Xem mẫu

  1. Physical Education and School Sports THIẾT KẾ NỘI DUNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỂ THAO CHUYÊN SÂU MÔN ĐIỀN KINH CHO SINH VIÊN CÁC KHÓA ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÙ HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI PGS. TS Châu Vĩnh Huy, ThS. Nguyễn Thiên Lý Trường ĐH Sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Học phần chuyên sâu Điền kinh cho khóa Đại học 13 trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM là một học phần quan trọng và có số tín chỉ nhiều nhất trong chương trình học của sinh viên hệ chính quy. Mặt khác, yêu cầu của chương trình phổ thông mới hiện nay đòi hỏi người giao viên Giáo dục thể chất cần phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng vận động cũng như khả năng sư phạm để tổ chức một giờ học Giáo dục thể chất. Trong đề tài này, nhóm tác giả dựa vào những quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, của nhà Trường và những quy định liên quan để thiết kế nội dung giảng dạy học phần thể thao chuyên sâu môn Điền kinh phù hợp với chương trình phổ thông mới. Từ khoá: Giáo dục thể chất, thể thao chuyên sâu, chương trình phổ thông mới Abstract: Athletics advanced sport for the 13 Grade of HCM city University of Physical education and sports students is an important subject which has most credits. Besides, the requirements of the new high school program are the teacher has skill in sports and educated skill which can organize a physical lesson. In this research, the authors based on the regulations of Ministry of Education and Training, the University and related regulations to design the content of Athletics advanced sports subject, suitable for the new high school program. Key word: Physical education, Advanced sports, the new high school program. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Chương trình môn Giáo dục thể chất cho các cấp học, môn Điền kinh được sắp xếp là một nội dung bắt buộc, thuộc chủ đề Vận động cơ bản và có số tiết học gần như nhiều nhất so với các nội dung khác. Với mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, trọng tâm là trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe, hình thành thói quen vận động cho học sinh, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thể chất và phát triển tầm vóc. Với mục tiêu của nhà trường là đào tạo người giáo viên có đầy đủ kiến thức và năng lực tổ chức giờ học giáo dục thể chất cho học sinh các cấp, Bộ môn Điền kinh 1 trực thuộc Khoa Điền kinh cũng đã định hướng và tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải tiến nội dung chương trình giảng dạy Điền kinh cho sinh viên nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo, việc thiết kế chương trình mới còn giúp sinh viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tổ chức giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn học. Nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi nội dung giảng dạy môn chuyên sâu Điền kinh cho sinh viên đại học chính quy khóa 13 đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới, chúng tôi mạnh dạn PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 337
  2. Physical Education and School Sports tiến hành thực hiện hướng nghiên cứu: “Thiết kế nội dung giảng dạy học phần thể thao chuyên sâu môn điền kinh cho sinh viên các khóa đại học chính quy Trường đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM phù hợp với chương trình phổ thông mới” Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; phương pháp phỏng vấn và phương pháp so sánh. - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung giảng dạy môn chuyên sâu Điền kinh cho sinh viên các khóa đại học. - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên khóa Đại học 12 và 13 tại trường. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2020 đến tháng 06 năm 2021. Phạm vi nghiên cứu: trong vòng 12 tháng. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Cơ sở thiết kế nội dung giảng dạy học phần thể thao chuyên sâu môn Điền kinh: Để có cơ sở khoa học thực hiện việc thiết kế nội dung chương trình giảng dạy học phần thể thao chuyên sâu, nhóm nghiên cứu đề xuất các bước như sau: Bước 1: Tìm hiểu các văn bản, quy định về nội dung chương trình đào tạo cho sinh viên đại học chính quy trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM Bước 2: Rà soát nội dung chương trình giảng dạy môn Thể thao chuyên sâu Điền kinh ở các trường chuyên ngành. Bước 3: Rà soát chương trình Điền kinh phổ tu cho sinh viên đại học chính quy trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM Bước 4: Rà soát nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Giáo dục thể chất, Phần Vận động cơ bản, ở các chủ đề Điền kinh. Đầu tiên, chúng tôi tiến hành bước 1 với việc tổng hợp các văn bản và tài liệu: * Theo quyết định số 393/QĐ-ĐHSP TDTT ngày 31/12/2015 về việc công bố “Sứ mệnh, mục tiêu của trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM” có nội dung như sau: - Đào tạo giáo viên, huấn luyện viên và cán bộ khoa học thể dục thể thao có trình độ đại học và sau đại học có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác để thực hiện việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường ở các bậc học. - Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học không ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận được công nghệ mới trong việc tổ chức giảng dạy và học tập các môn thể dục thể thao trong nhà trường. * Theo quyết định số175/QĐ-ĐHSP TDTT ngày 10/09/2018 về việc ban hành Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ, kèm theo là Phân phối chương trình giảng dạy Đại học Sư phạm TDTT theo hình thức tín chỉ: Tên môn học: Chuyên sâu Điền kinh; Mã số học phần: DHSDK0685; Số tín chỉ: 10 Số tiết: 150; Phân chia thời gian học: Năm thứ 4; Học kì 7: 6 tín chỉ - 60 tiết; Học kì 8: 4 tín chỉ - 90 tiết * Theo quyết định số 399/ QĐ-ĐHSP TDTT ngày 26/12/2019 về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo hình thức tín chỉ và theo cuộc họp với hội đồng thông qua đề cương môn học chuyên sâu Điền kinh cho khóa Đại học 13, phân phối về số tiết của môn này theo Điều 3: Học phần và tín chỉ có quy định về phân bổ tiết học trong học phần đối với môn thực hành (Thể thao chuyên sâu) như sau: - Học phần 150 tiết: là tổ hợp lựa chọn từ các môn học, phân chia như sau: PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 338
  3. Physical Education and School Sports + Học phần 1: 60 tiết (lý thuyết 12 tiết, thực hành 44 tiết, thi lý thuyết 1 tiết, thi thực hành 3 tiết) + Học phần 2: 90 tiết (lý thuyết 18 tiết, thực hành 66 tiết, thi lý thuyết 2 tiết, thi thực hành 4 tiết) Tuy nhiên trong quá trình tiến hành thẩm định đề cương chi tiết môn học, ban giám hiệu nhà trường tổ chức buổi họp với lãnh đạo các khoa vào ngày 19/01/2020 và ban hành thông báo số 32/TB-ĐHSPTDTT ngày 21 tháng 01 năm 2021 để Kết luận về “Kế hoạch xây dựng và duyệt đề cương chi tiết học phần” thống nhất một số vấn đề liên quan đến đề cương chi tiết học phần thể thao chuyên sâu: + Lý thuyết: 28 tiết học – 2 tiết thi + Thực hành 116 tiết học – 4 tiết thi. Thời gian chia theo hai phần học trong 2 học kì 7 và 8. Bước 2: Rà soát nội dung chương trình giảng dạy môn Thể thao chuyên sâu Điền kinh ở các trường chuyên ngành. Chúng tôi tham khảo các chương trình giảng dạy chuyên sâu ở các trường đại học chuyên ngành Thể dục thể thao và được thống kê như sau: Bảng 1: Thống kê các nội dung Điền kinh ở các trường chuyên ngành Trường Tên học phần Nội dung học Điền kinh căn bản 3 tín chỉ - 45 Chạy cự ly trung bình tiết Chạy cự ly ngắn 100m Nhảy cao nằm nghiêng Nhảy cao úp bụng Điền kinh và Phương pháp Thực hành giáo học pháp giảng dạy 3 tín chỉ - 45 tiết Nhảy xa kiểu ngồi Chạy tiếp sức 4x100m ĐH SPTDTT Nhảy xa ưỡn thân Hà Nội Ném bóng Chuyên ngành Điền kinh và Ném đĩa Phương pháp (4 học phần – 240 Nhảy 3 bước tiết) Nhảy cao lưng Ném lao Chuyên sâu tự chọn Phát triển thể lực, kỹ thuật, chiến thuật Phương pháp trọng tài Giáo học pháp Sau khi tiến hành thống kê rà soát các chương trình giảng dạy Điền kinh ở các trường chuyên ngành, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nội dung thi đấu cơ bản đều được đưa vào giảng dạy như nhóm chạy gồm chạy ngắn, tiếp sức và trung bình; nhóm nhảy gồm nhảy xa ưỡn thân, 3 bước nhảy cao nằm nghiêng, nhảy cao úp bụng, nhảy cao lưng qua xà; nhóm ném đầy gồm đẩy tạ lưng hướng đẩy, ném lao, ném đĩa ném lựu đạn. Các nội dung này là những nội dung thi đấu phổ biến ở các cấp học cũng như các giải phong trào, giải quân sự, hay các Hội khỏe Phù Đổng các cấp. Việc cung cấp kiến thức về các nội dung trên giúp cho sinh viên khi ra trường có đầy đủ kiến thức về môn Điền kinh nói chung, phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện ban đầu. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 339
  4. Physical Education and School Sports Bước 3: Rà soát chương trình Điền kinh phổ tu cho sinh viên đại học chính quy trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM Theo quyết định ban hành Đề cương chi tiết môn học Điền kinh 1 và Điền kinh 2, nội dung hiện nay đang giảng dạy bao gồm: Tên học phần: Điền kinh và phương pháp 1, Điền kinh và phương pháp 2; Mã số học phần: DHDKA0613, DHDKA0622; Số tín chỉ: 3 – 45 tiết, 2 – 30 tiết; Số tiết học cụ thể: + Điền kinh và phương pháp 1: 8 tiết lý thuyết, 34 tiết thực hành, 1 tiết thi Lý thuyết, 2 tiết thi thực hành. + Điền kinh và phương pháp 2: 6 tiết lý thuyết, 22 tiết thực hành, 2 tiết thi thực hành. Nội dung học phần: * Lý thuyết: Bảng 2: Nội dung lý thuyết Điền kinh của phổ tu Điền kinh và phương pháp 1 Điền kinh và phương pháp 2 - Định nghĩa, phân loại, tác dụng môn Điền kinh. - Nguyên lý kỹ thuật nhóm môn Chạy - Nguyên lý, kỹ thuật, phương pháp giảng - Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy chạy cự ly dạy Nhảy cao trung bình - chạy cự ly ngắn. - Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy chạy tiếp sức. - Luật, Thiết kế sân bãi, trọng tài môn Nhảy - Luật và phương pháp trọng tài nhóm môn chạy. cao - Phương pháp biên soạn giáo án giảng dạy - Kỹ thuật, phương pháp giảng dạy nhảy xa nội dung Điền kinh. - Luật, thiết kế sân bãi, phương pháp trọng tài trong nhảy xa * Thực hành Bảng 3: Nội dung thực hành Điền kinh của phổ tu Điền kinh và phương pháp 1 Điền kinh và phương pháp 2 - Kỹ thuật chạy CLTB - Nhảy cao kiểu bước qua - Kỹ thuật chạy CLN - Nhảy cao kiểu nằm nghiêng - Kỹ thuật chạy Tiếp sức (giới thiệu) - Thực tập biên soạn và giảng dạy giờ học - Nhảy xa kiểu ngồi các môn Điền kinh - Nhảy xa kiểu ưỡn thân Hiện nay 2 học phần Điền kinh cho phổ tu đang giảng dạy các nội dung cơ bản là chạy Cự ly ngắn, cự ly trung bình, nhảy cao bước qua, nằm nghiêng. Duy chỉ có nội dung nhảy xa là gần như hoàn chỉnh 2 kiểu nhảy kiểu ngồi và ưỡn thân. Bên canh đó Bộ môn và Khoa cũng lồng ghép nội dung thực tập giáo án, là một nội dung chuyên về hướng dẫn sinh viên biên soạn giáo án, tổ chức giảng dạy một giờ học Điền kinh. Tuy nhiên nội dung giảng dạy của thực tập giáo án cũng chỉ mới đi sâu vào nội dung nhảy cao, vừa giúp các em củng cố kỹ thuật để thi kết thúc học phần chứ chưa đủ thời gian để tổ chức các nội dung khác. Bước 4: Rà soát nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới môn Vận động cơ bản ở các chủ đề Điền kinh. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 340
  5. Physical Education and School Sports Dựa vào Chương trình giáo dục Phổ thông Môn Giáo dục thể chất ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, nội dung Vận động cơ bản được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 1 đến lớp 9, tuy nhiên phần vận động cơ bản mang tính chất đặc thù môn Điền kinh và được phân phối vào chương trình cụ thể như sau: Bảng 4: Thống kê nội dung Điền kinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới Lớp 6 Chạy cự ly ngắn 60m Chạy cự ly trung bình Ném bóng Lớp 7 Chạy cự ly ngắn 60m Chạy cự ly trung bình Nhảy xa kiểu ngồi Lớp 8 Chạy cự ly ngắn 100m Chạy cự ly trung bình Nhảy cao kiểu bước qua Lớp 9 Chạy cự ly ngắn 100m Chạy cự ly trung bình Nhảy cao kiểu nằm nghiêng Trong phân phối chương trình, thời lượng dành cho môn Giáo dục thể chất là 70 tiết/năm học. Nội dung Điền kinh được quy định chiếm 45% tổng số tiết tương ứng với 32 tiết học. Trong đó nội dung chạy ngắn (60m và 100m) và chạy cự ly trung bình được đưa vào giảng dạy xuyên suốt cấp học THCS. Đây cũng là cấp học mà đa số sinh viên trường chúng ta khi tốt nghiệp về giảng dạy. Chính vì vậy việc cung cấp đầy đủ và sâu kiến thức môn Điền kinh nói chung sẽ trang bị đầy đủ cho các em khi tốt nghiệp và thực hiện công tác giảng dạy. Sau khi tiến hành thực hiện 3 bước trên, nhóm nghiên cứu tổng hợp và đề xuất xây dựng chương trình môn Chuyên sâu Điền kinh theo phân phối về thời lượng và nội dung như sau: Tên môn học: Chuyên sâu Điền kinh; Mã số học phần: DHSDK0685; Số tín chỉ: 10; Số tiết: 150; Phân chia thời gian học: Năm thứ 4 - Thời gian chia theo hai phần học trong 2 học kì 7 và 8. + Lý thuyết: 28 tiết học – 2 tiết thi + Thực hành 116 tiết học – 4 tiết thi. Để cụ thể hóa chương trình của môn học, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành thiết kế nội dung cụ thể cho môn học này thông qua các nội dung tiếp sau. 3.2 Thiết kế nội dung giảng dạy học phần thể thao chuyên sâu môn Điền kinh: Căn cứ vào việc phân loại các nhóm môn Điền kinh, các chương trình của các trường chuyên ngành và chương trình phổ thông mới, nhóm nghiên cứu thiết kế nội dung cho học phần thể thao chuyên sâu bao gồm những nội dung cụ thể như sau: Bảng 5: Thiết kế nội dung môn học Chuyên sâu Điền kinh cho sinh viên các khóa Đại học chính quy TT Nội dung Lý thuyết Thực hành A Lý thuyết 28 1 Kỹ thuật Chạy rào – Tiếp sức 2 2 Phương pháp trọng tài và luật môn Rào – Tiếp sức 2 3 Kỹ thuật Ném bóng – Đẩy tạ 2 4 Phương pháp trọng tài và luật Ném bóng – Đẩy tạ 2 5 Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà – úp bụng 2 6 Phương pháp trọng tài và luật Nhảy cao 2 Phương pháp giảng dạy các nhóm môn Chạy – Ném 7 đẩy – Nhảy 6 Phương pháp huấn luyện và tuyển chọn ban đầu các 8 6 nhóm môn Chạy – Ném đẩy – Nhảy 9 Phương pháp tổ chức thi đấu 4 Thi lý thuyết 2 B Thực hành: 116 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 341
  6. Physical Education and School Sports 1 Kỹ thuật chạy Rào – Việt dã 8 2 Kỹ thuật chạy Tiếp sức 8 3 Kỹ thuật ném bóng 10 4 Kỹ thuật Đẩy tạ 8 5 Kỹ thuật nhảy cao kiểu Úp bụng 6 6 Kỹ thuật nhảy cao kiểu Lưng qua xà 10 7 Thực tập giáo án nhóm môn Chạy 8 8 Thực tập giáo án nhóm môn Ném Đẩy 8 9 Thực tập giáo án nhóm môn Nhảy 8 10 Thực hành tuyển chọn (test) ban đầu 6 11 Phương pháp huấn luyện nhóm môn Chạy 8 12 Phương pháp huấn luyện nhóm môn Ném Đẩy 8 13 Phương pháp huấn luyện nhóm môn Nhảy 8 14 Tổ chức thi đấu 12 Thi thực hành 4 3. KẾT LUẬN Nội dung chương trình chuyên sâu mới có tính tiếp nối các nội dung từ phổ tu và có tính tương đồng với một số trường chuyên ngành gần. Việc thiết kế đầy đủ các nội dung của môn Điền kinh vào học phần chuyên sâu mới sẽ tạo tính hứng thú, phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn. Ngoài ra còn cung cấp kiến thức chuyên ngành, giúp sinh viên có đầy đủ kỹ năng thực hành các nội dung trong môn Điền kinh. Tổ chức, hướng dẫn một giờ học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), “Thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất”, Hà Nội. 2. Nguyễn Thiên Lý, Lê Phước Thật, Nguyễn Văn Phương, 2021, Đề tài “Thiết kế nội dung giảng dạy học phần thể thao chuyên sâu môn Điền kinh cho sinh viên các khóa đại học chính quy trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với chương trình phổ thông mới” 3. Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM, 2018, “Quyết định số175/QĐ-ĐHSP TDTT về việc ban hành Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ”. 4. Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM, 2018, “Quyết định số 393/QĐ-ĐHSP TDTT” về việc công bố “Sứ mệnh, mục tiêu của trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM” 5. Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM, “Thông báo số 32/TB-ĐHSPTDTT ngày 21 tháng 01 năm 2021 - Kết luận về “Kế hoạch xây dựng và duyệt đề cương chi tiết học phần”. 6. Trường Đại học Vinh, “Chương trình Đào tạo kiểm định viên, kiểm định chất lượng đại học và trung cấp chuyên nghiệp - Kiến thức chung về đảm bảo chất lượng và kiểm địch chất lượng”, 2020. Nguồn bài báo: Nguồn trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Ths Nguyễn Thiên Lý – Ths Lê Phước Thật – Ths Nguyễn Văn Phương (2021), “Thiết kế nội dung giảng dạy học phần thể thao chuyên sâu môn Điền kinh cho sinh viên các khóa đại học chính quy trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với chương trình phổ thông mới”. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 342
nguon tai.lieu . vn