Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

THAY ĐỔI CYTOKIN TRONG MÁU NGOẠI VI
Ở TRẺ VIÊM PHỔI THỞ MÁY
Nguyễn Thị Diệu Thúy1, Nguyễn Thị Bình1, Tạ Anh Tuấn2
1

Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Nhi Trung ương

Viêm phổi là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em. Đáp ứng viêm ở trẻ quyết định tiến triển của bệnh.
Phản ứng quan trọng nhất của cơ thể là giải phóng ra các cytokin khác nhau bởi các tế bào viêm. Các
cytokin được sản xuất ra có vai trò khuếch đại phản ứng viêm tại phổi. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá
sự thay đổi một số cytokin trong máu ngoại biên ở bệnh nhân viêm phổi nặng phải thở máy. Đây là nghiên
cứu mô tả tiến cứu trên trẻ viêm phổi nặng thở máy và trẻ khỏe mạnh. Các trẻ viêm phổi được lấy máu định
lượng cytokin trong 24 giờ đầu sau đặt nội khí quản. Trong thời gian 6 tháng, chúng tôi có 45 trẻ viêm phổi
nặng phải thở máy và 35 trẻ khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Nồng độ các cytokin tiền viêm
như: IL - 6, IL - 8, GM - CSF tăng một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng. Nồng độ IL - 6 tăng 3924%
(80,84 pg/ml so với 2,06 pg/ml; p = 0,01), nồng độ IL - 8 tăng 1360% (90,03 pg/ml so với 6,62pg/ml,
p < 0,001), nồng độ GM - CSF tăng1007% (115,58 pg/ml so với 11,47 pg/ml; p < 0,001). Nồng độ IL - 10 ở
nhóm trẻ viêm phổi dưới 6 tháng cao hơn rõ rệt nhóm trẻ trên 6 tháng. Bệnh nhân có nồng độ IL - 6 cao ở
ngày đầu thở máy có nguy cơ tử vong cao hơn so với bệnh nhân có nồng độ IL - 6 thấp ( 267, 12 pg/ml so
với 20,75 pg/ml, p = 0,05). Các cytokin như IL - 6, IL - 8, IL - 10, GM - CSF có vai trò quan trọng trong phát
động quá trình viêm ở bệnh nhân viêm phổi. Nồng độ IL - 6 cao tiên lượng bệnh nặng, nguy cơ tử vong.
Từ khóa: viêm phổi thở máy, cytokin

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em.

chiếm 87,3% số trẻ tử vong do viêm phổi, với

Theo thống kê của chương trình quốc gia

45,2% số trẻ này có cân nặng lúc sinh thấp
dưới 2500g và 33,5% tử vong trước 24 giờ và

phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ
em, trung bình mỗi năm một trẻ dưới 5 tuổi
có thể mắc 3 - 5 đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính, trong đó khoảng 1 - 2 lần viêm phổi.
Viêm phổi nặng chiếm 1/3 các trường hợp
viêm phổi và có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng của trẻ. Theo ước tính của Tổ chức Y
tế Thế giới, viêm phổi gây tử vong gần 4,3
triệu người /năm, tử vong do viêm phổi chiếm
10 - 20% tổng số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm phổi là
7,4%. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi

92,1% trẻ tử vong sống ở vùng nông thôn.
Viêm phổi là một trong các nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, nhất là trẻ
dưới 5 tuổi. Tính đáp ứng viêm ở trẻ viêm
phổi quyết định tiến triển của bệnh. Các xét
nghiệm hiện nay chủ yếu tập trung vào đánh
giá phản ứng bạch cầu và CRP trong máu
ngoại vi. Thực tế cho thấy cùng nguyên nhân
gây bệnh, nhưng phản ứng viêm của mỗi cá
thể rất khác nhau, điều này quyết định mức độ
nặng nhẹ của bệnh, đặc biệt là vai trò của các
cytokin, là các thành phần tế bào có vai trò

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Bình, Bộ môn Sinh lý học,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: binh.bu@gmail.com
Ngày nhận: 19/8/2015
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015

TCNCYH 98 (6) - 2015

quan trọng, tham gia vào mọi đáp ứng viêm
của cơ thể. Có 2 loại cytokin: cytokin tiền
viêm và cytokin kháng viêm. Sự mất cân
bằng của 2 loại này quyết định tiên lượng của
hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân [1; 2]. Trong

9

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
các bệnh nhiễm trùng, bạch cầu đa nhân trung
tính được huy động để tiêu diệt các phần tử
lạ. Các cytokin như GM - CSF, TNF - α được
chứng minh gây tăng đáp ứng viêm và tăng
tập trung bạch cầu trung tính tại đường thở.
Quá trình nhiễm khuẩn làm tế bào Th0 chuyển
dạng theo hướng Th1 [3].
Các cytokin của Th1 gồm (INF - γ, TNF - α, IL
- 1, IL - 12,GM - CSF) tạo ra phản ứng viêm để
chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng và loại bỏ các

giảm nhanh khi bệnh nhân ra viện [6].
Nghiên cứu sự biến đổi của một số cytokin
ở bệnh nhân viêm phổi nặng giúp tìm ra yếu
tố tiên lượng bệnh nặng nhằm có giải pháp
can thiệp sớm, kịp thời. Ở Việt Nam, hiện nay
các nghiên cứu về biến đổi các cytokin trong
máu ngoại biên ở trẻ viêm phổi còn chưa
nhiều. Vì vậy, đề tài này được tiến hành nhằm
nghiên cứu sự thay đổi một số cytokin trong

tế bào ung thư. Đáp ứng viêm quá mức có thể

máu ngoại biên ở bệnh nhân viêm phổi nặng
phải thở máy nhằm tìm ra yếu tố tiên lượng

dẫn đến tổn thương mô không kiểm soát được.

viêm phổi nặng.

Monton thấy rằng đại thực bào là tế bào chủ
yếu tham gia vào phản ứng bắt vi khuẩn khi vi
khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp dưới,
nhưng khi vi khuẩn xâm nhập quá nhiều hoặc
độc tố quá mạnh thì đáp ứng viêm của đại
thực bào không đủ để tiêu diệt vi khuẩn,
chúng sẽ hấp dẫn bạch cầu đa nhân trung tính
từ các mạch máu kế cận vào phế nang. Các
cytokin, như TNF- α, IL - 1β, IL - 6 và IL - 8,

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
45 bệnh nhân dưới 5 tuổi, được chẩn đoán
viêm phổi nặng, suy hô hấp đòi hỏi phải thở
máy hỗ trợ tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh
viện Nhi Trung ương và 35 trẻ khỏe mạnh từ
tháng 2/ 2014 đến tháng 8/2014.

được tiết ra bởi đại thực bào phế nang có thể

Tiêu chuẩn lựa chọn

thu hút bạch cầu đa nhân trung tính nhằm

Bệnh nhân viêm phổi nặng

tăng cường cho các hoạt động thực bào, sẵn
sàng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm
nhập. Tuy nhiên, việc các cytokin này được
sản xuất ra quá nhiều có thể gây hại với đáp
ứng viêm hệ thống, dẫn tới phá hủy nhiều tổ
chức và có thể gây tử vong [4]. Nghiên cứu
của Ann Craig cho kết quả tương tự, tác giả

- Tất cả bệnh nhân bị viêm phổi có chỉ định
thở máy vào điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu
Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản
trong vòng 24h.
- Tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi.

quả của đáp ứng viêm quá mức do các thành

- Không mắc các bệnh mạn tính, bệnh bẩm
sinh kèm theo.

phần được tiết ra từ bạch cầu đa nhân trung

- Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu.

nhận thấy viêm phổi rất nặng thường do hậu

tính. Viêm phổi do vi khuẩn đe dọa tính mạng
bởi bạch cầu trung tính sản xuất quá mức các
cytokin tiền viêm như: TNF - α, IL - 1β, IL - 6;
IL - 8 [5]. Nghiên cứu trên 210 bệnh nhân
viêm phổi nằm viện cho thấy các cytokin như:

Trẻ khỏe mạnh, tuổi dưới 5, đến kiểm tra
sức khỏe định kỳ, được lấy máu xét nghiệm
kiểm tra và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ

IL- 1 RA, IL- 6, IL- 8, IL- 10 trong máu tăng

- Bệnh nhân viêm phổi trên nền bệnh mạn

trong giai đoạn cấp tính, nhất là ở các bệnh

tính khác như tim bẩm sinh, viêm não, shock,
bệnh phổi mạn tính.

nhân viêm phổi do phế cầu và nồng độ cytokin
10

TCNCYH 98 (6) - 2015

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản
trên 24h.

- Định lượng cytokin trong máu ngoại biên:
Xét nghiệm định lượng cytokin trong huyết
thanh được làm tại Labo Miễn dịch, Học viện

2. Phương pháp
- Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập
theo một mẫu bệnh án thống nhất.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện,
lấy tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham
gia nghiên cứu.
Các bước tiến hành nghiên cứu
- Hỏi gia đình trẻ về bệnh sử, tiền sử,
khám lâm sàng để đánh giá mức độ nặng của
viêm phổi.
- Các trẻ được lấy máu xét nghiệm trong
24h đầu sau đặt nội khí quản.

Quân y 103. Xét nghiệm được tiến hành bằng
công nghệ flowcytometry - assisted immunoassay với hệ thống Bio - Plex do Bio-Rad
(Hoa Kỳ) chế tạo.
3. Đạo đức nghiên cứu
Trẻ được lấy mẫu nghiên cứu đều được
phép của gia đình bệnh nhân. Các gia đình
của trẻ đều được giải thích về ý nghĩa của đề
tài và các xét nghiệm được tiến hành. Đề tài
được chấp thuận bởi Hội đồng Y đức bệnh
viện Nhi Trung ương số 954B/BVNTWVNCSKTE.

III. KẾT QUẢ
1. Phân loại bệnh nhân theo nhóm tuổi

Biểu đồ 1. Phân loại bệnh nhân theo nhóm tuổi
Tuổi trung bình của nhóm trẻ viêm phổi là 9,57 ± 4,81 tháng, trong đó trẻ ít tuổi nhất là 2
tháng, trẻ nhiều tuổi nhất là 31 tháng. Nhóm tuổi bị bệnh gặp chủ yếu ở 6 - 12 tháng tuổi, chiếm
80%.

TCNCYH 98 (6) - 2015

11

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Biến đổi các cytokin viêm trong máu ở bệnh nhi viêm phổi nặng
Bảng 1. Nồng độ các cytokin trong máu bệnh nhi viêm phổi nặng so với nhóm chứng
Cytokin (pg/ml)

Nhóm nghiên cứu (n = 45)

Nhóm chứng (n = 35)

p

1,57 ( 0,003 - 24,27)

1,93 (0,27- 44,46)

0,46

GM - CSF

115,58 ( 0,43 - 409,46)

11,47 (1,82 - 198,3)

< 0,001*

IL - 6

80,84 ( 15,38 - 680,62)

2,06 (2,06 - 36,63)

0,01*

IL - 8

90,03( 23,04 - 280.22)

6,62 ( 1,5 - 29,62)

< 0,001*

IL - 10

13,11( 0,07 - 386,07 )

1,55 ( 0,07 - 43)

0,07

IFN - γ

24,82 (4,86 - 635,14)

24,82 (5,53 - 1477,2)

0,53

IL - 12

3,41 ( 0,04 - 52,39)

0,02 ( 0,02 - 1,83)

0,08

TNF - α

IL: Interleukin; TNF - α: Tumor necrosis factor alpha - yếu tố hoại tử u alpha.
GM - CSF: Granulocyte - macrophage colony stimulating factors - yếu tố kích thích tụ đại thực
bào.
Ở trẻ viêm phổi nặng phải thở máy, nồng độ IL - 6, IL - 8 và GM - CSF tăng cao rõ rệt so với
nhóm trẻ khỏe mạnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nồng độ các cytokin kháng
viêm như: IL - 10; IL - 12, của nhóm viêm phổi tăng cao hơn so với nhóm trẻ khỏe mạnh. Tuy
nhiên, nồng độ TNF - α và INF - γ không có sự khác biệt giữa trẻ viêm phổi và trẻ khỏe mạnh.
Bảng 2. Nồng độ cytokin trong máu ở trẻ viêm phổi theo nhóm tuổi
Cytokin (pg/ml)

< 6 tháng

6 - 12 tháng

> 12 tháng

p

2,59 ( 0,57 - 24,27)

1,57 ( 0,003 - 8,16)

1,83 (0,86 - 5,07)

0,96

GM - CSF

124,63
(30,41 - 165,14)

109,51
(1,82 - 189,12)

129,08
( 1,82 - 179,25)

0,85

IL - 6

77,19
(20,75 - 267,12)

82,65
(15,38 - 2502,32)

100,24
(56,2 - 680,62)

0,83

IL - 8

99,03
( 25,27 - 280,22)

90,03
(23,04 - 203,18)

79,12
(43,85 - 114,16)

0,94

IL - 10

30,01
(6,58 - 52,48)

12,51
(0,07 - 386,07)

15,53
( 0,07- 159,41)

0,03*

IL - 12

5,82
(0,04 - 52,39)

3,07
(0,04 - 34,57)

2,4
( 0,04 - 23,23)

0,65

IFN - γ

24,82
( 4,86 - 198,88)

24,82
(4,86 - 635,14)

24,82
( 4,86 - 110,67)

0,75

TNF - α

12

TCNCYH 98 (6) - 2015

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ANOVA test.
Nồng độ IL - 10 ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi cao hơn rõ rệt nhóm trẻ trên 6 tháng, p = 0,03.
Trong khi đó, nồng độ các cytokin khác không có sự khác biệt theo nhóm tuổi ở trẻ viêm phổi
nặng.
3. Yếu tố tiên lượng tử vong
Bảng 3. Mối liên quan giữa nồng độ các cytokin trong máu và tiên lượng điều trị
Cytokin (pg/ml)

Bệnh nhân sống (n = 21)

Bệnh nhân tử vong (n = 24)

p

1,46 ( 0,003 - 17,4)

1,93 ( 0,86 - 24,27)

0,35

131,47 ( 0,43 - 374,79)

91,84 ( 0,43 - 409,46)

0,60

IL - 6

20,75 ( 15,38 - 160,9)

267,12( 54,87- 689.62)

0,05*

IL - 8

90,03 (23,04 - 203,18)

99,03 (25,27 - 280,22)

0,88

IL - 10

11.02 (0,07 - 28,74)

15,01 (5,47 - 386,07)

0,37

INF - γ

24,82 (5,53 - 635,14)

24,82 (4,86 - 111,43)

0,31

IL - 12

5,82 ( 0,04 - 23,23)

2,74 (0,45 - 52,39)

0,74

TNFα
Tiền
viêm

Kháng
viêm

GM - CSF

Bệnh nhân có nồng độ IL - 6 trong máu cao ở ngày đầu thở máy có nguy cơ tử vong cao hơn
một cách có ý nghĩa so với bệnh nhân có nồng độ IL - 6 thấp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
( 267,12 pg/ml so với 20,75 pg/ml, p = 0,05).

IV. BÀN LUẬN

nhân viêm phổi thay đổi tùy thuộc vào nguyên

viêm phổi nặng phải thở máy và 35 trẻ khỏe

nhân và độ nặng của bệnh. Phản ứng quan
trọng nhất của cơ thể là giải phóng ra các

mạnh đủ tiêu chuẩn được mời tham gia
nghiên cứu. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào

cytokin khác nhau bởi các tế bào viêm.
Cytokin được sản xuất có vai trò khuếch đại

nhóm trẻ viêm phổi nặng đòi hỏi phải hô hấp
hỗ trợ, số trẻ bị viêm phổi dưới một tuổi chiếm

phản ứng viêm tại phổi [2].
Các phản ứng viêm phụ thuộc vào loại

88,9%. Theo nghiên cứu của Bùi Văn Chân
trên 231 trẻ viêm phổi được điều trị tại bệnh

cytokin được sản xuất ra và nồng độ của

Trong thời gian 6 tháng, có 45 bệnh nhi

viện Nhi Trung ương từ tháng 9/2004 đến

chúng. Nghiên cứu về đáp ứng viêm hệ thống
trong viêm phổi, các tác giả thấy rằng đây là

tháng 5/2005 thì tỷ lệ bệnh nhi bị viêm phổi
nặng trong nhóm bệnh nhi dưới 1 tuổi là cao

quá trình mất cân bằng giữa các yếu tố tiền
viêm và yếu tố kháng viêm, thường liên quan

nhất, chiếm tới 73,1%, đây cũng là nhóm tuổi
phải vào viện điều trị cao nhất .

đến tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Trong các bệnh
nhiễm trùng, đại thực bào, bạch cầu đa nhân

Cytokin là các protein hòa tan có trọng

trung tính được huy động để tiêu diệt vi

lượng phân tử thấp chuyên truyền tín hiệu
giữa các tế bào. Đáp ứng miễn dịch ở bệnh

khuẩn. Các cytokin như GM - CSF, TNF - α
được chứng minh gây tăng đáp ứng viêm và

TCNCYH 98 (6) - 2015

13

nguon tai.lieu . vn