Xem mẫu

  1. Tại sao người lớn tuổi hay ngã? MỘT SỐ THỬ NGHIỆM KHÁC CHUYÊN SÂU HƠN Bác sĩ có thể đề xuất những thí nghiệm khác phức tạp hơn để định vị nguyên nhân mất thăng bằng của bạn. Những thử nghiệm này không phải lúc nào cũng khẳng định được chẩn đoán, nhưng kết quả của nó lại là nền tảng cho những lần tham khảo sau này. Nếu triệu chứng vẫn còn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm lại những thí nghiệm này. Đo điện động mắt: Để đánh giá chức năng thăng bằng của tai trong. Kiểu của động mắt cho phép đánh giá căn nguyên của động mắt. Bằng cách bơm nước lạnh và sau đó là nước ấm vào ống tai, thì chức năng thăng bằng của từng tai có thể được đánh giá một cách riêng rẽ. Điện động mắt xác định xem liệu hoa mắt hoặc chóng mặt được gây ra bởi bơm nước nóng lạnh trong ống tai có giống như là triệu chứng của bạn đã có trước đây không.
  2. Đo điện thế thân não: Test này cho phép đo tốc độ dẫn truyền xung động điện đi qua dây thần kinh thính giác từ tai trong cho đến não. Nếu tốc độ này bị chậm thì có thể là do u dây thần kinh thính giác. Chụp X quang và phim CT (cắt lớp): Nghiên cứu các phim điện quang ở nhiều tư thế khác nhau của xương tai là cần thiết. Phim CT cắt lớp thường được dùng để loại trừ u dây thần kinh thính giác. Khám thần kinh: Chuyên gia về thần kinh sẽ giúp cho việc loại trừ những rối loạn ở hệ thần kinh trung ương, mà những rối loạn này có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt cho bạn. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA HOA MẰT VÀ CHÓNG MẶT Kết quả của những khám nghiệm có thể hoặc không thể phát hiện ra vấn đề gì đặc biệt. Trong thực tế, một số “Test” có thể phải làm lại sau này. Tuy nhiên, thậm chí những Test này chưa cho phép bác sĩ đưa ra một chẩn đoán, nhưng lại giúp bác sĩ loại trừ rất nhiều bệnh khác cho bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra hoa mắt và chóng mặt. 1. “Hoa mắt” (Rối loạn trung ương)
  3. a. Xơ vữa động mạch: Là một nguyên nhân thường gặp đó là do mạch máu bị “hẹp” lại, chủ yếu là những mạch máu cung cấp oxy cho tai trong và não. b. Viêm thoái hóa khớp đốt sống cổ: Có thể gây ra hoa mắt đó là do hẹp các khoang giữa các đốt sống cổ làm hạn chế lượng máu đưa oxy lên não và tai trong. 2. Chóng mặt: (do tai trong, ngoại biên) a. Viêm mê nhĩ: Thường là do nhiễm virus, thường không có ù tai và nghe kém, viêm mê nhĩ cũng hay gặp do viêm tai giữa mãn tính, loại này có nghe kém. b. Tắc vòi nhĩ: Thường đi sau đợt cúm hoặc dị ứng, thỉnh thoảng có nghe kém và ù tai đi kèm. c. Bệnh Meniere: Làm ảnh hưởng đến chức năng thăng bằng và chức năng nghe. Gây ra triệu chứng đầy tai, nghe kém, ù tai và những đợt chóng mặt. d. Chóng mặt tư thế lành tính: Chỉ ảnh hưởng đến phần thăng bằng của tai trong mà thôi. 3. U dây thần kinh thính giác Triệu chứng và dấu hiệu của loại u lành tính và ít gặp này: Có thể bắt đầu bằng: hoa mắt hoặc chóng mặt, ù tai, nghe kém, chẩn đoán cần phải dựa vào đo điện thể thân não và chụp cắt lớp. Những nguyên nhân khác của hoa mắt và chóng mặt, đó là đái đường, thiếu máu, bệnh tim, một số rối loạn thần kinh khác và một số bệnh hiếm gặp khác mà chúng ta cần phải xem xét. Khi đó bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về kết quả của các thử nghiệm cũng như là chẩn đoán và kế hoạch điều trị. MỘT VÀI LỜI KHUYÊN
  4. Khi thay đổi tư thế một cách đột ngột, ở những người có tuổi, đôi khi thấy xuất hiện cảm giác hoa mắt, xây xẩm mặt mày. Đây là một số lời khuyên có thể giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu và an toàn hơn. Thay đổi tư thế một cách từ từ đặc biệt là từ tư thế nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng. Nhìn lên hoặc nhìn xuống, quay phải quay trái cũng từ từ. Đi xe máy hoặc leo trèo: Nếu bạn bị hoa mắt, chóng mặt thì không nên đi xe máy, cho đến khi bác sĩ điều trị cho phép. Cũng tương tự như vậy, tránh trèo lên thang, hoặc thao tác một việc gì đó ở trên cao, vì có thể bị nguy hiểm. Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc đã được biết là có tác dụng phụ gây hoa mắt, chóng mặt. Cần phải nói rõ với bác sĩ là bạn đang dùng thuốc gì. Kết luận: Hầu hết các trường hợp chóng mặt, hoa mắt là không nguy hiểm, đáp ứng tốt với điều trị, nói chung sẽ cải thiện dần theo thời gian. Phẫu thuật hiếm khi cần thiết, nhưng có thể phải sử dụng trong một số trường hợp. Hãy đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc làm lại các Test thử nghiệm là quan trọng, nếu triệu chứng của bạn vẫn còn hoặc thay đổi theo chiều hướng xấu, hãy báo cho bác sĩ. Các triệu chứng đó là đau đầu, thay đổi thị lực, nói lắp, giảm cảm giác và vận động, hoặc hay nhầm lẫn (thiếu tỉnh táo)
nguon tai.lieu . vn