Xem mẫu

  1. Tận dụng đèn cóc của máy DSLR Nếu khéo tận dụng, đèn có gắn kèm DSLR cũng có thể góp phần tạo nên những bức ảnh đẹp. Trừ những máy rất chuyên nghiệp, hầu hết DSLR thông dụng đều đi kèm đèn cóc flash. Thông thường, mọi người thường bỏ qua vì cho là nó quá yếu, không chỉnh hướng được và chuyển sang dùng đèn ngoài. Tuy nhiên, nếu hiểu được những hạn chế cũng như lợi thế của nó, người chụp vẫn có thể có được những bức ảnh đạt hiệu quả cao. Bồi đèn. Khi chụp ảnh ngoài trời, nhất là những ảnh hơi ngược sáng hoặc ánh sáng chéo quá, thường mặt sẽ bị lấp bóng quá nhiều. Chính trong điều kiện n ày, người chụp chỉ cần bật đèn cóc và bồi đèn cưỡng bức, phần lấp bóng sẽ được cải thiện rõ rệt. Hoặc khi chụp trong phòng, với ánh sáng đèn gần đủ, điều chỉnh chút ít cường độ đèn sẽ giúp ánh sáng trùm đối tượng được cân bằng hơn, không bị bẹt như khi chỉ dùng đèn flash "phả" thẳng vào mặt đối tượng. Chụp ảnh chuyển động. Đèn cóc cũng rất hữu dụng trong những pha chụp chuyển động. Bằng cách sử dụng tốc độ chụp chậm, lia máy theo đối tượng đang chuyển động, bật đèn cưỡng bức, bạn có thể bắt dính đ ược đối tượng đang chuyển động trong khi hậu cảnh vẫn có hiệu ứng mờ do lia máy. Tuy nhiên, lưu ý là nên chụp ở khoảng cách gần đối tượng bởi cường độ đèn cóc trên DSLR thường yếu, chỉ đủ soi gần chứ không với được quá xa. Chỉnh tay khi chụp macro.
  2. Người chụp cũng có thể sử dụng đèn cóc trong khi chụp macro. Lưu ý là mặc định, việc phả đèn trực tiếp lên đối tượng sẽ khiến ảnh bị lóa và bẹp, đồng thời có thể khiến đối tượng bị thay đổi màu sắc. Đây là lúc phải bỏ qua phần bật đèn tự động, cần chỉnh tay lại cường độ đèn (bù đèn) bằng cách giảm gần hết công suất trong menu phần mềm máy sao cho chỉ vừa đủ làm nổi bật đối tượng khỏi phông nền. Không nên dùng đèn cóc khi nào. Đừng cố dùng đèn cóc khi phải chụp ảnh tập thể, nhất là ảnh mà người chụp phải đứng từ xa. Chụp ảnh chân dung đêm cũng vậy, dù chỉ có một người ở khoảng cách gần nhưng nếu không kết hợp với các kỹ thuật chụp đêm hay chụp chậm bằng chân máy, ánh đèn cóc dù chỉnh cỡ nào cũng sẽ chỉ làm nổi bật được phần bẹt của đối tượng mà không tạo được chiều sâu cho ảnh. Không phải tất cả ảnh RAW đều có chung định dạng file mở rộng. Máy ảnh của Canon thường xuất file .CRW hoặc .CR2, trong khi máy của Nikon xuất file .NEF. Người chụp sẽ cần các phần mềm khác nhau để mở các định dạng n ày. Chúng thường được cung cấp trong đĩa CD đi kèm khi mua máy. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hình ảnh đã và đang thúc đẩy các hãng sản xuất máy ảnh chuẩn hóa lại định dạng file RAW của mình. Định dạng .DNG (digital negative, có thể hiểu là "âm bản số") của Adobe đi đầu trong việc này, nhưng đến nay hầu hết các hãng đều chưa chấp nhận. Người chụp nên đặt trên menu tùy chọn nhanh một yêu cầu cho phép chuyển đổi giữa ghi định dạng RAW hay JPEG. Một số dòng máy cũng cho phép ghi đồng thời RAW và JPEG, tuy nhiên sẽ tốn bộ nhớ hơn, vì vậy hãy dùng thiết bị lưu trữ dung lượng lớn khi muốn chụp đồng thời RAW và JPEG.
  3. Một số máy ảnh có khả năng ghi định dạng sRAW có dung lượng nhỏ hơn định dạng RAW chuẩn. Định dạng này hữu dụng khi người chụp chỉ mang thẻ nhớ dung lượng nhỏ, nhưng chú ý là độ phân giải ảnh thấp hơn nên không thể xuất ảnh in cỡ lớn được.
nguon tai.lieu . vn