Xem mẫu

  1. Thóp trẻ sơ sinh những điều cần biết Thóp là điểm mềm trên đầu của bé. Có hai loại thóp, một ở phía trước đầu (thóp trước) và một ở sau đầu (thóp sau). Thóp là điểm mềm trên đầu của bé. Có hai loại thóp, một ở phía trước đầu (thóp trước) và một ở sau đầu (thóp sau). Chức năng của thóp
  2. Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên. Kích thước của thóp Thóp trước có dạng hình thoi, thể tích khoảng 2cm. Thóp sau có độ rộng đủ để bạn nhét vừa một cái móng tay. Kích cỡ thóp khác nhau giữa bé này với bé khác, có thóp nhỏ hơn nhưng cũng có thóp lớn hơn. Sự đa dạng kích thước của thóp cũng là điều bình thường. Thóp khó bị tổn thương Thóp được bảo vệ bởi các mô mỏng, nằm dưới da đầu. Vì thế, cha mẹ không cần lo lắng tới mức tránh gội đầu cho bé bởi vì, thóp đã được bảo vệ vững chắc. Trường hợp thóp bị tổn thương do cha mẹ chạm vào là hầu như không có. Việc tắm gội, đội mũ hay tiếp xúc từ tay mẹ tới thóp của bé không thể gây tổn thương cho thóp... Khi thóp không đóng Thóp không đóng có thể là dấu hiệu của sụt giảm chức năng tuyến giáp. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ. Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu. Độ tuổi thóp sẽ đóng Thóp trước thường liền sau, khi bé được khoảng trên 1 tuổi, gần 2 tuổi. Thóp sau liền sớm hơn. Một số bé liền thóp sau rất sớm, khoảng trên 2 tháng tuổi. Điều này cũng là bình thường.
  3. Chăm sóc trẻ sơ sinh truyền thống hay hiện đại Chăm sóc trẻ sơ sinh không dễ dàng chút nào đối với cha mẹ còn trẻ. Nhiều người bối rối và đắn đo khi chăm sóc trẻ theo kinh nghiệm dân gian của các bậc cao tuổi hay theo phương pháp khoa học hiện nay. Chăm sóc trẻ sơ sinh không dễ dàng chút nào đối với cha mẹ còn trẻ. Nhiều người bối rối và đắn đo khi chăm sóc trẻ theo kinh nghiệm dân gian của các bậc cao tuổi hay theo phương pháp khoa học hiện nay. Nuôi trẻ sơ sinh theo phương pháp truyền thống Theo quan điểm của người xưa thì sau khi sinh, bà mẹ và đứa trẻ cần nằm trong một căn phòng kín gió. Nằm dưới lò than từ 1 – 2 tháng để cơ thể trẻ và mẹ được giữ ấm và chắc khoẻ sau này.
  4. Các bà mẹ thường được ăn những món canh hầm bổ dưỡng như đu đủ, cà rốt hầm với chân giò heo để có nhiều sữa cho trẻ. Không cắt móng tay cho trẻ, thường xuyên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh. Các bà mẹ thường kiêng ăn và chỉ ăn cơm muối tiêu, và các đồ ăn mặn. Đặc biệt trẻ sơ sinh không được nằm úp vì bé sẽ bị ngạt thở. Khi trẻ bị táo bón, nấu nước đậu xanh hoặc cháo bí đỏ cho trẻ dễ đi, hoặc dùng cọng hành ngoáy vào hậu môn của trẻ. Vùng rốn của trẻ rất dễ bị nhiễm trùng nên thường được băng kín lại để khỏi bị nhiễm trùng, một số nơi dùng cồn để lau rửa vùng rốn cho trẻ sơ sinh khi rốn chưa rụng. Ngoài ra còn có quan niệm "đặt đồng xu" ở lỗ thoát vị rốn cho trẻ để phòng trừ trái gió trở trời. Người Việt Nam thường dùng mật ong rơ lưỡi cho sạch. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Không được vắt sữa non. Trẻ phải luôn được ngủ với mẹ ngày đêm và luôn được bọc ấm. Khi trẻ bị bệnh thường dùng phương pháp cắt lể. Khi chăm sóc cho trẻ không nên rửa tay. Hầu hết quan điểm trên không còn phù hợp với điều kiện môi trường hiện nay. Nhưng một số phương pháp vẫn còn dùng rộng rãi và có ích như: cho bà mẹ ăn canh hầm chân giò heo để có nhiều sữa hơn. Ngủ với mẹ ngày đêm, không vắt sữa non, và trẻ luôn được bọc ấm, đặc biệt là phương pháp bú sữa mẹ hoàn toàn. Chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp hiện đại Hiện nay trẻ sơ sinh thường được chăm sóc trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ. Trẻ không ngủ chung với mẹ mà nằm nôi riêng. Cho trẻ ngậm núm vú giả khi vừa mới sinh xong một vài ngày. Bao tay cho trẻ ngày đêm. Một số phương pháp được nhiều bậc cha mẹ áp dụng như tắm gội cho bé hằng ngày bằng nước ấm sạch. Cho trẻ bú sữa bình thay vì bú trực tiếp từ mẹ. Vệ sinh cho trẻ bằng tã giấy thay tã vải thông thường. Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sớm. Khi trẻ bị khò khè cho trẻ uống nhiều nước cam thảo. Thoa phấn rơm khi bị
  5. nổi sảy. Cho trẻ nằm úp thay vì nằm ngửa để trẻ khỏi bị sặc sữa khi ngủ. Làm sạch da cho trẻ sơ sinh bằng cách tắm bia để loại bỏ chất nhờn sau khi sinh. Nhỏ chanh vào mắt trẻ sơ sinh để khử trùng. Khi trẻ còn thức mở nhạc cho trẻ nghe và ru ngủ. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì các phương pháp như tắm bia để làm sạch da cho trẻ, nhỏ chanh vào mắt trẻ và cho trẻ uống nước cam thảo hiện nay đang bị cấm vì rất nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, tã giấy tuy tiện dụng nhưng không tốt cho trẻ vì dễ gây ra nhiễm trùng. Không nên cho trẻ bú bình sớm và nằm nôi vì trẻ sẽ thiếu hơi ấm của mẹ. Có nhiều phương pháp chăm sóc cho trẻ sơ sinh được phổ biến nhưng các bậc phụ huynh cần thận trọng lựa chọn để tránh các sai lầm đáng tiếc. Bệnh mắt ở trẻ sơ sinh
  6. Mắt trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, nếu không biết cách chăm sóc, theo dõi đúng cách có thể sẽ để lại những hậu quả thật đáng tiếc... Mắt trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, nếu không biết cách chăm sóc, theo dõi đúng cách có thể sẽ để lại những hậu quả thật đáng tiếc... Những bệnh lý thường gặp Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tập trung hướng dẫn những điều quan trọng cho các bà mẹ. Chuyện chăm sóc mắt trẻ thơ ra sao ít vị quan tâm, vị nào chu đáo hơn thì nói qua loa… Bạn cần có những kiến thức cơ bản về các bệnh mắt ở trẻ sơ sinh để xử trí kịp thời. - Viêm kết mạc: thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Phát hiện được là đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa trị ngay. - Viêm kết mạc do hóa chất: thường xảy ra 24-48 giờ đầu sau sanh. Bệnh thường tự khỏi sau 48-72 giờ. Bệnh này do kết mạc mắt phản ứng với nitrat bạc - thuốc nhỏ mắt phòng ngừa viêm kết mạc do lậu cầu khuẩn. - Viêm kết mạc lậu: do lậu cầu lây từ mẹ sang con trong giai đoạn xổ thai, biểu hiện sau sinh từ 3-5 ngày. Ban đầu, mắt trẻ tiết dịch lẫn máu, về sau mi mắt sưng đỏ tiết ra mủ. Có thể phòng ngừa hữu hiệu bệnh này bằng cách nhỏ nitrat bạc sau sinh, 1 giọt/lần/mắt. Khi mắt trẻ nhiễm bệnh, muốn trị tận gốc phải trị cả cha mẹ và bé. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc khiến trẻ bị mù.
  7. - Viêm kết mạc do Chlamydia: bệnh lây từ mẹ sang con trong lúc mang thai. Khi nhiễm bệnh, sau sinh 5 ngày mắt sẽ tiết dịch, sau đó tiết ra mủ, 2 mắt sưng đỏ. Trị bằng Erythromycin và Teytacycline thuốc mỡ 1% bôi mắt 4-5 lần/ngày cho đến khi hết sưng đỏ. - Viêm kết mạc do tụ cầu vàng: thường khởi phát sau 3 ngày tuổi, có thể chỉ một mắt bị bệnh, mủ không nhiều. Trị bệnh này bằng Teytacyline thuốc mỡ 1%, bôi mắt 4 lần/ngày, dùng trong năm ngày. - Viêm kết mạc do virus: thường do Herpex simplex virus (HSV) gây nên. Trẻ nhiễm bệnh này từ mẹ, trong khi sanh. Bệnh phát trễ, thường từ 7-14 ngày sau sinh, có thể viêm ở một hoặc hai mắt. Nên cách ly bé với mẹ, dùng các thuốc kháng virus như Acyclovir (uống) và Nevirapin 3% thuốc mỡ bôi mắt 5 lần/ngày, trong vòng 10 ngày. Lưu ý: Các viêm kết mạc, trừ viêm do hóa chất, có thể phòng ngừa hữu hiệu nếu người mẹ khám thai định kỳ thường xuyên. - Đục thủy tinh thể bẩm sinh: tương đối hiếm gặp, nhưng thường trẻ sơ sinh bị nặng hơn người lớn và gây mù nếu không được điều trị sớm (mổ). Biểu hiện: đồng tử trắng đục một phần hoặc toàn phần, lé hoặc mù. - Tăng nhãn áp bẩm sinh (glaucoma): là bệnh tăng áp lực trong mắt kết hợp với mất thị lực. Khi cả cha và mẹ đều bị bệnh này, thì con cũng có nguy cơ bị, thường ở cả hai mắt. Biểu hiện: hay chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhãn cầu to hơn trẻ bình thường. Cần đưa trẻ đi điều trị ngay mới có thể tránh mù vĩnh viễn. - Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng (ROP): là bệnh lý mạch máu ở võng mạc. Bệnh này thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng, đặc biệt là những trẻ được
  8. cho thở oxy liều cao (nồng độ oxy trên 40%). Có thể phát hiện bệnh này sớm nhất lúc bé từ 6-8 tuần tuổi nhờ đèn soi đáy mắt. Chỉ phát hiện bệnh sớm mới hy vọng điều trị tốt, vì điều trị bệnh này rất phức tạp. Cho nên, ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, chỉ nên cho trẻ thở oxy khi thật cần thiết, nếu lạm dụng thì nguy cơ bị ROP càng cao. Ngoài ra, nồng độ oxy cung cấp cho những trẻ này không nên vượt quá 40%, ngoại trừ các trường hợp bệnh lý nặng. Lưu ý: Nên vệ sinh mắt trẻ sơ sinh bình thường trong tháng đầu bằng nước muối sinh lý NaCl 9%, liều: 1 giọt/mắt/lần sau khi tắm trẻ.
nguon tai.lieu . vn