Xem mẫu

  1. Sức mạnh của lời khen ngợi
  2. Hãy bắt đầu bằng lời khen” – Câu nói nổi tiếng của ông vua thép Dale Carnegie trong cuốn best seller đã được 15 triệu độc giả khắc cốt ghi tâm. Đó là một bí quyết vô cùng đơn giản trong giao tiếp nhưng đem lại hiệu quả cao. Bởi lời khen là đường dẫn thu hút những gì bạn muốn từ người khác. Lời khen được sử dụng rộng rãi khắp nơi và được chứng minh là một trong những cách hiệu quả nhất để nhận được những gì người ta muốn. Bạn có biết, trẻ con luôn biết cách đạt được những gì chúng muốn? Chúng thường có những câu thỏ thẻ kiểu như: “Mẹ ơi, con yêu mẹ. Mẹ là người mẹ tốt nhất trên đời. Con biết là mẹ sẽ mua cho con bạn búp bê xinh xắn đó mà”. Vâng, đối với trẻ em thì những điều chúng muốn thật đơn giản khiến cho các bậc cha mẹ, ông bà có thể chiều chúng được. Nhưng trong xã hội ngày nay thì khác, không phải lời khen
  3. và nụ cười có tính xu nịnh nào cũng có sức mạnh thuyết phục người khác và đem đến cho bạn những điều bạn muốn. Vậy bạn phải “biết khen”. Khi bạn thốt ra một câu khen ngợi ai đó, bạn mỉm cười và chờ đợi cảm xúc ấm áp từ lời khen tặng nhấn chìm người nhận. Có lẽ bạn sẽ phải đợi hơi lâu! Bởi nếu bạn chưa biết khen, sẽ khiến cho người nhận nghi ngờ rằng lời khen của bạn mang tính vụ lợi và nếu lời khen của bạn không chân thành và khéo thì sẽ khó có cơ hội được người khác tin cậy. Tệ hơn nữa, có thể lời khen không hay sẽ làm thui chột đi mối quan hệ mới được nảy sinh. Mặt khác, nếu một lời khen chân thành và có ý nghĩa sẽ khiến người được khen tin tưởng, theo đó mối quan hệ sẽ phát triển nhanh chóng. Bạn có thể bán được một món hàng, có thể có thêm một người bạn mới, thậm chí có thể lấy được một người tâm đầu ý hợp cùng chung sống đến đầu bạc răng long. Như vậy, có sự khác nhau giữa khen ngợi và tâng bốc. Một lời khen có giá trị được tạo nên bởi các nhân tố, đó là: sự chân thành, đúng thời điểm, đúng động cơ và cách dùng từ để khen. Ngoài ra, chúng còn bao gồm sự nhận thức, vị trí công việc, kinh nghiệm khen ngợi và sự đánh giá khả năng am hiểu của bạn từ phía người nhận. Dĩ nhiên, nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ quan hệ và thời gian quen nhau lâu mau giữa hai người. Dù là bạn khen ai đó trực tiếp hay qua điện thoại, email,
  4. thư tay hay thậm chí trước ảnh của họ thì lời khen ngợi cũng đòi hỏi phải thật tinh tế. Khen ngợi quả là phức tạp nhưng đó cũng là một nghệ thuật trong giao tiếp mà chúng ta cần và nên học. Một số kỹ năng sau đây sẽ giúp bạn “biết khen” trong giao tiếp ứng xử 1. Sử dụng lời khen không rủi ro Khi bạn khen ngợi ai đó, điều rủi ro nhất là người nhận nghi ngờ rằng bạn đang xun xoe tâng bốc để đạt được mục đích nào đó. Thật là một điều đáng buồn đối với lời khen. Nhưng bạn đừng lo, con người thường có khuynh hướng tin tưởng người nói những điều tốt đẹp về chúng ta khi chúng ta không nghe thấy hơn là người cứ hết lời khen ngợi trước mặt chúng ta. Và lời khen không rủi ro đơn giản là khen sau lưng người được khen, chúng ta chỉ cần chuyển lời khen của mình qua một người trung gian và khi nó đến được tai người nhận thì thật là thú vị. Thay vì nói trực tiếp với người chúng ta muốn khen, bạn hãy nói lời khen đó với người thân thiết của họ. Cách này giúp bạn tránh được rủi ro bị nghi ngờ là một kẻ xu nịnh, hay tâng bốc. Bởi nghe một lời khen trực tiếp không hứng thú bằng nghe một lời khen được nói lại.
  5. 2. Lời khen do “buột miệng nói ra” Một trong những cách để đề cao cái tôi của người khác đó là đừng đưa ra một lời khen rõ ràng. Bạn chỉ cần nói bóng gió điều gì đó tốt đẹp về người đối thoại. Ví dụ bạn có thể ngầm khen với những câu kiểu như: “Chào em, em thế nào? … Hiển nhiên là em đẹp từ lâu rồi”, “Em có phải là người mẫu không?”… Nhưng bạn hãy cẩn thận, đừng có buột miệng thốt ra những lời nói mang ý xấu vô tình kiểu như: “Đối với một cô gái tròn trịa thì em nhảy thật là giỏi!” 3. Lời khen kín đáo Hãy thử áp dụng lời khen kín đáo và bạn sẽ thấy được nụ cười nở trên khuôn mặt của người nhận. Hãy thử nói với đồng nghiệp rằng: “Do anh am hiểu luật pháp nên anh mới phát hiện sai xót trong hợp đồng này, chứ ngu ngốc như tôi thì chỉ biết đặt bút ký”. Bạn có thể nói với vợ hoặc bạn gái rằng “Ai mà khéo như em thì mới có thể làm được món này chứ như mấy cô bạn của anh thì chỉ có đi ăn hàng”. Đây là kiểu khen ngợi tế nhị mà khiến người được khen có được niềm vui bất ngờ từ phía bạn. 4. Ấn tượng của “lời khen chết người” Khi bạn nói chuyện với một người lạ mà bạn muốn kết giao, hãy tìm hiểu một nét hấp dẫn, điểm đặc biệt mà người đó có. Cuối cuộc trò chuyện, hãy nhìn thẳng vào
  6. mắt họ và nói với họ “Lời khen chết người”. Lời khen chết người đại loại như là “Cô có đôi mắt thật là sắc”, “Ở anh toát ra một vẻ chân thật” , “Bạn có một nụ cười rất dễ thương”,… Lời khen chết người sẽ chiếm được cảm tình của mọi người. Tuy nhiên, nó phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn thận trọng sử dụng nó với người bạn mới quen. 5. Lời khích lệ nho nhỏ Nếu như lời khen chết người dành cho người lạ thì những lời khích lệ nho nhỏ bạn để dành tặng những người thân yêu. Đó là những lời khen nhỏ trong cuộc trò chuyện hàng ngày với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… “Làm việc tốt lắm”, “Hay lắm”, “Không tệ chút nào”, “Hoan hô”, “Được đấy”, “Các con dọn phòng sạch ghê”, “Em nấu ăn tuyệt nhất đó”,… Lời khích lệ nho nho thật sự là nhỏ, nhưng đối với phụ nữ, chúng có ý nghĩa rất lớn. 5. Lời khen ngợi đúng lúc Lời khen đúng lúc là bạn phải khen ngay lập tức. Nhanh như chớp, bạn hãy khen ngợi người ta ngay khi họ vừa hoàn thành một chiến công. Trong chớp mắt, giống như một phản xạ vô điều kiện, hãy nói “ Bạn thật tuyệt vời!” Đừng lo họ không tin bạn. Bởi khoảnh khắc thành công khiến cho họ có cảm giác bay bổng trước những lời khen ngợi.
  7. Với những kỹ năng nhỏ trên đây, hi vọng bạn sẽ áp dụng được nghệ thuật khen ngợi trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, làm giàu thêm cho cuộc sống của chính mình.
nguon tai.lieu . vn