Xem mẫu

  1. Sự lãnh đạo có đạo đức Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã được chứng kiến những sai lầm đạo đức của nhiều cá nhân xuất sắc bị phơi bày trên mặt báo. Người ta sẽ không dễ dàng quên đi những hệ lụy tồi tệ của việc gian lận tại các công ty như Dược Viễn Đông, Vinashin,...Và giám đốc điều hành của một số công ty nổi tiếng khác cũng đã bị buộc tội hối lộ và tham nhũng. Hãy làm điều đúng đắn. Hãy lường trước những gì bạn muốn làm. Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã được chứng kiến những sai lầm đạo đức của nhiều cá nhân xuất sắc bị phơi bày trên mặt báo. Người ta sẽ không dễ dàng quên đi những hệ lụy tồi tệ của việc gian lận tại các công ty như Dược Viễn Đông, Vinashin,...Và giám đốc điều hành của một số công ty nổi tiếng khác cũng đã bị buộc tội hối lộ và tham nhũng. Điều này càng cho thấy mức độ khó khăn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt khi xác định điều gì là đúng hay sai. Một số đã chọn sai và phải kết thúc tại tòa án hoặc trên bản tin thời sự. Tuy vậy, chúng ta lại càng ít khi được thấy những câu chuyện về rất nhiều các công ty đang hoạt động dưới sự điều hành của một nhà lãnh đạo có đạo đức. Khi các chuẩn mực có vẻ như đang rơi rớt dần dần trong một số tập đoàn, các nhà lãnh đạo khác lại tự "nâng tầm" và đồng thời khích lệ các nhân viên của mình làm điều tương tự. Những nhà lãnh đạo ấy luôn làm điều đúng
  2. đắn, tại thời điểm thích hợp, vì một lý do chính đáng. Họ đặt đạo đức của mình trước cái điểm mấu chốt của kinh doanh (lợi nhuận), và lẽ tất nhiên, họ xây dựng được cho mình đội ngũ nhân viên tận tâm, luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho họ. Vậy họ làm điều đó như thế nào? Và làm sao để bạn cũng làm được như thế? Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách xác định những chuẩn mực đạo đức của riêng bạn, và ban hãy bắt đầu đưa những chuẩn mực ấy vào thực tế ngay hôm nay. Xác định các giá trị trong tổ chức của bạn Để dẫn dắt đội của bạn với cá tính và sự vẹn toàn, bạn phải tự biến mình thành ví dụ cho họ. Hãy nhớ, bạn là lãnh đạo, cả đội sẽ nhìn theo bạn để học tập. Ban đầu, bạn cần biết giá trị của chính mình cũng như giá trị của tổ chức mình đang đứng đầu. Ví dụ, gã khổng lồ trong ngành công nghệ toàn cầu 3M luôn nổi tiếng với những giá trị riêng trong công ty ấy. Vì sao ư? Bởi cả đội ngũ con người ở đó, từ các nhà điều hành đứng đầu tới nhân viên phòng thư tín, đều sống và hít thở trong các nguyên tắc của sự trung thực và tính toàn vẹn mỗi ngày. 3M luôn truyền đạt rõ ràng rằng họ muốn nhân viên của mình phải làm những việc như giữ lời hứa, có trách nhiệm cá nhân và tôn trọng đồng nghiệp của mình. Mỗi lãnh đạo trong công ty đều biết điều này, nên họ cũng làm việc theo những nguyên tắc ấy. Và kết quả là tất cả những người khác luôn tuân theo họ. Hy vọng rằng công ty của bạn cũng có những quy định rõ ràng về việc nó muốn các thành viên trong đội phải hành động ra sao. Là một người lãnh đạo, bạn cũng sẽ chính là người phải hiểu các quy định và quy tắc ứng xử này, và
  3. là người đảm bảo sự thực thi của chúng. (Bài viết chuyên sâu "Tại sao lại có các Nguyên tắc" có thể giúp bạn việc này.) Giá trị cá nhân của bạn cũng rất quan trọng. Nếu những quy định bằng văn bản của công ty không nói rằng bạn phải công bằng với tất cả mọi người, nhưng giá trị này là quan trọng với bạn - vậy thì, tất nhiên, bạn sẽ phải thực hiện điều đó. Các nhà lãnh đạo tốt luôn tuân theo giá trị cá nhân của họ cũng như họ tuân theo các giá trị của tổ chức. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi này:  Những tiêu chuẩn về hành vi nào là thực sự quan trọng với công ty của tôi?  Những giá trị cụ thể nào khiến tôi ngưỡng mộ các nhà lãnh đạo nhất định? Tôi có xác định được những giá trị ấy hay không?  Liệu tôi sẽ vẫn sống theo những giá trị ấy, ngay cả khi họ đưa tôi vào thế bất lợi trong cạnh tranh? Tạo một giai điệu Bây giờ bạn đã biết những giá trị cốt lõi của công ty mình, bạn có thể bắt đầu thiết lập một "tông" chung và tạo ra một môi trường thích hợp cho đội của bạn và cả tổ chức. Một lần nữa, việc dẫn dắt bằng ví dụ là cách tốt nhất để thực hiện điều này.
  4. Chính hành động, những việc bạn làm chứ không phải những điều bạn nói, mới thể hiện được rõ nhất cho cả đội về những gì bạn quan tâm. Vậy nếu công ty của bạn đánh giá sự trung thực cao hơn tất cả các giá trị khác thì hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện được điều này bằng cách tỏ ra trung thực với tất cả mọi người xung quanh. Nếu công ty của bạn đề cao sự tự do ngôn luận, hãy chắc chắn rằng bạn cho phép đồng đội của mình được bày tỏ ý kiến một cách cởi mở nhất. Tiếp theo, hãy lập ra những hậu quả cho những thành viên không tuân thủ các giá trị của công ty. Nếu bạn cho phép ai đó đến muộn liên tục mà không phải đền bù gì cho những giờ phút bị mất đi, việc đó hẳn sẽ không tạo ra một ví dụ tốt cho những người còn lại trong đội. Song song với điều đó, bạn cũng cần những "hậu quả" tốt. Hãy dựng nên một hệ thống khen thưởng cho các thành viên thường xuyên tuân theo các giá trị của công ty. Kể chuyện là một cách tuyệt vời để củng cố và truyền dạt các giá trị này. Nếu bạn biết đến những tấm gương của những thành viên, hoặc thâm chí khách hàng, những người luôn hành động có đạo đức ngay cả trong những tình huống khó khăn, hãy kể những câu chuyện của họ. Việc này sẽ thể hiện cho nhân viên của bạn thấy rằng họ cũng có thể làm được điều đó. Để tìm hiểu thêm, hãy đọc bài viết của DOANHNHAN247 về nghệ thuật kể chuyện trong kinh doanh. Bằng việc làm cho nhóm của bạn quan tâm tới các hành xử có đạo đức, bạn sẽ truyền đạt được sự quan trọng của những giá trị này với chính bạn và tổ chức của bạn.
  5. Nhận biết những tình huống khó xử về đạo đức Đây là kịch bản: Bạn đang ở trong một cuộc họp với giám đốc điều hành hàng đầu khác, và bạn nhận ra rằng một trong những đồng nghiệp của mình đã thay đổi con số trong báo cáo của anh ta. Khi bạn lắng nghe, bạn nhận ra rằng anh ta đang phóng đại việc nhóm của anh ta đang làm một dự án lớn một cách ngon lành như thế nào. Thay vì nói rằng nhóm của mình sẽ kết thúc trong tám tuần như trước kia anh đã nói với bạn, anh ta lại hứa hẹn sẽ được thực hiện chỉ trong vòng năm tuần. Và thay vì nói rằng dự án sẽ giúp tăng thu nhập của công ty 4%, điều anh ta cũng nói với bạn trước đó, anh lại hứa hẹn một sự gia tăng đến 12%. Bạn sẽ làm gì? Anh ấy không chỉ là một đồng nghiệp rất thân mà còn là một người bạn với tư cách cá nhân nữa. Mặt khác, anh ấy lại phóng đại việc nhóm của anh ta đang làm tốt ra sao. Liệu bạn có ủng hộ anh ấy, hay bạn sẽ nói sự thật cho các giám đốc điều hành khác? Chúng ta thường phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn như thế này tại nơi làm việc. Tuy nhiên, hầu hết những tình huống khó xử về đạo đức này đều không rõ ràng, và chúng có thể được ẩn giấu theo những cách mà khó có thể phát hiện được. Vậy, làm thế nào để bạn nhận ra những tình huống khó xử? Xác định các tình huống "kích hoạt" - Một số hoàn cảnh nhất định có vẻ thường tạo các tình huống khó xử về đạo đức như mua bán, tuyển dụng, sa thải, thúc đẩy, và tính toán tiền thưởng.
  6. Cũng có thể có những tình huống bất ngờ khác. Bạn có thể phạm phải một sai lầm - bạn sẽ thừa nhận điều đó với sếp của bạn, hay cố gắng để che đậy nó? Hoặc bạn có thể phát hiện ra rằng một đồng nghiệp đang hành động thiếu đạo đức - liệu bạn sẽ bảo vệ người đó hay nói với ai đó? Bằng cách nhận biết những tình huống có thể xuất hiện, bạn có thể đưa ra các quyết định đúng đắn khi và nếu có điều gì thực sự xảy ra. Chuẩn bị trước - Hãy tưởng tượng mình trong những tình huống chúng tôi vừa đề cập đến. Bạn sẽ làm gì nếu bạn biết một trong những đồng nghiệp của bạn sắp bị sa thải, nhưng về mặt pháp luật, bạn không được phép nói với cô ấy? Đặt mình trong những tình huống tưởng tượng có thể giúp bạn làm việc dứt khoát với cảm xúc của bạn và quyết định những gì bạn sẽ làm gì nếu tình huống trở thành thực tế. Trong cuộc sống thực, bạn có thể chỉ có vài giây để đưa ra một quyết định. Tất nhiên, bạn sẽ không thể tưởng tượng mọi tình thế tiến thoái lưỡng nan trong đạo đức mà bạn có thể phải đối mặt, nhưng bài tập này sẽ giúp bạn nhận được để biết giá trị của bạn, và nó có thể giúp bạn chuẩn bị cho các quyết định bạn có thể sẽ phải thực hiện. Lắng nghe tiếng nói bên trong - lương tâm của bạn thường sẽ cho bạn biết nếu có cái gì đó không đúng, thậm chí điều này có thể chỉ là một cảm giác khó chịu với cái gì đó. Nếu bạn phải đối mặt với một tình hình làm cho bạn thấy khó chịu, hoặc đi ngược lại một trong những giá trị cốt lõi hay niềm tin của bạn thì hãy dừng lại và suy nghĩ rõ ràngmọi điều một cách hợp lý.
  7. Đánh giá lại quyết định của bạn trước khi hành động - Nếu bạn đang ở trong một tình huống khó khăn và bạn không biết phải làm gì, hãy đưa ra một quyết định. Nhưng trước khi bạn hành động theo quyết định đó, hãy tự hỏi bản thân sẽ cảm thấy ra sao nếu hành động đó xuất hiện trong các bản tin của công ty hay trên tin tức buổi tối cho mọi người xem. Liệu bạn có thể tự hào về những gì mìnhđã làm? Nếu không thì hãy xem xét lại quyết định của bạn. Khi bạn ngờ vực… Đôi lúc, bạn sẽ ra quyết định mà vẫn thắc mắc liệu mình đã làm điều đúng đắn hay chưa. Bạn có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng những tình huống này có thể dạy cho bạn cách tin tưởng vào bản thân và bản năng của mình. Nếu bạn trấn tĩnh những lo lắng và nhìn một cách có logic vào tình hình, bản năng của bạn thường sẽ đưa bạn đi đúng hướng. Yếu tố quyết định Sống, và lãnh đạo có đạo đức đòi hỏi ở bạn cả sự can đảm và niềm tin. Nó có nghĩa là làm điều đúng đắn, ngay cả khi điều đúng đắn ấy không phải lúc nào cũng phổ biến hay dễ dàng. Nhưng khi bạn lựa chọn dựa trên những giá trị cốt lõi của mình thì bạn có thể nói với cả thế giới rằng bạn không thể bị mua chuộc, và điều đó có nghĩa là bạn đã lãnh đạo bằng sự gương mẫu. Một khi bạn xác định được những giá trị cốt lõi của công ty mình cũng như của chính bạn, bạn có thể bắt đầu tạo một "tông" riêng cho cả nhóm và cả tổ chức của bạn. Các hành động luôn có trọng lượng hơn so với lời nói, vậy nên hãy đảm bảo rằng bạn luôn làm được những gì mà bạn muốn người khác làm.
nguon tai.lieu . vn