Xem mẫu

  1. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY TS. Dương Văn Khoa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ThS. Nguyễn Hải Trung Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương Tóm tắt Hiểu một cách cụ thể và đơn giản "Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm rất cần thiết với con người, đặc biệt là sinh viên. Xuất phát từ bản chất, đặc trưng của kỹ năng mềm và môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng thực trạng giáo dục kỹ năng mềm ở các trường đại học hiện nay cho thấy sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học. Từ khóa: Kỹ năng, kỹ năng mềm, dạy học, tư tưởng Hồ Chí Minh. I. MỞ ĐẦU Giáo dục đại học ở Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều biến chuyển theo hƣớng tích cực, các cơ sở đào tạo đều hƣớng tới mục tiêu giáo dục toàn diện ngƣời học. Tuy vậy, không ít sinh viên ra trƣờng vẫn không xin đƣợc việc làm, nguyên nhân bắt nguồn từ những yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có sự yếu kém về các kỹ năng mềm. Từ thực tế này, một số trƣờng đã đƣa thêm nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chƣơng trình đào tạo dƣới hình thức một chuyên đề hoặc ngoại khóa, tích hợp dạy học. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một môn học thuộc khoa học chính trị. Môn học có những lợi thế nhất định có thể tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong các trƣờng đại học hiện nay. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Kỹ năng mềm và phân loại kỹ năng mềm Hiện nay, có nhiều nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng cũng nhƣ kỹ năng mềm (KNM). Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều coi kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã |548
  2. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời. Kỹ năng mềm (KNM) là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tƣơng tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức. Hiểu một cách cụ thể và đơn giản "Kỹ năng mềm là những kỹ năng con ngƣời tích lũy đƣợc để làm cho mình dễ dàng đƣợc chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả". Đơn cử nhƣ Forland, Jeremy cho rằng "Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con ngƣời hòa mình, chung sống và tƣơng tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng" [3]. Kỹ năng mềm có một số đặc điểm nổi bật, dễ nhận biết nhƣ: Không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh; không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc, kỹ năng mềm đƣợc bộc lộ và thể hiện sức mạnh của mình ở việc thiết lập mối quan hệ với ngƣời khác và duy trì mối quan hệ ấy; đƣợc hình thành bằng con đƣờng trải nghiệm chứ không phải là sự "nạp" kiến thức đơn thuần: góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà đặc biệt là kỹ năng cứng; mang tính đặc thù và không ngừng đƣợc hoàn thiện theo sự phát triển của quá trình giáo dục - đào tạo nói riêng và xã hội nói chung; Có nhiều cách tiếp cận, căn cứ để phân loại kỹ năng mềm nhƣ: Căn cứ vào tính chất của sự tƣơng tác giữa ngƣời với ngƣời; căn cứ vào tính chất quan hệ của mỗi cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp; căn cứ vào tính chất định hƣớng hoạt động nghề nghiệp căn cứ vào đặc thù hoạt động nghề nghiệp... Trong các trƣờng đại học, do đặc thù của hoạt động nghề nghiệp nên chúng tôi phân chia kỹ năng mềm thành các loại sau [7]: Kỹ năng tự nhận thức: Kỹ năng tự nhận thức là khả năng cá nhân vận dụng hệ thống tri thức, kinh nghiệm đã có vào quá trình tự khám phá, thấu hiểu bản thân, góp phần giúp họ xác định đƣợc những ƣu điểm, hạn chế của mình, trên cơ sở đó, xây dựng những mục tiêu phù hợp với bản thân trong quá trình hoạt động. Kỹ năng tự nhận thức đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: - Nhận thức về các giá trị của bản thân. - Nhận thức về khả năng hoạt động của bản thân. - Nhận thức về yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp, yêu cầu của xã hội. Kỹ năng làm việc theo nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm là sự thành thạo và có kết quả một hoặc một số hành động nào đó của mỗi cá nhân trong nhóm trên cơ sở vận 549 |
  3. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… dụng những tri thức, kinh nghiệm, phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể nhằm phối hợp hiệu quả với nhau để giải quyết vấn đề đặt ra, đạt đƣợc mục tiêu của hoạt động đã đề ra. Kỹ năng làm việc theo nhóm đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: Thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm; Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm một cách hiệu quả; Đóng góp vào sự phát triển của nhóm về mặt giao tiếp, chia sẻ ý tƣởng, lắng nghe và thống nhất ý kiến; Thể hiện đƣợc các vai trò khác nhau trong nhóm một cách hiệu quả. Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân vào quá trình sử dụng thời gian một cách hiệu quả trong hoạt động nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đƣợc xác định thông qua việc lên kế hoạch, tổ chức và kiểm tra việc sử dụng thời gian một cách tối ƣu. Kỹ năng quản lý thời gian đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: - Xác định và lựa chọn công việc ƣu tiên. - Phân bổ nguồn lực thời gian. - Thói quen tích cực trong quản lý thời gian. - Tích cực, chủ động tìm kiếm các công cụ quản lý thời gian. Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân vào quá trình tiếp xúc tâm lý với những ngƣời xung quanh tham gia vào hoạt động, thông qua đó, có sự trao đổi qua lại về thông tin, về cảm xúc, tác động qua lại lẫn nhau nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Kỹ năng giao tiếp đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: - Định hƣớng giao tiếp. - Định vị đối tƣợng giao tiếp. - Điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp. - Sử dụng phƣơng tiện giao tiếp. - Khả năng lắng nghe và phản hồi. Kỹ năng lãnh đạo bản thân: Kỹ năng lãnh đạo là khả năng hiểu biết, làm chủ bản thân, quản lý về mặt tinh thần, hoạt động cá nhân của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vốn có của mình nhằm chủ động tổ chức hoạt động nghề nghiệp của bản thân góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu và các nhiệm vụ hoạt động đã đặt ra. |550
  4. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Kỹ năng lãnh đạo bản thân đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: - Xác định đƣợc mục tiêu, giá trị của bản thân. - Tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động của bản thân. - Ra quyết định cho hoạt động của bản thân. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân vào việc nhận biết và điều khiển, điều chỉnh, chuyển hóa cảm xúc của bản thân trong quá trình hoạt động nhằm tổ chức, thực hiện hiệu quả hoạt động của mình. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: Điều chỉnh hành động của cơ thể; Tìm kiếm biện pháp kiểm soát cảm xúc. Kỹ năng vượt qua khủng hoảng: Kỹ năng vƣợt qua khủng hoảng là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân vào việc nhận diện những tác nhân gây nên sƣ khủng hoảng và những biểu hiện của stress do khủng hoảng gây nên có liên quan đến hoạt động học tập, giáo dục nghề nghiệp, từ đó xác định những cách thức ứng phó khủng hoảng, thực hiện có hiệu quả hoạt động của mình. Kỹ năng vƣợt qua khủng hoảng đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: Xác định nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của bản thân; cân bằng tâm lý trƣớc những rủi ro, thất bại; tạo động lực cho bản thân. Kỹ năng giải quyết xung đột: Kỹ năng giải quyết xung đột là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân vào quá trình giải quyết xung đột nội tại, xung đột giữa các cá nhân trong nhóm hay trong tổ chức một cách hiệu quả trên tinh thần chủ động, tích cực, luôn sẵn sàng hợp tác nhằm giúp cho họ duy trì tốt các mối quan hệ để có thể thanh công hơn trong quá trình hoạt động. Kỹ năng giải quyết xung đột đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: Xác định đƣợc phạm vi, nguyên nhân xung đột; giảng giải, thuyết phục những ngƣời xung quanh; hợp tác trong quá trình giải quyết xung đột. Kỹ năng sáng tạo: Kỹ năng sáng tạo là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân vào quá trình tạo ra những ý tƣởng mới về cách thức hoạt động, trên cơ sở đó, ứng dụng những ý tƣởng này vào hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của bản thân. Kỹ năng sáng tạo đƣợc biểu hiện qua các dấu hiệu sau: Xử lý nội dung của hoạt động; xử lý các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động; tƣ duy tích cực. 551 |
  5. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… 2.2. Ưu thế giáo dục kỹ năng mềm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học hiện nay Theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chƣơng trình, nội dung môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc ban hành và áp dụng giảng dạy ở các trƣờng đại học, cao đẳng trong cả nƣớc. Môn học cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tƣ tƣởng, đạo đức, giá trị văn hóa, Hồ Chí Minh; tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin; cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin tạo lập những hiểu biết về nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nƣớc ta; góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con ngƣời mới. Nội dung của môn học đề cập đến những vấn đề cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình dạy học, giảng viên (GV) thƣờng yêu cầu sinnh viên (SV) phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến, hỏi, đề xuất khi nghe giảng; chuẩn bị thảo luận và đọc, sƣu tầm các tƣ liệu có liên quan đến nội dung của chƣơng; dành thời gian cho việc nghiên cứu trƣớc bài giảng dƣới sự hƣớng dẫn của GV; tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một môn khoa học thuộc ngành Hồ Chí Minh học. Bên cạnh những điểm giống với các khoa học lý luận chính trị khác, tri thức môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có những đặc điểm khác biệt, cụ thể là: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ những giá trị văn hóa của dân tộc, nhân loại và sự vận dụng sáng tạo và phát triển tƣ tƣởng của C. Mác và V.I. Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Biểu hiện của sự kết tinh những giá trị văn hóa đó là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam hƣớng tới sự giải phóng triệt để cho dân tộc, giai cấp bị áp bức, bóc lột và cả nhân loại. Đặc điểm trên cho ta thấy, tri thức tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vừa thực tiễn, vừa trừu tƣợng. Bản chất của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề hết sức trừu tƣợng và có sự khái quát cao (là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam), nhƣng đƣợc Hồ Chí Minh diễn đạt bằng những ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu và mang tính hình ảnh cao. Ví dụ, khi nói về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh thể hiện bằng những ngôn ngữ hết sức gần gũi: “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,… làm của |552
  6. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những ngƣời già cả, đau yếu và trẻ con” [5; tr.390]. Tuy nhiên, do vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện của Việt Nam nên có những khái niệm thuộc về cuộc cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh vẫn phải sử dụng nguyên văn. Ví dụ nhƣ cách mạng “tƣ sản dân quyền”, “cách mạng vô sản ở chính quốc”, “chủ nghĩa đế quốc”, “chủ nghĩa thực dân”… Đặc điểm này đòi hỏi GV cần sử dụng nhiều thời gian, với các hình ảnh dễ nhận biết, liên hệ, so sánh, giải thích giúp ngƣời học hiểu bản chất của vấn đề. Tri thức môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ chặt chẽ với tri thức môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự quan hệ chặt chẽ này xuất phát từ nguồn gốc ra đời và mục đích của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã vận dụng, kế thừa học thuyết Mác - Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam; đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào chỉ đạo thực tiễn cách mạng. Đặc điểm này đòi hỏi GV cần khai thác tri thức của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm rõ, sâu sắc hơn nội dung môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đồng thời, liên hệ tới thực tiễn cách mạng của Đất nƣớc để thấy đƣợc kết quả tác động của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Giáo dục kỹ năng mềm không phải là một môn học, đó là hoạt động giáo dục, hoạt động đó hƣớng tới hình thành ở ngƣời học các kỹ năng mềm cụ thể nhƣ: kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm… Vì vậy, việc tích hợp dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với giáo dục kỹ năng mềm không thể tiến hành một cách thông thƣờng, giống nhƣ tích hợp tri thức của hai môn học mà giáo viên vẫn thƣờng tiến hành. GV phải căn cứ vào mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, tƣ tƣởng), nội dung, tính đặc thù, đặc biệt là hoạt động của thầy và trò trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và bản chất của giáo dục kỹ năng mềm để tiến hành tích hợp. Nhƣ chúng ta đã biết, về cơ bản kỹ năng mềm chỉ hình thành thông qua trải nghiệm thực tiễn (thông qua các hoạt động thực tiễn). Trong thực tế, khi dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, GV sẽ tổ chức nhiều hoạt động để SV trải nghiệm dƣới nhiều hình thức khác nhau: trải nghiệm qua bài giảng, trải nghiệm qua xem phim tài liệu, trải nghiệm qua các hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập, trải nghiệm qua tham quan khu di tích, bảo tàng Hồ Chí Minh, di tích lịch sử… Thông qua các hoạt động trải nghiệm đó, SV thích thú và dễ dàng nắm bắt đƣợc tri thức của môn học; đồng thời sẽ hình thành và phát triển các kỹ năng mềm [7]. 553 |
  7. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Hơn nữa, học tập môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là học tập cả phƣơng pháp, phong cách, nhân cách của Hồ Chí Minh. Mặc dù giáo trình không hiển thị rõ ràng vấn đề này, nhƣng GV cần giúp SV tiếp cận đến. Bản thân Hồ Chí Minh là một ngƣời đã đạt đến sự chuẩn mực về mọi mặt, trong đó có kỹ năng mềm. Cụ thể của các phƣơng pháp là: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, ví dụ: Theo kế hoạch, tháng 5/1946, Hồ Chí Minh sẽ sang thăm nƣớc Pháp, trong thời gian Bác sang Pháp, cụ Huỳnh Thúc Kháng sẽ thay Bác giữ chức Chủ tịch nƣớc. Đúng 6h, ngày ngày 31/5/1946, Hồ Chí Minh và phái đoàn lên sân bay Gia Lâm để sang Pháp, lúc ấy Cụ Huỳnh cũng ra sân bay tiễn đoàn. Cụ Hồ đã nắm tay Cụ Huỳnh căn dặn: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong cụ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến trong thời gian này là gì: Độc lập, thống nhất dân tộc; tự do, hạnh phúc của nhân dân “Tôi có một ham muốn là…”; cái ứng vạn biến là gì? Có thể thƣơng lƣợng, nhân nhƣợng với kẻ thù về một số phƣơng diện ngoài cái dĩ bất biến. Cụ thể: Hồ Chí Minh cùng với chính phủ đã nhƣờng cho thành viên của Đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong quốc hội không qua bầu cử; đề bạt 4 chức bộ trƣởng, 1 chức phó chủ tịch nƣớc; “Phương pháp nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế và lực”, ví dụ nhƣ: Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta chỉ đạo chớp thời cơ giành chính quyền cách mạng năm 1945, Ngƣời nói: Thời cơ ngàn năm đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trƣờng Sơn cũng phải quyết giành cho đƣợc độc lập; “Phương pháp biết thắng từng bước, không nôn nóng, đốt cháy giai đoạn”, ví dụ: Trƣớc năm 1945, khi Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ƣơng 8 (1941) đã đƣa ra chủ trƣơng thực hiện cách mạng từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa; “Phương pháp lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù”, thể hiện rõ trong sách lƣợc của Đảng và Hồ Chí Minh trong việc hòa hoãn với quân Pháp và Tƣởng năm 1946: “phương pháp tâm công”; “phương pháp cách mạng bạo lực”; “phong cách tư duy”; “phong cách làm việc”; “phong cách ứng xử”; “phong cách diễn đạt”; “phong cách nêu gương”... GV có thể khai thác thêm tấm gƣơng Hồ Chí Minh ở khía cạnh kỹ năng mềm để giáo dục cho SV. Đây là hoạt động hoàn toàn phù hợp và giá trị trong việc thể hiện nhiệm vụ, chức năng của môn học. Bản thân nội hàm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm sáng tạo, cách mạng, khoa học. Đó là một sức mạnh mềm, sức mạnh của tƣ tƣởng, tƣ duy. Do vậy, nội dung KNM và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có sự gần gũi, tƣơng đồng... Ví dụ, Hồ Chí Minh nói: Cách mạng thuộc địa cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trƣớc cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm sáng tạo, |554
  8. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) thể hiện khả năng tƣ duy, trí tuệ linh hoạt, khoa học, không rập khuôn máy móc của Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chƣơng 1: “Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” trình bày thiên về thực tiễn liên qua đến cá nhân con ngƣời cũng nhƣ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nội dung của chƣơng thể hiện rõ nét KNM của Hồ Chí Minh, biểu hiện qua phong cách và phƣơng pháp của Ngƣời. “Thực tiễn công tác giáo dục học sinh, sinh viên ở nƣớc ta hiện nay cho thấy, không ít SV thiếu và yếu về kỹ năng sống nói chung, kỹ năng mềm nói riêng. Hệ thống giáo dục đại học đã chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học (kỹ năng cứng), nhƣng thiếu vắng những giờ học, học phần, hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho các em. Chính vì vậy, một trong những lý do của nhiều SV sau khi tốt nghiệp đã thất bại trong các cuộc phỏng vấn xin việc của các doanh nghiệp là yếu về kỹ năng mềm (đơn giản nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo). Kỹ năng mềm là những yếu tố quan trọng và cần thiết thuộc về năng lực của con ngƣời. Đặc biệt trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học công nghệ, kỹ năng mềm lại càng trở nên quan trọng. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là môn học có nhiều lợi thế trong việc tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho SV (đã trình bày ở trên); đồng thời, giáo dục kỹ năng mềm cho SV không chỉ là nhu cầu của ngƣời học, trƣờng học mà của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tiễn và những lý do trên cho thấy, giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là vấn đề cần thiết và có tính khả thi cao” [7]. Có thể nói rằng, giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là hoạt động hết sức cần thiết. Để hoạt động này đƣợc tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả, GV giảng dạy môn học này cần quan tâm xác định mục tiêu, hình thức, phƣơng pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, bên cạnh đó, cần quan tâm thực hiện thƣờng xuyên và hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả tích hợp giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học hiện nay Để có thêm thông tin, dữ liệu khẳng định về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trƣờng đại học hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát tại một số trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hiện nay. Kết quả đƣợc hiện thị ở các bảng số số liệu dƣới đây: 555 |
  9. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Bảng 1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương [7] Giảng viên (%) Sinh viên (%) Nội dung giáo dục Rất Chưa Chưa KNM cho SV thường Khá Rất Khá TX Ít TX thực TX Ít TX thực xuyên TX TX TX hiện hiện (TX) Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 6.1 33.3 54.5 0.5 3.5 13.1 82,9 0,0 tự nhận thức Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 3.0 42.4 51.5 0.7 3.3 14.1 81,9 0,0 làm việc theo nhóm Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 3.0 42.4 51.5 1.6 5.2 11.0 82,2 0,0 quản lý thời gian Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 3.0 42.4 45.5 0.2 4.0 11.9 83,9 0,0 giao tiếp Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 3.0 30.3 66.7 0.2 5.2 12.4 82,2 0,0 lãnh đạo bản thân Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 0 42.4 51.5 0.2 3.7 14.3 81,8 0,0 kiểm soát cảm xúc Giáo dục kỹ năng vƣợt qua khủng 0,0 0,0 6.1 33.3 60.6 0.5 5.2 14.5 79,8 0,0 hoảng Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 0 45.5 51.5 0.9 14,1 40,0 36,9 0,0 giải quyết xung đột Giáo dục kỹ năng 0,0 0,0 3.0 36.4 57.6 0.5 4.9 12.6 82,6 0,0 sáng tạo Số liệu của bảng trên cho thấy, những năm gần đây tại các trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, các nội dung giáo dục KNM cho SV đã đƣợc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đối tƣợng tham gia khảo sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung giáo dục KNM tại các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chủ yếu ở mức “Ít thường xuyên”. Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng thực hiện các con đƣờng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, kết quả cho thấy: |556
  10. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Bảng 2. Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương [7] Giảng viên Sinh viên Các con đường giáo (%) (%) dục KNM Chưa Chưa cho SV Rất Khá Rất Khá Ít TX Ít TX thực TX thực TX TX TX TX TX hiện hiện Giáo dục KNM cho SV các trƣờng Đại học 0,0 0,0 3.0 42.4 51.5 0.2 3.7 14.3 81,8 0,0 thông qua hoạt động dạy học các môn học Giáo dục KNM cho SV các trƣờng Đại học 0,0 0,0 3.0 42.4 45.5 1.6 5.2 11.0 82,2 0,0 thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể của SV Giáo dục KNM cho SV các trƣờng Đại học 0,0 0,0 3.0 30.3 66.7 0.5 4.9 12.6 82,6 0,0 thông qua cac hoạt động xã hội dành cho SV Giáo dục KNM cho SV các trƣờng Đại học thông qua hoạt động tự 0,0 0,0 6.1 33.3 60.6 0.9 14,1 40,0 36,9 0,0 rèn luyện, tự tu dƣỡng của SV Số liệu bảng 2 cho thấy, các con đƣờng giáo dục KNM nêu trên đã đƣợc triển khai trong thực tiễn giáo dục của các trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng thời gian qua. Tuy vậy, GV và SV tham gia khảo sát đánh gia mức độ thực hiện các con đƣờng giáo dục KNM cho SV chủ yếu ở mức “Ít thường xuyên”. Thực trạng này đòi hỏi các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, các trƣờng đại học trên cả nƣớc nói chung, cụ thể là cán bộ quản lý nhà trƣờng, cùng đội ngũ GV cần quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục kỹ năng mềm, nhất là các biện pháp, con đƣờng giáo dục KNM phù hợp với đối tƣợng ngƣời học. III. KẾT LUẬN Kỹ năng mềm là những kỹ năng mà mỗi ngƣời sử dụng để chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tƣơng tác qua lại giữa mình với những ngƣời xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt đƣợc kết quả tối ƣu. Đây là kỹ năng có ý nghĩa hết sức 557 |
  11. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… quan trọng đối với mối SV trong quá trình tham gia đào tạo nghề ở trƣờng Đại học và quá trình công tác sau này. Hệ thống kỹ năng mềm cần đƣợc hình thành và phát triển cho SV các trƣờng đại học bao gồm: Kỹ năng tự nhận thức cho SV; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV; kỹ năng quản lý thời gian cho SV; kỹ năng giao tiếp cho SV; kỹ năng lãnh đạo bản thân cho SV; kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho SV; kỹ năng vƣợt qua khủng hoảng cho SV; kỹ năng giải quyết xung đột cho SV và kỹ năng sáng tạo cho SV. Những tri thức của môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở trƣờng Đại học có ƣu thế trong giáo dục kỹ năng mềm cho SV, do dó, cần triển khai thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh dựa vào việc xác định đúng đắn, thực hiện thƣờng xuyên, hiệu quả mục tiêu, hình thức, phƣơng pháp tích hợp. Trong những năm qua, GV và SV các trƣờng Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, cả nƣớc nói chung ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kỹ năng mềm cần hình thành và phát triển ở SV; ƣu thế của môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giáo dục kỹ năng mềm cho SV; thấy đƣợc lợi thế của dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc phát triển kỹ năng mềm cho SV và sự cần thiết của vấn đề tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, từ đó, bƣớc đầu xác định và triển khai mục tiêu, hình thức, phƣơng pháp tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định song còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học cần quan tâm đầu tƣ cho các hoạt động thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với hệ thống kỹ năng mềm; tổ chức thực hiện dạy học tích hợp môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với hệ thống kỹ năng mềm và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tích hợp môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với hệ thống kỹ năng mềm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Cƣờng (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. |558
  12. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 3. Forland, Jeremy (2006), Managing Teams and Technology, UC Davis, Graduate School of Management. 4. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phƣơng Liên (2010), Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật. 6. Max. A. Eggert (2012), Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể, Dịch và xuất bản - Nxb Trẻ. 7. Nguyễn Hải Trung (2020), Biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, số 7. 559 |
nguon tai.lieu . vn