Xem mẫu

Sự cần thiết phải chia thể loại ảnh Muốn phê bình, đánh giá một tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng là phải hiểu tác phẩm đó thuộc thể loại gì, để từ đó chúng ta nắm được ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. Lịch sử nhiếp ảnh chỉ ra rằng thể loại ra đời muộn hơn sự ra đời của kỹ thuật nhiếp ảnh. Như chúng ta đều biết cuộc sống càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật nhiếp ảnh càng tăng lên. Người ta không chỉ muốn có một bức ảnh kỷ niệm, mà con người còn muốn thưởng thức cái đẹp của bức ảnh. Từ đó đẻ ra nhiều thể loại ảnh. Trong cuộc sống hiện đại, các thể loại ảnh mới vẫn đang tiếp tục phát triển. Trong đó các loại ảnh chân dung, tĩnh vật, phong cảnh xuất hiện sớm hơn cả như: “Chiếc bàn ăn” (ảnh tĩnh vật của Niepce, 1827); bức “Tĩnh vật” (của Daguerre, 1837); “Nhìn về đại lộ Nhà Thờ” (ảnh phong cảnh của Daguerre, 1838); “Robert Cornelius” (ảnh chân dung tự chụp, 1839). Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do kỹ thuật in phát triển, trên các báo hàng ngày, các tạp chí ra hàng tháng, hàng tuần ở các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Mỹ... xuất hiện ngày càng nhiều ảnh minh họa cho các báo, làm cho nó trở nên sinh động, đẹp hơn và cuốn hút độc giả. Ảnh báo chỉ ra đời từ đó. Lúc bấy giờ nổi bật nhất là những bức ảnh James Robertson chụp về cuộc thất thủ của quân đội Nga Hoàng ở Sevastopol, là cuộc nổi dậy của những người lính bản xứ trong quân đội xâm lược Anh ở Ấn Độ (1857). Trong những năm 1835 – 1856, cuộc chiến tranh Crime nổ ra giữa quân đội Nga Hoàng và quân đội liên minh Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, nhà nhiếp ảnh Roger Fenton đã có mặt và đã ghi được những khoảnh khắc chiến tranh ác liệt với bao xác chết nằm ngổn ngang trên trận địa. Còn nhà báo Anh quốc Felic Beato lao vào chụp cuộc đánh chiếm thành phố Nam Kinh, Trung Quốc của quân đội Anh – Pháp năm 1860. Phóng viên Mỹ Mathew Brady đã dũng cảm ra mặt trận chụp cuộc chiến tranh Nam – Bắc Mỹ (1861 – 1865). Tại Việt Nam, năm 1869, cụ Đặng Huy Trứ đã đưa kỹ thuật nhiếp ảnh vào, nhưng chủ yếu là ảnh dịch vụ. Mãi đến những năm 20 và 30 của thể kỷ XX, với kỹ thuật làm bản kẽm ra đời, ở nước ta, báo chí đã có những bước phát triển mạnh. Báo chí ở Hà Nội, Sài Gòn và một số thành phố lớn đã bắt đầu đăng ảnh như các báo Loa, Phong hóa, Trung Bắc chủ nhật, Phụ nữ thời đàm... đều sử dụng khá nhiều ảnh. Ảnh báo chí thời đó chủ yếu là minh họa cho bài viết. Đề tài ảnh trên báo, phần lớn là phong cảnh đất nước, chân dung thiếu nữ xinh đẹp, hoặc ảnh sinh hoạt,... Nhưng từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, báo chí trở thành vũ khí đấu tranh của Đảng. Trên các tờ báo công khai của Đảng như tờ Nhành lúa, La Peuple, Notre voix... đã sử dụng rất nhiều ảnh lên án chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp như bức “Đẳng cấp muôn năm”. Hình ảnh một phu xe tiều tụy đang kéo xe cho một tên thực dân bụng phệ. Trong những năm 1938 – 1939, báo Dân chúng cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đăng nhiều ảnh, mô tả cảnh khổ của dân chúng không có chỗ ở, đói khổ. Đặc biệt đăng bức ảnh các ngành các giới biểu tình trước nhà Đấu Xảo, Hà Nội vào ngày 1.5.1938 đòi dân sinh dân chủ... Điều này chứng tỏ rằng thể loại ảnh báo chí ra đời bắt nguồn từ những sự kiện có tác động đến tiến trình lịch sử nhân loại. Qua sự phân tích trên cho chúng ta thấy rõ rằng mỗi tác phẩm nhiếp ảnh ra đời, đều phải nằm trong một thể loại nhất định. Không một tác phẩm nào phi thể loại. Vì vậy việc phân chia thể loại là một yêu cầu tất yếu khách quan, trong đó vai trò cá nhân cũng có tác động nhất định cho sự ra đời của một thể loại nào đó. Chẳng hạn như nhà nhiếp ảnh Man Ray cho ra đời một thể loại ảnh in vật trực tiếp lên giấy ảnh mà người ta gọi là Rayogramm. Việc phân chia thể loại ảnh phải dựa trên ba yếu tố: Một là, dựa theo điểm của đối tượng được phản ánh. Thí dụ: Mây, núi, sông nước… là chất liệu cho ảnh phong cảnh. Một khuôn mặt vui tươi, rạng rỡ, xinh xắn, yêu đời, hay những giọt mồ hôi lăn trên trán người công nhân đang lao động, hoặc một khoé mắt rơi lệ… chính là đặc điểm của ảnh chân dung. Một ngôi nhà chọc trời, một ngôi chùa cổ kính rêu phong…, đích thực là ảnh kiến trúc. Như vậy, đặc điểm đối tượng chẳng những là nội dung mà còn là cơ sở cho tác giả xác định thể loại, để từ đó tìm phương pháp thể hiện phù hợp. Do đó, để xác định thể loại ảnh thường tiến hành đồng thời ba việc: Tìm kiếm đối tượng, xác định đề tài và phương pháp sáng tác. Hai là, dựa vào ý đồ thể hiện của tác giả thông qua nội dung tác phẩm. Trước một đối tượng mô tả, tác giả muốn truyền đạt cho người xem nội dung như thế nào? Thí dụ: cũng là một ngôi chùa cổ kính, tác giả muốn giới thiệu với người xem nét đẹp của kiến trúc cổ. Muốn vậy phương pháp thể hiện là đặc tả (có thể đặc tả cả ngôi chùa, hoặc một chi tiết đặc trưng nào đó). Vậy bức ảnh ấy thuộc loại ảnh kiến trúc. Ngược lại, tác giả muốn giới thiệu ngôi chùa đó nằm trong cảnh quan thiên nhiên đẹp có cây đa hồ nước… Trong trường hợp đó chùa chỉ còn là một đỉnh trung tâm nằm trong tổng thể phong cảnh thiên nhiên. Như vậy, phương pháp thể hiện là toàn cảnh có cả trời mây… bức ảnh ấy được gọi là ảnh phong cảnh kiến trúc. Ba là, phương pháp thể hiện: Trong thực tế sáng tác, mỗi một thể loại có một phương pháp thể hiện độc lập, ổn định. Cũng giống như văn học cách viết tiểu thuyết khác với cách viết truyện ngắn và khác xa với bút ký. Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, điều này lệ thuộc vào ý đồ sáng tạo của tác giả và lệ thuộc vào đối tượng mô tả. Nhưng khi thể hiện nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc chung nhất của thể loại. Chẳng hạn khi chụp tĩnh vật, nhà nhiếp ảnh có quyền sắp xếp đồ vật, thêm bớt chi tiết, bố trí phông màn, chiếu sáng, mầu sắc… nhằm tạo ra được một tác phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao, có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong khi đó chụp chân dung không nên can thiệp quá nhiều vào đối tượng. Tác giả chỉ có thể nêu ra yêu cầu: thay đổi trang sức, phục trang, kiểu tóc, kiểu đứng, dáng ngồi…, nhưng những gì trên nét mặt, đôi mắt, nụ cười…. người chụp không thể thay đổi được mà chỉ chọn thời cơ bấm máy. Để thể hiện chân dung một người đang lao động thực sự, nhà nhiếp ảnh chỉ có thể chọn góc độ, điểm nhìn, hướng chiếu sáng, và chọn thời cơ bấm máy. Đặc biệt đối với các thể loại ảnh phóng sự, ký sự, tường thuật… lối bố trí, sắp đặt… trở nên xa lạ đối với nhiếp ảnh hiện đại và không mang lại sức sống cho tác phẩm. Vì vậy, ta không thể mang phương pháp thể hiện của thể loại này áp dụng vào chụp thể loại kia được. Muốn xác định thể loại nhất thiết phải căn cứ vào ba yếu tố trên và không coi nhẹ yếu tố nào. Thể loại là những hình thức biểu hiện cơ bản của nhiếp ảnh hiện đại mang tính thẩm mỹ, nhằm nhận thức và phản ánh thực tế khách quan, được xác định bởi đặc điểm đối tượng, ý đồ và phương pháp thể hiện tác phẩm của tác giả. Nhà nhiếp ảnh không làm chủ được thể loại, chẳng những không làm nổi rõ nội dung tác phẩm mà cũng không thể hiện được phong cách của mình. Trong nhiếp ảnh hiện đại có hai khái niệm cơ bản ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật đang song song tồn tại. Nhưng khuynh hướng chung của thế giới cũng như ở nước ta, trong quá trình phát triển nhanh chóng của ảnh báo chí, một mặt nhằm cung cấp thông tin, đồng thời còn có một ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn