến hàng xuất khẩu, nhất là các dự án sử dụng nhiều nhân công, lao động giá rẻ, ít chú ý đến lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ, đặc biệt là du lịch xanh. Đây thực sự là hạn chế lớn trong việc thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh - tế xã hội Hải Phòng nói chung. Vấn đề này có thể ảnh hưởng bởi những rào cản về cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách trong việc thu hút đầu tư vào du lịch của thành phố. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư luôn ưu tiên đầu tư vào ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, nên khả năng thu hút vốn vào ngành du lịch Hải Phòng là rất khả quan. Vấn đề đặt ra là Hải Phòng cần phải đặt mục tiêu và có những giải phù hợp để thu hút được vốn FDI vào ngành du lịch thành phố, ngay từ trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng. Bảng 2: Vốn FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2009-2019 Vốn đăng ký STT Ngành/nghề Số dự án Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Khai khoáng 13 21,8 0,2 2 Công nghiệp, chế biến, chế tạo 594 11.351 76,3 3 Sản xuất và phân phối điện, khí 27 60,7 0,4 4 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác, nước thải 19 7,3 0,05 5 Xây dựng 45 39,2 0,3 6 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác, nước thải 59 199,4 1,3 7 Vận tải, kho bãi 21 100,9 0,7 8 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 7 25,9 0,2 9 Hoạt động kinh doanh bất động sản 37 2.909,1 19,5 10 Hoạt động chuyên môn, KH và CN 17 141,5 0,9 11 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 3 16,8 0,1 12 Giáo dục và đào tạo 6 3,3 0,02 13 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2 3 0,02 14 Hoạt động dịch vụ khác 5 1,1 0,01 Tổng số 855 14.881 100 Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng 4. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH VỊNH LAN HẠ 4.1. Hoạt động du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ Tiềm năng phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan tự nhiên đẹp và quyến rũ, vịnh Lan Hạ còn chứa đựng nhiều hệ sinh thái điển hình, nổi bật là hệ sinh thái hang động, hệ sinh thái vùng triều, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái đáy mềm và hệ sinh thái hồ nước mặn. Vào tháng 6/2020, vịnh Lan Hạ đã được Hội đồng Hiệp hội các vịnh đẹp nhất thế giới (MBBW) chính thức công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới và trở thành thành viên thứ 46 của Hiệp hội. Khi đến tham quan vịnh Lan Hạ, du khách sẽ có cơ hội được khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn, mang tính nguyên sơ, gần gũi với thiên nhiên như: Chợ nổi vịnh Lan Hạ (thực chất
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 531 đây là những bè nổi của người dân sinh sống trên vịnh, nơi mà họ ở lại để trông coi những bè nuôi hải sản); làng chài Cái Bèo (hay còn gọi là làng chài Vụng O, là một trong những ngôi làng nổi cổ lớn nhất cả nước ở thời tiền Sử); đảo Khỉ (có chu vi khoảng 3 km, có 2 bãi tắm dạng vòng cung đó là bãi Cát Dứa 1 và bãi tắm Cát Dứa 2); đảo Nam Cát (hòn đảo nguyên sơ, yên bình); bãi tắm Vạn Bôi (đây là một điểm đến được khách du lịch lựa chọn để chèo thuyền Kayak cũng như bơi lội bởi nó nằm trong phần lặng sóng của vịnh, nước xanh mát và thắng cảnh đẹp), hòn Ba Trái Đào (khu vực này có bãi tắm tuyệt đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh); hang Sáng - hang Tối (thiên đường cho các cho du khách chèo Kayak với hệ thống hang động ngầm khá thú vị). Với khung cảnh tự nhiên hoang sơ, chưa có nhiều sự tác động của con người, vịnh Lan Hạ thực sự là một điểm đến thỏa mãn những yếu tố cần để phát triển hoạt động du lịch xanh. Bên cạnh đó những lợi thế chúng ta thấy rất rõ là vịnh Lan Hạ nằm rất gần khu bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đây là địa thế rất thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến của vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Phải nhận thấy rằng vịnh Lan Hạ đã thỏa mãn rất nhiều tiêu chí về phát triển các loại hình du lịch xanh trên vịnh với các yếu tố thiên nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa xã hội. Ngoài ra, điểm đến này còn được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi của thành phố Hải Phòng về đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực dịch vụ du lịch, có lợi thế nguồn nhân lực lao động trẻ, dồi dào trong ngành dịch vụ chất lượng cao, bài bản, chuyên nghiệp, luôn thích ứng với môi trường làm việc mới. Hiện trạng môi trường khu vực vịnh Lan Hạ Vịnh Lan Hạ là một vịnh biển thuộc đảo Cát Bà. Do vậy, hiện trạng môi trường khu vực vịnh Lan Hạ không thể tách rời hiện trạng môi trường khu vực đảo Cát Bà. Các hoạt động kinh tế chính của đảo Cát Bà là du lịch và dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản. Vịnh Lan Hạ thường tiếp nhận các khách du lịch ngắm cảnh, du thuyền, diện tích vịnh Lan Hạ (tính tương đối) là 25.774.900 m2 tương ứng với 451.730.000 m3. Vịnh Lan Hạ có diện tích khá rộng, khả năng trao đổi nước lớn nên sức tải môi trường của vịnh cũng lớn. Hiện nay, tại vịnh Lan Hạ phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) với 47 bè gồm 1120 ô lồng, chiếm 14,5% số lượng lồng bè khu vực đảo Cát Bà. Lượng thải trong NTTS bao gồm phát thải từ lồng bè và lao động phục vụ NTTS khoảng 15 tấn BOD/năm, 28 tấn COD/năm, 83 tấn TSS/năm, khả năng đạt tải cao nhất khoảng 1% đối với PO43-. [10; tr4] Hiện nay, số lượng bè, giàn bè nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Cát Hải nói chung và khu vực Bến Bèo, vịnh Lan Hạ nói riêng đã vượt quá số lượng quy hoạch, vị trí neo đậu theo Nghị quyết số 25/2015/NQ-HĐND ngày 18/12/2015, Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 01/04/2016 của UBND thành phố Hải Phòng về việc việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Phần lớn các cơ sở này là tự phát, chưa tuân thủ theo quy định kỹ thuật, bảo vệ môi trường, địa điểm xây dựng các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà và khu vực lân cận. Từ thực tế đó, năm 2018, UBND huyện Cát Hải đã lập dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách và đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND thành phố về cơ chế hỗ trợ đặc thù thực hiện sắp xếp, di dời và cắt giảm cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Số bè dự kiến cắt giảm từ năm 2018 đến năm 2020 là 290 bè: năm 2018 sẽ cắt giảm 90 bè, năm 2019
  7. 532 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI cắt giảm 150 bè và năm 2020 cắt giảm 50 bè. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến cuối năm 2020 chính sách cát giảm, di dời cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vịnh được tiến hành rất chậm. Về phương tiện vận tải thủy phục vụ khách du lịch, theo thống kê của Sở Du lịch Hải Phòng (năm 2020) có 190 phương tiện vận tải thủy phục vụ khách du lịch trên địa bàn huyện Cát Hải. Trong đó, có 105 phương tiện chở khách tại vịnh Lan Hạ. Trong những năm qua, thành phố đã đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra, giám sát để nâng cao chất lượng của các phương tiện vận tải phục vụ khách du lịch. Đặc biệt sau sự việc du khách người Úc phản ánh chất lượng dịch vụ trên tàu Hoàng Phương tại Cát Bà, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo trật tự ATGT đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố. Quá trình kiểm tra liên ngành cho thấy một số tàu thiếu chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy hết hạn, không có rèm cửa chống nắng và nhà vệ sinh bị hỏng, đặc biệt một số tàu du lịch có hoạt động xả thải sinh hoạt trực tiếp vào vịnh Lan Hạ. Sở GTVT Hải Phòng cho biết, để tăng cường quản lý, theo dõi, xử lý vi phạm của phương tiện và chủ phương tiện thủy nội địa trên địa bàn, Sở đã đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà; phê duyệt Đề án Quy hoạch, quản lý neo đậu cho tàu thủy lưu trú du lịch qua đêm trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà; phân định rõ địa giới hành chính, phân công trách nhiệm quản lý tàu tham quan du lịch, lưu trú ngủ đêm tại khu vực giáp ranh Hải Phòng - Quảng Ninh. [2] Hiện nay, các tàu du lịch ở vịnh Lan Hạ nói riêng và huyện Cát Hải nói chung đang nỗ lực nâng cao chất lượng, điều kiện an toàn giao thông để thu hút du khách, đưa Cát Bà trở thành điểm du lịch ngày càng chất lượng, an toàn. Như vậy, dưới tác động của hoạt động du lịch, hoạt động nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, rửa trôi đã làm tăng lượng ô nhiễm hàng năm đưa vào vùng nước ven đảo Cát Bà nói chung và vùng nước vịnh Lan Hạ nói riêng. Bảng 3. Tổng tải lượng ô nhiễm hàng năm đưa vào vùng nước ven đảo Cát Bà (tấn/năm) Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn Thông số Tổng Sinh hoạt Bến, thuyền Nuôi thủy sản Nông nghiệp Rửa trôi BOD 221,8 54 84,5 336,2 112,7 809,2 COD 443,7 108 168 500,2 161 1380,9 N ts 58 14,4 27,9 115,8 88,2 304,3 P ts 11,0 2,7 9,0 59,7 33,2 115,6 TSS 298,3 72 112,6 1824,3 2385,5 4692,7 Dầu mỡ - 584 - - - 584 HCBVTV - - - 1,5 - 1,5 Phân vô cơ - - 460 - 460 Phân hữu cơ - - 5100 - 5100 CHC từ thức ăn - - 702 - - 702 (Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường biển [10; tr4])
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 533 Hàng năm vùng nước ven đảo tiếp nhận khoảng 809 tấn BOD, 1381 tấn COD, 304 tấn Nts, 115 tấn Pts, 4693 tấn chất rắn lơ lửng, 584 tấn dầu mỡ, 702 tấn vật chất hữu cơ từ thức ăn thừa, 460 tấn phân vô cơ và 1,5 tấn hoá chất bảo vệ thực vật. Lượng chất thải này phần lớn không được xử lý mà đổ trực tiếp ra biển gây ô nhiễm cho vùng nước ven bờ, ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái. Hiện tại, khu Bến Bèo có 238 bè tương ứng với 3941 ô lồng chủ yếu nuôi các loại cá Song, cá Vược, cá Sủ (Phòng Môi trường, UBND huyện Cát Hải, 2018) [10]. Tính trung bình 9m2 /1 ô lồng thì diện tích nuôi trồng thuỷ sản khu Bến Bèo là 35.469m2. Theo ước tính, số dân trong khu vực Bến Bèo không lớn. Số lượng nhà hàng và khách sạn với sức chứa khoảng 100 khách. Vì vậy, lượng thải từ dân cư và khách du lịch trong khu vực không lớn. Tuy nhiên, cũng phải kể đến số lượng khách du lịch tập trung ăn uống tại các bè nuôi cá. Ước tính, vào các tháng cao điểm có khoảng 300-500 khách du lịch tới ăn uống tại các bè nổi, nhưng vào các ngày bình thường lượng khách giảm chỉ bằng 10%. Theo nghiên cứu của Viện tài nguyên Môi trường biển, tại khu Bến Bèo đã đạt tải từ 26,84% đối với Phosphat đến 316% đối với amoni. Ngoài ra, nước tại Bến Bèo đã bị ô nhiễm nitrit với hàm lượng vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT đối với chất lượng nước mặt (10µg/l) [10, tr4]. Như vậy, với việc phát triển nuôi lồng bè tại Bến Bèo như hiện nay đã vượt quá sức tải của thuỷ vực. Mặc dù có khả năng trao đổi nước khá lớn, nhưng lượng phát thải từ hệ thống lồng bè và chất thải của lao động phục vụ trong nuôi trồng thuỷ sản đã làm gia tăng hàm lượng nitrit và amoni trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Cần thiết có biện pháp giảm thiểu hoặc xử lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Đối với Vịnh Lan Hạ, chỉ nên phát triển NTTS trong khoảng 5.966 lồng tương ứng với 53.699m2, khả năng tiếp nhận khách du lịch tham quan vịnh khoảng 14.187 khách/ngày. Tuy nhiên, nên xem xét kỹ việc nuôi trồng thuỷ sản tại Vịnh Lan Hạ. Quản lý nhà nước theo định hướng phát triển du lịch xanh Việt Nam đã ban hành 03 luật bảo bệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, số 29-L/CTN; Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, số 52/2005/QH11 và gần nhất là Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, thể hiện những bước tiến nhanh chóng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Luật pháp của Việt Nam về bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển ngày càng hoàn thiện, nhưng hiệu lực thi hành còn hạn chế. Tại các vùng nước cảng biển và biển ven bờ, chất thải từ hoạt động hàng hải, hoạt động du lịch và từ đất liền chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống pháp luật thường không quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức và quan hệ phối hợp giữa các tổ chức này. Văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ nhiều nguồn khác nhau nói riêng còn thiếu và chưa đồng bộ. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cũng chưa đồng bộ, thiếu vắng nhiều quy chuẩn về môi trường trầm tích và sinh vật… Phát triển du lịch Cát Bà nói chung và du lịch vịnh Lan Hạ nói riêng theo hướng tăng trưởng xanh là định hướng phát triển du lịch được UBND thành phố Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải chú trọng. Để đối phó với nguy cơ ô nhiễm môi trường, huyện Cát Hải đã thành lập Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà để quản lý các vịnh cũng như quản lý các vấn đề nuôi trồng thuỷ sản. Huyện đã tiến hành di dời và sắp xếp một số điểm nuôi trồng
  9. 534 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI thuỷ sản. Cụ thể, khu vực vịnh Cát Bà di dời toàn bộ bè để phục vụ công tác quy hoạch phát triển du lịch; tiến hành rà soát và quy hoạch các vùng nuôi ở vịnh Lan Hạ. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền địa phương đối với công tác quản lý môi trường trên đảo Cát Bà. Thực hiện chủ trương đó từ năm 2018, UBND huyện Cát Hải đã thực hiện kế hoạch “Toàn dân chung tay vì huyện đảo Cát Hải xanh - sạch - đẹp”. Đặc biệt tháng 4 năm 2021, để đảm bảo cảnh quan vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện xanh - sạch - đẹp, UBND huyện Cát Hải đã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của địa phương nhằm vận động giáo dục cán bộ và người dân nâng cao nhận thức về tác hại và những ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, về việc từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải nhựa; ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển; kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn nhằm giảm thiểu tác động xấu của rác thải nhựa đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. UBND huyện Cát Hải yêu cầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và đông đảo các tầng lớp nhân dân tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường tại nơi ở, nơi làm việc, khu dân cư, nơi công cộng, bãi tắm…; tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường biển, vớt rác trên vịnh, thu gom, xử lý rác thải nhằm tạo cảnh quan môi trường vệ sinh xanh - sạch - đẹp. Chủ trương, chính sách của thành phố và của huyện Cát Hải luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường biển vẫn còn mang tính thời vụ, chủ yếu tập trung vào những dịp kỷ niệm lớn như hưởng ứng lễ hội Hoa Phượng Đỏ, tuần lễ khai trương du lịch Cát Bà hay tuần lễ biển đảo. Do vậy mà người dân và du khách chưa hình thành được ý thức và thói quen tự giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế biển trên vịnh Lan Hạ; xử lý các hành vi vi phạm về xả dầu, đổ các loại chất thải trái phép theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật môi trường và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia thiếu nghiêm minh, chưa cụ thể và chế tài yếu. 4.2. Tình hình đầu tư vốn phát triển du lịch vịnh Lan Hạ Từ năm 2009 đến năm 2019, đã có 7 doanh nghiệp làm du lịch liên kết với VQG Cát Bà để xây dựng, khai thác và phát triển du lịch vịnh Lan Hạ. Các doanh nghiệp đó bao gồm: Công ty TNHH Du lịch dịch vụ Thủy sản thương mại Thùy Trang; Công ty Cổ phần Thương mại Tùng Long; Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đảo Cát Dứa; Công ty TNHH Đảo Cát; Công ty Cổ phần Khu du lịch Đảo Cát Bà; Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình; Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ Đông Kinh. Bảng 4. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác du lịch vịnh Lan Hạ STT TÊN DOANH NGHIỆP LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHI CỤC THUẾ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH 1 Công ty CP ngoài NN Chi cục Thuế khu vực Hồng Bàng - An Dương VỤ ĐÔNG KINH
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 535 CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ THỦY SẢN Công ty trách nhiệm hữu hạn Chi cục Thuế huyện Cát Hải 2 THƯƠNG MẠI THÙY TRANG ngoài NN 3 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÙNG LONG Công ty CP ngoài NN Chi cục Thuế khu vực Hồng Bàng - An Dương 4 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẢO CÁT DỨA Công ty CP ngoài NN Chị cục Thuế huyện Cát Hải 5 CÔNG TY CỔ PHẦN KHU DU LỊCH ĐẢO CÁT BÀ Công ty CP ngoài NN Chi cục Thuế huyện Cát Hải 6 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THANH BÌNH Công ty CP ngoài NN Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh 7 CÔNG TY TNHH ĐẢO CÁT Trách nhiệm hữu hạn ngoài NN Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, năm 2020 Qua bảng 4 có thể thấy các doanh nghiệp đã đầu tư vào vịnh Lan Hạ trong 10 năm qua đều là các doanh nghiệp trong nước. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu là cổ phần ngoài nhà nước và TNHH ngoài nhà nước. Các doanh nghiệp này phần lớn có quy mô vừa và nhỏ. Không thể phủ nhận đây là những doanh nghiệp tiên phong mở đường cho du lịch Cát Bà tạo nên những điểm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái tại những hòn đảo hoang trên vịnh Lan Hạ. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh đầu tư cũng phải phải thẳng thắn nhìn nhận rằng vì là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ có những hạn chế. Thứ nhất, là hạn chế về vốn và khả năng huy động. Nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được trông đợi từ nhiều con đường khác nhau như nguồn tự có, từ người thân, bạn bè, vay từ các tổ chức tín dụng hay từ thị trường chứng khoán… Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ mạnh, đủ uy tín và niềm tin để có thể được vay vốn ở các ngân hàng thương mại và huy động vốn thị trường chứng khoán. Vì thế, các doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn từ người thân hoặc từ các thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu của mình. Vì hạn chế về vốn và khả năng huy động vốn nên sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, không liên tục, không có tính hệ thống và không theo quy hoạch. Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp đang đầu tư vào vịnh Lan Hạ đã đầu tư xây dựng các công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư dự án, không có hồ sơ pháp lý về đầu tư xây dựng, không có giấy phép xây dựng và không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng. Thứ hai, khả năng xung đột giữa lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành bằng nguồn vốn tự có, vì thế mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trước hết phải vì lợi ích của chính họ. Do đó, xung đột lợi ích sẽ xảy ra vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp không phải bao giờ cũng trùng với lợi ích lâu dài của xã hội. Những biểu hiện của xung đột lợi ích này khá phong phú và đa dạng như: ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thiếu quan tâm đến vấn đề môi trường, hạn chế việc công khai minh bạch tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi đầu tư vào vịnh Lan Hạ đã không lập, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, không có giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú. Về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, một số doanh nghiệp đã không thực hiện kê khai, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế. Tóm lại, Trong những năm qua, lượng vốn đầu tư vào vịnh Lan Hạ chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Lan Hạ chưa thu hút được nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch. Định hướng của thành phố là phát triển du lich vịnh Lan Hạ nói
  11. 536 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI riêng và đảo Cát Bà nói chung theo hướng tăng trưởng xanh. Đó là một định hướng đúng đắn hướng tới sự phát triển bền vững. Để phát triển được mô hình du lịch xanh tất yếu không chỉ cần nguồn vốn lớn, đầu tư có kế hoạch mà cần phải tiếp nhận được chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên trong nước. Để làm được điều đó thì việc thực hiện các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch vịnh Lan Hạ nói riêng và du lịch Cát Bà nói chung là hướng đi tất yếu và cần được thực hiện ngay. 5. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH VỊNH LAN HẠ 5.1. Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch Để thu hút, hấp dẫn được nguồn đầu tư nước ngoài thì trước hết cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch. Một khi cơ sở hạ tầng hoàn thiện theo hướng đồng bộ sẽ góp phần đảm bảo cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn. Do đó, cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ có thể đáp ứng được nhu cầu thu hút đầu tư. Vậy, trong thời gian tới thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Cát Hải nói riêng cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cải tạo môi trường... là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng đến các khu du lịch và hạ tầng trong khu du lịch (hạ tầng khung) đều cần được quan tâm đầu tư phát triển. 5.2. Xây dựng, thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảo Cát Bà nói chung và vịnh Lan Hạ nói riêng cần dựa trên cơ sở đánh giá sức tải của đảo về khả năng tiếp nhận nước thải, chất thải rắn. Việc thực hiện chính sách di dời, cắt giảm số lượng lồng bè nuôi thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, đồng thời bố trí, sắp xếp vị trí neo đậu của các bè, giàn bè của các cơ sở nuôi trồng thủy sản để đảm bảo hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường là hướng đi đúng. Tuy nhiên quá trình thực hiện cần triển khai nhanh chóng hơn, tránh trường hợp kế hoạch đưa ra nhưng không thực hiện. Đặc biệt, do tính chất đặc thù về môi trường, địa điểm và điều kiện sản xuất của các cơ sở nuôi trồng thủy sản là các nhà bè được neo cố định trên mặt nước, khi tiến hành cắt giảm những kết cấu phải tiến hành tháo dỡ hoàn toàn và không còn khả năng tái sử dụng. Vì vậy, việc cắt giảm các cơ sở này là một tổn thất lớn cho những người nuôi trồng thủy sản, dễ nảy sinh tiêu cực, bức xúc cho nhân dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện chính sách cần công khai, minh bạch, đảm bảo giảm thiệt hại ở mức tối thiểu cho các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản bị cắt giảm, đảm bảo ổn định cuộc sống và an sinh xã hội. Đảm bảo việc khai thác thủy sản đạt hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Tiến hành phát triển nuôi trồng thuỷ sản của thuỷ vực nào đó, cần phải xác định sức tải của thuỷ vực để tính diện tích nuôi trồng thuỷ sản tối đa. Mặt khác, cần phải xem xét lại quy hoạch phát triển thuỷ sản trên đảo Cát Bà, không nên phát triển ồ ạt tới gần 27 nghìn ô lồng như theo quy hoạch đến năm 2020 [8] mà có thể chuyển sang nuôi nhuyễn thể để tăng khả năng tự làm sạch của thuỷ vực. Khu du lịch Cát Bà đã thu hút được lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế đến tham quan, du lịch trong những năm qua. Theo tính toán về sức chứa du lịch của viện Tài nguyên
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 537 và Môi trường biển [10], với khả năng tải xã hội, khả năng tải sinh thái và khả năng tải thực tế thì sức chứa của đảo có thể lên đến 1,6 triệu du khách/năm. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Du lịch Hải Phòng, năm 2019 du lịch Cát Bà đón hơn 2,8 triệu lượt khách, cho thấy đảo Cát Bà đã có dấu hiệu quá tải, là do mật độ khách tập trung cao vào mùa du lịch. Vì vậy, để phát triển du lịch bền vững thì cần cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng lịch vụ và lồng ghép các hoạt động nâng cao ý thức của người dân địa phương, doanh nghiệp và du khách, có sự giám sát chặt chẽ của các đơn vị chức năng về vấn đề bảo vệ môi trường xanh. Huyện Cát Hải cần thực hiện định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường và giám sát biến động môi trường trên quần đảo Cát Bà nói chung và vịnh Lan Hạ nói riêng. Xây dựng hệ thông tin ứng phó sự cố môi trường; cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và tổn hại tài nguyên; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng và động thái môi trường, cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin cho quá trình quản lý. Cảnh báo môi trường và tài nguyên được đưa ra trên cơ sở phân tích và đánh giá xu thế diễn biến tài nguyên và môi trường, dựa trên các tài liệu quan trắc và các dữ kiện phát triển kinh tế - xã hội. Vùng vịnh Lan Hạ có nhiều khả năng xảy ra các sự cố môi trường như dâng cao mực biển và nước dâng trong bão, thuỷ triều đỏ, tràn dầu và hoá chất do cháy nổ và tai nạn tàu thuyền… Hệ thông tin ứng cứu sự cố môi trường sẽ góp phần đưa ra các biện pháp giảm thiểu ngay sau khi phát hiện xảy ra các sự cố môi trường. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng cần có những đề xuất cụ thể cho việc xây dựng điểm đến du lịch xanh dựa trên bộ tiêu chí “Đánh giá để cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham quan du lịch” của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ cần phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí xanh trong việc: Xây dựng nội quy xanh; Xây dựng công trình, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và văn hóa; Xử lý rác thải theo quy trình xanh; Xây dựng bãi đỗ xe, bến tàu xanh; Xây dựng nhà vệ sinh công cộng xanh; Xây dựng hệ thống nhà hàng xanh. Đảm bảo được môi trường tự nhiên trong lành, nguyên sơ là điều kiện tiên quyết để có thể thu hút được vốn đầu tư FDI vào phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ nói riêng và du lịch Cát Bà nói chung. Thành phố cần tiếp tục mở rộng, phát triển các ý tưởng và tham gia tích cực vào các hoạt động của Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh. Phối hợp với UNESCO để làm tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá Cát Bà ra thế giới. 5.3. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn FDI Thành phố Hải Phòng cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch xanh tại vịnh Lan Hạ, Cát Bà. Cụ thể, có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư như xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực, hỗ trợ thông qua ưu đãi thuế, giải phóng mặt bằng,…bằng nguồn ngân sách tại chỗ. Thành phố cần nhất quán trong tư tưởng và hành động về quan điểm thu hút, huy động, khuyến khích đầu tư. Khi giải quyết công việc cụ thể có liên quan đến việc đầu tư phải đặt quyền lợi nhà đầu tư lên trên hết. Điều cần thiết là thái độ rõ ràng, dứt khoát của các nhà lãnh đạo địa phương, có như vậy mới xóa được những rào cản vô hình từ những tắc trách, nhũng nhiễu của cấp thừa hành.
  13. 538 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Nâng cao năng lực, cải thiện thái độ làm việc của cán bộ, cơ quan thừa hành. Phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực giải quyết các công việc cụ thể có liên quan đến thu hút đầu tư. Chấn chỉnh thái độ làm việc tắc trách, được chăng hay chớ, suy nghĩ theo cơ chế “xin – cho” khi giải quyết công việc có liên quan đến doanh nghiệp, đến các nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý, đưa ra khỏi bộ máy các cán bộ công nhân viên không đủ năng lực và thiếu trách nhiệm. Các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền các cấp phải tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các quy định của UBND thành phố, tạo sự chuyển biên căn bản cải thiện môi trường đầu tư; cải cách triệt để thủ tục hành chính, tạo môi trường minh bạch, lành mạnh, an toàn trong đầu tư. Có làm được điều này mới hạn chế được sự “dựa dẫm” vào những quy định không rõ ràng của thủ tục hành chính mà cán bộ nhân viên thừa hành gây khó khăn sách nhiễu. Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách thu hút đầu tư của đất nước, của địa phương để tạo được sự đồng tình ủng hộ và sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu hút đầu tư cho du lịch Cát Bà nói chung và du lịch Lan Hạ nói riêng. Ngoài ra, chính quyền thành phố cần kiên quyết xóa bỏ các dự án chưa được cấp phép, vị phạm quy hoạch xây dựng, phá vỡ cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái vịnh Lan Hạ. Ngày 16/07/2014, Quỹ Bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Thành phố cần phát huy hơn nữa vai trò của Quỹ Bảo vệ môi trường trong việc huy động tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường biển, trong đó có vịnh Lan Hạ. Quỹ có thể từ nhiều nguồn khác nhau như: phí và lệ phí môi trường; đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp; tài trợ của các tổ chức trong nước; trích từ ngân sách thành phố; đóng góp của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế; tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của quỹ; tiền xử phạt hành chính về môi trường… 5.4. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch Thành phố Hải Phòng cần đẩy mạnh hơn nữa và đầu tư xứng đáng cho hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài để thu hút vốn FDI vào du lịch xanh cho vịnh Lan Hạ, Cát Bà… Công tác xúc tiến quảng bá cần phải được chuyên nghiệp và chủ động hơn. Các sự kiện chính trị văn hóa kết hợp du lịch phải được chuẩn bị bài bản, thật sự tạo ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, huy động được sự hưởng ứng và đóng góp của doanh nghiệp; tích cực tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo, festival trong và ngoài nước, thông qua đó quảng bá, tuyên truyền, kêu gọi đầu tư, giao lưu rộng rãi với bạn bè quốc tế, tìm đối tác kinh doanh cũng như tìm thị trường và nguồn khách du lịch; thường xuyên liên hệ với đại diện du lịch Việt Nam ở các nước ngoài, với Cục Xúc tiến du lịch để tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước; tổ chức phối hợp các hoạt động quảng cáo riêng lẻ của các doanh nghiệp tạo tiếng nói chung về du lịch Cát Bà; thuê các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp xây dựng chiến lược quảng bá cũng như thực hiện tổ chức các sự kiện lớn của Cát Bà, của thành phố Hải Phòng.
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 539 5.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển cũng như thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao. Không chỉ “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài mà cần tạo ra một môi trường làm việc đúng nghĩa với cơ chế thông thoáng và có những cầu nối giao lưu, những dự án cụ thể để phát huy khả năng của họ. Cần nâng cao nhận thức thông qua đào tạo về du lịch xanh, trước hết là đối với các nhà quản lý ngành Du lịch của thành phố Hải Phòng, các nhà quản trị doanh nghiệp ngành du lịch,… về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch xanh. Có kế hoạch đào tạo ở nước ngoài đối với các cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý để quản lý du lịch xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế xanh. Nhận thức trên cần được biến thành hành động cụ thể trong quản lý quy hoạch, trong thẩm định và thực hiện các dự án đầu tư vốn FDI trong việc phát triển sản phẩm du lịch xanh tại Vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng. 6. KẾT LUẬN Việc thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch xanh vịnh Lan Hạ có ý nghĩa quan trong tới sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng ở Cát Bà cũng như thành phố Hải Phòng. Đây sẽ là sự thuận lợi để thực hiện việc bảo vệ môi trường, phục hồi và giữ nguyên trạng vẻ hoang sơ của vịnh Lan Hạ. Hoạt động thu hút vốn FDI vào vịnh Lan Hạ trong thời gian tới chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vì vậy, một số giải pháp nêu trên thiết nghĩ sẽ góp phần khắc phục những tồn tại, phát huy thế mạnh của địa phương và giúp thu hút FDT trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Huy Nhượng (2006), “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), “Đánh giá sức tải môi trường vùng ven đảo Cát Bà phục vụ cho phát triển bền vững”, Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 3. Chuyên Trang Thống kê Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải, Hải Phòng: “Chấm dứt hoạt động tàu du lịch không đủ điều kiện”, truy cập ngày 05/06/2018, https://mt.gov.vn/tk/tin-tuc/55011/hai-phong-- cham-dut-hoat-dong-tau-du-lich-khong-du-dieu-kien.aspx 4. Nguyễn Tăng Huy (2011), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. http://tailieuso.udn.vn/bitstream/ TTHL_125/461/2/Toan%20van.114.pdf 5. Nguyễn Thị Hoài Thanh (2020), “Thúc đẩy du lịch xanh thông qua chứng nhận du lịch xanh”, Tạp chí Công Thương, truy cập ngày 13/04/2020, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-day-du-lich-xanh-thong- qua-chung-nhan-du-lich-xanh-70684.htm 6. Nguyễn Tuấn Dũng (2015), “Thu hút FDI vào phát triển du lịch biển, đảo”, truy cập ngày 6-4-2021, http:// vtr.org.vn/thu-hut-fdi-vao-phat-trien-du-lich-bien-dao.html 7. Nguyễn Văn Đính (2020), “Phát triển du lịch xanh Việt Nam”, truy cập ngày 23/06/2020, http://tapchidulich. net.vn/phat-trien-du-lich-xanh-viet-nam.html. 8. Sở Thuỷ Sản (2007), “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thuỷ sản thành phố Hải Phòng đến năm 2020”.
  15. 540 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 9. Thu Hường (2019), “Du lịch xanh – “Chìa khóa” phát triển bền vững”, truy cập ngày 03/09/2019, http:// consosukien.vn/du-lich-xanh-chia-khoa-phat-trien-ben-vung.htm 10. UBND huyện Cát Hải (2018), “Báo cáo đánh giá tác động chính sách: Đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND thành phố về cơ chế hỗ trợ đặc thù thực hiện sắp xếp, di dời và cắt giảm cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc đảo Cát Bà, huyện Cát Hải”, Cát Hải. 11. Võ Văn Cần (2008), “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
nguon tai.lieu . vn