Xem mẫu

  1. Tầm nhìn của lãnh đạo Nói đến lãnh đạo là nói đến tầm nhìn, vì lãnh đạo là dẫn đường, mà dẫn đường thì phải dẫn đến một nơi nào đó. Tầm nhìn là vision. Nhưng tại sao người ta nói tầm nhìn, mà lại không nói đích điểm, hay điểm đến (destination)? Tầm nhìn là cái nhìn, sự nhìn, hướng nhìn, là một hành động của một người. Điểm đến là một điểm ở đâu đó; nó chỉ đến một thực thể hiên diện ngoài kia. Khi nói đến tầm nhìn là nói đến cái gì đó bên trong con người, khi nói đến điểm đến ta nói đến một điểm ở ngoài. Lãnh đạo dẫn người ta đi với tầm nhìn chứ không dẫn đến điểm đến, nghĩa là sao? Nghĩa là dù lãnh đạo có điểm đến, điểm đến đó: 1. Đã sinh nở trước ở trong tư tưởng của lãnh đạo và từ đó nó đi ra ngoài để từ từ biến thành một thực thể, môt điểm đến bên ngoài thế giới, chứ trước đó nó không có thực. Ví dụ: Trong các cuộc chiến đấu tranh giành
  2. độc lập của các quốc gia nhược tiểu của thế kỹ 20, như tại Ấn Độ với Gandhi và Việt Nam với Hồ Chí Minh, điểm đến cùa các lãnh đạo này là môt quốc gia độc lập tự do cho nhân dân. Nhưng cái độc lập tự do đó, với một hình thái xã hội chính trị nào đó, không phải là một nơi đã có thật, ngay cả không phải là một kinh nghiêm đã có thật đối với nhân dân. Nó chỉ là tầm nhìn của lãnh đạo, phóng hình ảnh từ tâm của mình ra ngoài, cho nhân dân có thể mường tượng, rồi cùng nhân dân bắt đầu cuộc hành trình tìm bắt và xây dựng nó. 2. Không cố định: Các cuộc đấu tranh giành độc lập không thể nói được thời gian cố định là bao lâu mới thành. Cũng không nói được là độc lập thế nào vào lúc nào, vì hết nô lệ chỉ là bước đầu của độc lập. Có thể hết nô lệ rồi lại phải nai lưng ra làm công vài thế hệ nữa. Người lãnh đạo có tầm nhìn về một độc lập hoàn toàn, trong đó nhân dân ông ta ít ra cũng ngang hàng với nhân dân các đại cường, nhưng tầm nhìn đó chưa chắc là đích điểm mà ông ta có thể đến được khi còn sống. Và ngay chính ông ra có lẽ là cũng không thể mường tượng được các chi tiết cụ thể sẽ ra thế nào, nhất là trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như chúng ta hiện nay. Hầu như một dự án cho một ý tưởng mới lạ nào cũng thế–không thể xác định chắc chắn thời gian và con đường phải như thế nào, dù là người ta luôn luôn cố gắng có một chương trình với những bước đi và thời khóa
  3. biểu cụ thể. Con đường đi và thời khóa biểu này, trong thực tế, thay đổi không ngừng. 3. Là một cái gì sống động: Tầm nhìn về độc lập của một quốc gia có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện môi trường. Ví dụ, lúc đầu tầm nhìn về độc lập có thể là diệt hết kẻ thù, nhưng sau đó tầm nhìn có thể thay đổi để độc lập có thể là bắt tay với kẻ thù cùng kiến thiết đất nước và thỏa thuận để “kẻ thù” rút đi quyền hành chính trị từ từ và thành đối tác cùng hoạt động kinh tế. Đây chỉ là điểm tiếp theo của đoạn 2 bên trên. Tầm nhìn và kế hoạch là những sinh vật sống động. Chúng trưởng thành và thay đổi từng ngày. Cứ mỗi bước đi là một kiến thức mới và khám phá mới. Những cái mới này đòi hỏi lãnh đạo thường xuyên điều chỉnh con đường và, đôi khi ngay cả, tầm nhìn.
  4. 4. Là một đích điểm luôn luôn di chuyển về phía trước: Tầm nhìn thật sự không bao giờ có thể được thỏa mãn hoàn toàn, vì nó là lý tưởng. Độc lập tự do hạnh phúc là một tầm nhìn. Ta có thể đạt rất nhiều thành quả khi tiến bước theo tầm nhìn đó, nhưng không bao giờ đến đích điểm tối hậu, vì không có đích điểm tối hậu. “Đạt được” đích điểm tối hậu chỉ có một nghĩa là ngừng lại, và là sự chết. Toàn hảo không bao giờ có đích điểm cuối cùng. * Mặc dù tầm nhìn thực ra là tư tưởng, nhưng nó phải được cụ thể hóa đến mức như là sờ mó được, thì mới đủ sức thuyết phục. Trong bài Thành tố của tuyệt vời, tầm nhìn được nhắc đến: “TẦM NHÌN, Bạn có thể thấy, sờ, và nếm được giấc mơ của bạn?” Tức là giấc mơ của mình về độc lâp, chẳng hạn, phải cụ thể đến mức mình có thể thấy nó, sờ nó, và nếm được nó. Độc lập, ấm no, hanh phúc không đủ cụ thể để thành tầm nhìn của lãnh đạo. “Tôi muốn đất nước tôi không còn bóng một người Pháp nào. Tôi muốn không một người dân nào của tôi phải khóm nóm trước bất kỳ một người ngoại quốc nào. Tôi muốn không có người ngoại quốc nào có thể ra lệnh cho bất kỳ quan chức nào hay thường dân nào của nước tôi làm bất kỳ điều gì. Tôi muốn bất kỳ người ngoại quốc nào cũng đối xử với bất kỳ người dân nào của nước tôi với thái độ lễ độ như khi họ giao tiếp với người dân nước họ. Tôi muốn tất cả luật pháp nước tôi là do chúng
  5. tôi làm ra và hành xử. Tôi muốn tòa án nước tôi là do chúng tôi làm chủ. Tôi muốn bất kỳ người nước ngoài nào phạm luật nước tôi đều phải được xử phạt bởi tòa án và thẩm phán của chúng tôi.” Tất cả những chi tiết này về giấc mơ độc lập của bạn có thể vẽ ra được thành hình ảnh. Đó là một giấc mơ có thể thấy được, sờ được và nếm được. Còn hai từ “Độc Lập” thì trừu tượng và mơ hồ quá, không ai có thể vẽ nó ra được. Các chính khách chỉ láp nháp “dân giàu nước mạnh” mà không đủ sức nói chi tiết của dân giàu nước mạnh thế nào cho một họa sĩ vẽ lại, thì đó thực ra chỉ là láp nháp, chứ không có tầm nhìn. Đam mê “làm business” mà không mô tả được cho một họa sĩ vẽ lại business của mình như thế nào, thì đó là mơ tưởng hão huyền chứ không là tầm nhìn.
  6. Tầm nhìn phải rất cụ thể mới có thể thành điểm đến tối hậu trong tâm trí. Từ đó, chúng ta có thể định được con đường từ lúc này đến điểm tối hậu đó. Con đường đó là chiến lược. Và các trạm đến dọc theo con đường đó là các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. Và động lực để đoàn lữ hành đi trọn con đường đó là lửa của giấc mơ, lửa từ trong trái tim và tầm nhìn của lãnh đạo, đi ra thắp sáng mọi ngọn lửa khác trong mọi trái tim của đoàn lữ hành bất tận.
nguon tai.lieu . vn