Xem mẫu

  1. Sự gặp gỡ của những tư duy - Lược sử hình thành quá trình ra quyết định P.3 The Meeting of Minds - Sự gặp gỡ của những tư duy Vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, Athens mang hình dáng nền dân chủ đầu tiên (dù còn nhiều hạn chết). Đến thế kỷ 17, Tín phái giáo hữu (Quakers) đã tự xây dựng riêng cho họ một quy trình ra quyết định với một cơ cấu hiệu quả, tính mở và sự tôn trọng lẫn nhau. Kể từ năm 1945, nước Mỹ có được nền hòa bình vĩnh viễn, điều này có được nhờ những con người tự do đồng ý ngồi lại làm việc với nha. Việc nhiều con người có thể ngồi lại, cùng đóng góp tư duy, chất xám và cùng bỏ qua lòng tự trọng cá nhân để cố gắng đưa ra một quyết định có thể chấp nhận được và công bằng với tất cả mọi người là một hình ảnh vô cùng đáng quý trọng. Trong suốt thế kỷ 19, những nhà triết học, xã hội học, nhân chủng học và cả những nhà sinh học (những người nghiên cứu tất cả từ khỉ đầu chó đến ong bò vẽ) đã chứng tỏ tinh thần sẵn sàng ngồi lại với nhau để tìm được hiệu quả từ công việc hợp tác theo nhóm. Tiếp đó, sự hình thành và được ghi nhận rộng rãi của khái niệm nhóm làm việc hiệu năng cao cũng khuyến khích việc thực hiện những công việc cần điều phối và tham gia hợp tác. Sự hình thành của nhóm làm việc này đi kèm với những kĩ thuật hợp tác trong công việc đã thực sự chứng minh việc cá nhân độc lập làm việc sẽ không còn duy trì được lâu nữa. Khoa học bắt đầu chuyển sang nghiên cứu về các nhóm. Những nghiên cứu này, bắt đầu từ khoảng năm 1890, đã nhanh chóng trở thành một mảng mới trong nghiên cứu triết học xã hội. Năm 1918, Mary Parker Follett đã tạo lên một tình huống đặc trưng về giá trị của xung đột khi đưa ra một giải
  2. pháp hội nhập trong nghiên cứu "Tổ chức Nhóm - Giải pháp cho Chính phủ" (The New State: Group Organization). Nghiên cứu này được coi là một bước đột phá mới trong việc tìm đặc tính của những nhóm hoạt đông rất năng động sau Chiến tranh Thế giới II. Những nhóm này có nguồn gốc khá kỳ quặc là từ những nhóm mà Chính phủ Mỹ thiết lập để đi khuyến khích việc tiêu dùng sản phẩm từ nội tạng động vật. Khi tham gia vào nghiên cứu này, nhà tâm lý học Kurt Lewin đã tìm ra rằng con người sẽ có nhiều khả năng thay đổi thói quen ăn của mình nếu họ mang vấn đề này ra trao đổi với mọi người nhiều hơn là nếu họ chỉ ngồi nghe nói về điều đó. Nghiên cứu cơ bản này của ông đã có tác động rất mạnh và là cơ sở để có thể kết luận hành vi của con người được xác định một phần bởi điều kiện xã hội và các thành viên trong nhóm dù có rất nhiền quan điểm khác nhau nhưng cũng sẽ hành động cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Trong những thập kỷ tiếp theo, chúng ta xây dựng rất nhanh hệ thống kiến thức về nhóm năng động và cách chăm sóc, xây dựng nhóm. Victor Vroom và Philip Yetton đã phân tích tình huống ở đó quyết định của cả nhóm có tính đúng đắn cao. R.Meredith Belbin cũng tham gia vào những nghiên cứu này bằng việc xác định những yếu tố giúp xây dựng được một nhóm hoạt động hiệu quả. Nghiên cứu của Howard Raiffa lại tiến hành giải thích cách thức nhóm khai thác những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài dưới dạng những yếu tố giúp điều hòa và hỗ trợ hoạt động. Còn Peter Druker cho rằng quyết định quan trọng nhất có thể không phải là quyết định cho nhóm đó đưa ra mà thường là do người quản trị quyết định nên sử dụng nhóm nào vào mỗi công việc cụ thể. Trong khi đó, cũng có nhiều nghiên cứu và cả sự kiện thực tế lại chứng minh việc ra quyết định theo nhóm chứa đựng nhiều điểm yếu nguy hiểm. Những quyết định không tốt của nhóm - đặc biệt là những quyết định của ban giám đốc, nhóm phát triển sản phẩm, đội ngũ quản lý - thường
  3. góp phần lớn và tình trạng thất bại của hành động, làm hoạt động kinh doanh lộn xộn và khiến người ta phải đặt lại câu hỏi với chính những giả định ban đầu. Đồng thuận là tốt, nhưng nếu đạt được đồng thuận quá dễ thì không chắc đã còn tốt, thậm chí có thể làm phát sinh nghi ngờ. Năm 1972, Irving Janis đã đặt ra khái niệm "tư duy nhóm" để mô tả một trạng thái suy nghĩ ở đó những người cùng đóng góp khi tham gia thực sự một nhóm có tính gắn kết cao, tại đây mỗi thành viên sẽ nỗ lực để thống nhất với nhau và bỏ qua các động lực cá nhân nhằm hiện thực hóa một kết quả chung." Trong hồi ký của một cựu trợ lý của Kenedy có tên là Arthur Schlesinger, ông đã tự dằn vặt mình vì đã phản đối lại trong suốt quá trình lập kế hoạch chiến lược "Bay of Pigs": "Tôi chỉ có thể giải thích thất bại của tôi khi không thể làm gì hơn ngoài việc đưa ra ngoài câu hỏi nhút nhát bằng cách báo cáo lại rằng việc thúc đẩy tiến hành công việc vô nghĩa này không phải là quyết định của một cuộc thảo luận công bằng." Có lẽ để có một quyết định chung của toàn nhóm thì cần có một nhóm thực sự năng động. Như Clarence Darrow đã nói "Suy nghĩ có nghĩa là làm cho chúng ta khác biệt."
nguon tai.lieu . vn