Xem mẫu

  1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TÍCH CỰC Bs. Đặng Thanh Hùng Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Trà Vinh Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 770 người là cán bộ y tế xã, cộng tác viên khóm/ấp và người dân độ tuổi từ 18-65. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định mức độ tiếp cận và nhu cầu của người dân đối với hoạt động truyền thông từ đó đúc kết xây dựng mô hình truyền thông phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 100% người được hỏi cho rằng hoạt động truyền thông là cần thiết. Hầu hết người dân chưa được tiếp cận với các hình thức truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình mà chủ yếu là tiếp cận qua kênh truyền thông gián tiếp (đài, ti vi, loa truyền thanh). Các thông tin về giáo dục sức khỏe được người dân nhận được chủ yếu qua cán bộ y tế (80%), phương tiện thông tin đại chúng (19,4%). Đội ngũ cộng tác chưa phát huy được vai trò nồng cốt của mình trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân. Các tài liệu truyền thông như áp phích, tranh gấp/tờ bướm, pano được 100% người dân tiếp cận trong khi đó các tài liệu khác (tranh lật, sách tranh) không được người dân biết đến. Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị cần nâng cao hơn nữa vai trò đội ngũ cộng tác viên, nâng cao hơn nữa sự tiếp cận của người đối với các hình thức, tài liệu phục vụ cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe. 1. Đặt vấn đề Hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả tốt, đa phần là làm truyền thông sau khi dịch bệnh đã bùng phát; kiến thức phòng bệnh của người dân chưa cao; người làm truyền thông chưa thật sự tâm huyết với nhiệm vụ của mình. Cần nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân và xây dựng hướng khắc phục những yếu kém đang tồn tại. Xác định mức độ hiểu biết, kiến thức và nhu cầu của người dân về công tác truyền thông; Yêu cầu, phương tiện phục vụ cho hoạt động truyền thông của cộng tác viên; Đúc kết xây dựng mô hình truyền thông. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Cán bộ phụ trách truyền thông tuyến xã và cộng tác viên khóm/ấp. - Người dân độ tuổi từ 18 - 65 tuổi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu được tính theo công thức: 96
  2. Z 2  P1 P  n= k C2 Trong đó, n = cỡ mẫu để nghiên cứu, Z = 1.96 (khoảng tin cậy 95%), p= 50% là ước đoán tham số quần thể, C = 0,05 là sai số cho phép, k = 2 là hệ số thiết kế. Trong nghiên cứu n = 770. 2.3. Địa điểm nghiên cứu 7 xã/thị trấn thuộc huyện Châu Thành: Thị trấn Châu Thành, Đa Lộc, Thanh Mỹ, Lương Hòa A, Phước Hảo, Hòa Minh, Hòa Thuận. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu có tuổi từ 30 tuổi đến 65 chiếm hơn 77% mẫu, dân tộc kinh chiếm 60%, 53,4% có trình độ văn hóa từ Tiểu học trở xuống, 72,5% là nữ, 69% làm ruộng, buôn bán chiếm 7%, công chức chỉ chiếm 1,5%. Trong số những người được hỏi có 51 cộng tác viên. Tuổi của cộng tác viên khá trẻ (88,2% cộng tác viên có độ tuổi 18-46), 56,9% có trình độ từ THPT trở lên. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho công tác truyền thông vì họ sẽ dễ dàng tiếp thu và truyền đạt các nội dung về chăm sóc sức khỏe đến với cộng đồng. Số lượng cán bộ y tế tham gia nghiên cứu là 42 người, nhưng chỉ có 2 bác sĩ (chiếm 4,8%). 3.2. Kiến thức của người dân về công tác truyền thông và tài liệu truyền thông 100% đối tượng nghiên cứu (770 người) đều đã từng tiếp cận với các tài liệu truyền thông như tờ bướm/rơi, áp phích, pano…. 100% chưa có điều kiện tiếp cận với tranh lật, tranh tư vấn, sách tranh... Bảng 1: Các hình thức truyền thông về sức khỏe được tiếp cận Hình thức truyền thông được tiếp Tần số (n=770) Tỷ lệ % cận Đài Phát thanh - Truyền hình 770 100 Loa phóng thanh, xe loa 687 89 Thăm hộ gia đình 02 0,2% Thảo luận nhóm 03 0,38% Kết quả bảng 1 cho thấy các hình thức truyền thông gián tiếp qua đài phát thanh, truyền hình, qua loa phóng thanh được hầu hết người dân tiếp cận. Truyền thông trực tiếp qua thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm còn ít được thực hiện. Chính vì vậy cần tăng cường càng hoạt động này vì đây là phương pháp hữu hiệu giúp nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng. 97
  3. Bảng 2: Nguồn cung cấp thông tin về kiến thức phòng bệnh cho người dân Nguồn cung cấp thông tin Tần số (n=770) Tỷ lệ % Cán bộ y tế 616 80 Cộng tác viên 5 0,6 Phương tiện thông tin đại chúng 149 19,4 Kết quả bảng 2 cũng cho thấy nguồn cung cấp thông tin về kiến thức phòng bệnh chủ yếu là cán bộ y tế và qua các phương tiện thông tin đại chúng... Vai trò cộng tác viên còn rất hạn chế. 100% đối tượng nghiên cứu cho rằng công tác truyền thông GDSK là cần thiết. Tuy nhiên vẫn có 22,7% cho rằng không cần phải phát triển công tác truyền thông song song với công tác điều trị. Về tài liệu truyền thông thì người dân chủ yếu quan tâm đến hai loại là tờ rơi và áp phích và cho rằng với lượng tài liệu được sử dụng trong thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân trong việc tuyên truyền phòng bệnh, cần bổ sung thêm về nguồn tài liệu; về hình thức truyền thông thì cần phát huy hình thức truyền thông thăm hộ gia đình vì hiện tại phương thức này chưa được thực hiện thường xuyên. 4. Kết luận - 100% đối tượng nghiên cứu nhận thấy tầm quan trọng của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. - Hầu hết người dân chưa có được tiếp cận với các hình thức truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình mà chủ yếu là tiếp cận qua kênh truyền thông gián tiếp (đài, ti vi, loa truyền thanh). - Đội ngũ cộng tác chưa phát huy được vai trò nồng cốt của mình trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân. 5. Kiến nghị Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại địa phương cần: 1. Kết hợp với hoạt động của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương để thực hiện truyền thông sức khỏe. Tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình. 2. Cần có việc hỗ trợ về tài chính, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác truyền thông. 98
nguon tai.lieu . vn