Xem mẫu

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học 371 THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN - MÔ HÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO NHU CẦU TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN KHI HỌC MÔN THỂ DỤC NHẰM ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Phạm Thanh Vinh Khoa LLCT - TLGD, Trường CĐSP Nghệ An I. Đặt vấn đề Giáo dục thể chất (GDTC) là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục, góp phần phát triển cả sức khỏe vật chất lẫn tinh thần cho học sinh. Tuy nhiên từ trước đến nay, giáo dục thể chất vẫn còn chưa thực sự đổi mới, chương trình giáo dục thể chất vẫn là các nội dung bắt buộc theo chương trình, trong khi đó tâm lý người học hiện nay luôn có nhu cầu được vận động theo nhu cầu năng lực và hứng thú. Ngày nay, khi cơ sở vật chất trong trường học đang ngày càng được đầu tư theo hướng hiện đại, tốt hơn, giúp người học có nhiều cơ hội được tập luyện thể dục thể thao (TDTT) theo năng lực và hứng thú của bản thân. Chính vì vậy, việc thay đổi điều chỉnh dạy GDTC theo hướng thành lập các câu lạc bộ TDTT trong trường học để đáp ứng nhu cầu của người học là rất cần thiết. II. Nội dung nghiên cứu 1. Cơ sở đề xuất thành lập câu lạc bộ TDTT trong nhà trường 1.1. Sự xuất hiện của nhiều loại hình thể dục thể thao thu hút sinh viên luyện tập ngoài giờ lên lớp, ngoài chương trình đào tạo Hiện nay, ngoài một số môn thể thao được tổ chức và giảng dạy trong nhà trường theo chương trình học bắt buộc như bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, thể dục nhịp điệu, điền kinh, cờ vua…thì một số loại hình luyện tập thể chất khác cũng đang thu hút sinh viên luyện tập như dancesport, aerobic, gym, yoga, bơi lội, võ thuật…Họ tập theo nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình, hoặc do theo nhu cầu công việc. Chính vì thế việc luyện tập thường đem lại kết quả cao, tạo hưng phấn, động lực cho chính người tập, nâng cao thể lực, xả stress, làm phát triển cả sức mạnh vật chất lẫn tinh thần của người tham gia. 1.2. Tâm lý của sinh viên khi học GDTC Để biết được tâm lý của sinh viên khi học môn GDTC, chúng tôi đã khảo sát biểu hiện và đánh giá của 105 sinh viên về môn học, kết quả thu được thể hiện ở bảng 1 và 2 như sau: Bảng 1: Biểu hiện của sinh viên khi học môn GDTC TT Biểu hiện TX TT CBG 1 Yêu thích, hứng thú học môn TDTT 12.4 18.1 69.5 3 Học đối phó theo chương trình bắt buộc 78.1 21.9 7.6 4 Chán, không thích học 18.1 81.9 0 5 Sợ môn học này 61.9 38.1 0 6 Sợ hình phạt của giáo viên 16.2 83.8 0 7 Thích luyện tập, chơi thể thao nhưng không phải trong giờ học chính khóa 84.8 15.2 0
  2. 372 Kỷ yếu hội thảo khoa học 8 Học theo yêu cầu trong thời gian bắt buộc và khi có sự giám sát của 72.4 27.6 0 giáo viên, còn chơi, tán gẫu, làm việc riêng trong thời gian luyện tập môn tự chọn 9 Nói dối giáo viên về sức khỏe kém để được ngồi nghỉ 26.7 73.3 0 10 Luôn cố gắng luyện tập 52.4 47.6 0 Bảng 2: Đánh giá của sinh viên về dạy và học môn GDTC trong chương trình hiện nay Chuyên đề Thể dục Điền kinh TDTT tự chọn cơ bản Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai Rất phù hợp với nhu cầu sinh viên 24.8 75.2 24.8 75.2 54.3 45.7 Sinh viên có hứng thú, luyện tập tích cực 0 105 12.4 87.6 84.8 15.2 Nội dung nhàm chán, lặp lại 105 0 78.1 21.9 57.1 42.9 Chương trình học bắt buộc, sinh viên không 105 0 105 0 105 0 được quyền lựa chọn môn mình yêu thích, có sở trường Giờ học vui nhưng nội dung chưa phong phú 85.7 14.3 85.7 14.3 85.7 14.3 Giáo viên dạy nhiệt tình, sinh viên học đối phó 78.1 21.9 78.1 21.9 44.8 55.2 Giáo viên dạy nhiệt tình, sinh viên học hứng thú 0 105 12.4 87.6 72.4 27.6 Không thích luyện tập vì một số nội dung không 75.2 24.8 75.2 24.8 45.7 54.3 phù hợp nhu cầu, năng khiếu Theo kết quả ở bảng 1 và 2, ta thấy: - Bên cạnh một số ít sinh viên yêu thích môn GDTC thì số còn lại không chú trọng môn học này. Sinh viên coi các giờ học GDTC như một giờ học “thủ tục” dẫn đến tình trạng giờ học đối với họ rất nhàm chán, họ chỉ tập thể dục một cách đối phó, nhiều sinh viên thờ ơ, coi nhẹ môn học, ghét học, thậm chí nhiều sinh viên “sợ” môn học này dẫn đến sợ cả giáo viên dạy môn GDTC. - Một số sinh viên yêu thích vận động, có năng khiếu TDTT, có hứng thú luyện tập, thường chơi thể thao vào thời gian rỗi, tuy nhiên trong giờ học chính khóa họ lại không hứng thú với bài học, và thường không cố gắng luyện tập. - Nhiều sinh viên cố gắng cho tập theo yêu cầu của giáo viên trong khoảng thời gian học bắt buộc, sang thời gian luyện tập tự chọn thì phần nhiều sinh viên thường túm tụm ngồi nói chuyện, hoặc làm việc tự do… - Một số sinh viên thường tìm cách đưa ra lý do về sức khỏe để xin giáo viên được nghỉ tại chỗ, trốn tránh việc luyện tập, nhất là sinh viên nữ. Chính vì những điều trên mà sinh viên mong muốn được lựa chọn môn thể thao mà mình phù hợp để luyện tập. Như những bạn thích thể thao âm nhạc hay sinh viên ngành giáo dục mầm non, âm nhạc sẽ rất phù hợp để học aerobic, zumba, dancesport, yoga…đặc biệt những bạn thấp bé sẽ không bắt buộc phải học bóng chuyền, nhảy
  3. Kỷ yếu hội thảo khoa học 373 cao, những bạn có vấn đề về chân sẽ không phải học những môn vận động nhanh mạnh, di chuyển nhiều… Hiểu được lý do sinh viên sợ học môn GDTC thì nhà trường mới có cách để khắc phục tình trạng dạy và học môn giáo dục thể chất - một môn học quan trọng có tác dụng phát triển cả về sức mạnh thể chất lẫn sức mạnh tinh thần, góp phần to lớn cho việc học văn hóa trên lớp có hiệu quả cao. 1.3. Một số hạn chế của việc dạy học GDTC từ trước đến nay - Sinh viên không được quyền lựa chọn môn thể dục mà mình yêu thích, mình có sở trường, có nhu cầu. Số ít trường trong cả nước chương trình dạy GDTC tuy cho phép sinh viên được chọn môn học theo nhu cầu nhưng nhà trường cũng chỉ xoay quanh một số môn như bóng chuyền, chạy, cầu lông, bóng rổ… - Việc học vẫn phải tuân theo chương trình khung, theo giờ dạy của giáo viên với nội dung, hình thức truyền thống, lặp đi lặp lại gây nên nhằm chán, mệt mỏi cho sinh viên. - Việc áp đặt tất cả sinh viên của lớp, của trường phải học chung một chương trình, một môn thể dục mà không tính đến thể chất, năng khiếu, nhu cầu của người học làm giảm hiệu quả luyện tập, đôi khi chỉ còn là hình thức đối phó. - Nhiều trường chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất, sân bãi…điều kiện cần và đủ để tạo thuận lợi cho việc học thể dục. - Nhiều sinh viên có thể lực yếu, không có tinh thần thể thao, không chịu được sự luyện tập vất vả, chỉ coi trọng các môn chuyên ngành và chưa ý thức được lợi ích mà thể dục thể thao mang lại. - Các sinh viên khóa sau thường được nghe các sinh viên khóa trước kể lại về những khó khăn khi học GDTC gây nên tâm lý hoang mang lo sợ trước và trong khi tham gia học GDTC. - Còn có một số ít giáo viên dạy GDTC còn có tư tưởng và hành động đe nẹt, phạt nặng khi sinh viên không hoàn thành được các bài tập luyện theo chương trình. 2. Thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường - mô hình học GDTC tự chọn phù hợp nhu cầu của người học 2.1. Ý nghĩa của mô hình học GDTC tự chọn - Người học được tự do lựa chọn học và tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích, từ đó kích thích tạo hứng thú, động lực cho bản thân họ tham gia luyện tập. - Việc học và tập luyện tự chọn theo nhu cầu sẽ khắc phục được việc học cứng nhắc như hiện nay. Hiện nay tất cả sinh viên trong lớp, trong trường đều học chung như nhau, trong khi đó thể lực, chiều cao, năng khiếu, nhu cầu là khác nhau dẫn dến kết quả GDTC chưa thật sự cao. Nếu được lựa chọn sẽ tạo cơ hội cho người học một là phát huy khả năng của mình, hai là phục vụ cho nghề nghiệp sau khi ra trường, ba là cơ hội lựa chọn vận động viên có năng khiếu để tạo nguồn cho các giải đấu lớn. 2.2. Thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường - mô hình học GDTC tự chọn thay cho chương trình GDTC bắt buộc Tham gia câu lạc bộ thể thao là một mô hình học GDTC tự chọn thay cho chương
  4. 374 Kỷ yếu hội thảo khoa học trình GDTC bắt buộc. Sinh viên có thể tham gia nhiều câu lạc bộ tùy nhu cầu nhưng bắt buộc phải tham gia ít nhất 1 câu lạc bộ. Một số câu lạc bộ (CLB) sau đây có thể hoạt động trong trường tùy thuộc điều kiện thực tế của từng trường như: CLB cầu lông, CLB bóng rổ, CLB bóng chuyền, CLB gym, CLB bóng đá, CLB điền kinh, CLB Aerobic, CLB Yoga, CLB Dancesport… Cách thức hoạt động: sau khi nhà trường thành lập các câu lạc bộ, giáo viên GDTC có năng khiếu chuyên môn thuộc lĩnh vực câu lạc bộ nào sẽ được giao phụ trách câu lạc bộ đó. Giáo viên phụ trách sẽ thông báo rộng rãi với sinh viên trong toàn trường về việc đăng ký làm thành viên của câu lạc bộ đó. Ban đầu trường sẽ tổ chức tập huấn quản lý và tập huấn chuyên môn, kỹ thuật cho cả giáo viên và ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng của câu lạc bộ. Sau khi câu lạc bộ đi vào ổn định thì hàng năm đến kỳ sinh viên nhập học, các câu lạc bộ sẽ tổ chức tập luyện, thi đấu tích cực nhằm quảng bá hoạt động của mình để tiếp thị lôi cuốn những sinh viên năm 1 có nhu cầu, có năng khiếu đăng ký trở thành thành viên. Để có hiệu quả trong hoạt động dạy học GDTC theo mô hình câu lạc bộ thì sẽ không học ghép chung cùng buổi theo tiết với các giờ học văn hóa như hiện nay đang thực hiện, mà sẽ dạy học GDTC theo hình thức sau đây: - Trong giờ chính khóa: Mỗi tuần học và luyện tập theo buổi riêng theo thời khóa biểu nhà trường sắp xếp. Như vậy lúc này giáo viên sẽ là người hướng dẫn trực tiếp. Các môn như điền kinh sẽ được được kết hợp dạy bằng cách đưa vào phần khởi động đầu buổi và phần thư giãn điều hòa cơ thể sau khi tập xong. - Ngoài giờ chính khóa: Các câu lạc bộ phải luyện tập theo lịch hoạt động của câu lạc bộ mình. Định kỳ các câu lạc bộ phải tổ chức biểu diễn hoặc thi đấu. Điều kiện để thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường - mô hình học GDTC tự chọn thay cho chương trình GDTC bắt buộc: 1. Nhà trường ban hành quyết định thành lập các câu lạc bộ TDTT và quyết định sử dụng kết quả luyện tập của thành viên câu lạc bộ TDTT làm kết quả học môn GDTC. 2. Nhà trường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, bố trí văn phòng, khu vực hoạt động cho từng câu lạc bộ. 3. Bắt buộc sinh viên phải tự nguyện đăng ký làm thành viên của ít nhất là 1 câu lạc bộ TDTT nào đó do họ lựa chọn. 4. Câu lạc bộ phải có ban chủ nhiệm (trong đó giáo viên là trưởng ban), đội trưởng, nhóm trưởng và xây dựng nội quy hoạt động. 5. Năm đầu tiên thành lập, phải tập huấn quản lý và tập huấn chuyên môn, kỹ thuật cho cả giáo viên và ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng. Những năm sau giáo viên và ban chủ nhiệm sẽ tập huấn cho các thế hệ kế tiếp. 6. Ban chủ nhiệm sẽ lên lịch tập luyện, hướng dẫn kỹ thuật, lên lịch hoạt động định kỳ, lịch thi đấu hoặc biểu diễn cho câu lạc bộ. 7. Mọi thành viên sẽ tự giác luyện tập theo lịch và theo nhu cầu trên tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động của câu lạc
  5. Kỷ yếu hội thảo khoa học 375 bộ và của nhà trường. Các thành viên câu lạc bộ sẽ luyện tập cùng nhau, hướng dẫn kỹ thuật cho nhau dưới sự quản lý chỉ đạo của giáo viên GDTC và của ban chủ nhiệm câu lạc bộ. 8. Để duy trì và phát triển hoạt động câu lạc bộ thì việc giữ vững và phát triển thêm số lượng thành viên là điều không thể thiếu và cần chú trọng. 9. Hoàn thiện công tác tổ chức, tăng cường huấn luyện và đào tạo các hội viên mang tính đào tạo nguồn bổ sung để kịp thời điều hành, tổ chức, duy trì hoạt động câu lạc bộ khi có sự thay đổi về nhân sự ban chủ nhiệm. 10. Khuyến khích tinh thần tự nguyện, thúc đẩy hoạt động xã hội hóa trong các câu lạc bộ để hoạt động có hiệu quả thiết thực. 11. Ban chủ nhiệm sẽ định kỳ đánh giá kết quả của từng thành viên dựa vào kết quả quan sát luyện tập và thi đấu, kết quả báo cáo của đội trưởng, nhóm trưởng. 12. Nhà trường sử dụng kết quả luyện tập của sinh viên thuộc câu lạc bộ làm kết quả đánh giá môn GDTC của sinh viên. III. Kết luận Thể dục thể thao góp phần tạo nên một thế hệ trẻ khỏe mạnh cho đất nước. GDTC là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục xuyên suốt từ phổ thông cho đến đại học. Tuy nhiên hình thức dạy GDTC từ xưa đến nay mang nặng tính áp đặt do vậy chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người học. Chính vì vậy thay đổi cách dạy và học môn GDTC theo hướng thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường học là phù hợp với nhu cầu người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung. Tài liệu tham khảo 1. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục thể chất (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐTngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 2. Thông tư 12/2018/TT-BLĐTBXH Chương trình môn Giáo dục thể chất trong trường trung cấp, cao đẳng 3. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 4. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 32/01/2015 của Chính phủ Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 5. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Vũ Đức Thu (1998), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT 7. Lê Văn Xem (2010), Tâm lý học thể dục thể thao, NXB ĐHSP
nguon tai.lieu . vn