Xem mẫu

  1. Sự biến đổi của Bé từ 0-6 tháng
  2. Bé yêu của bạn trong giai đoạn này tuy còn rất nhỏ bé nhưng đã có hình hài của một con người. Bé ngày một lớn lên trong cơ thể mẹ, tình cảm của mẹ dành cho bé theo thời gian cũng trở nên sâu sắc hơn. Theo dõi sự phát triển của bé vừa giúp mẹ nhận biết kịp thời những bất ổn nơi con, vừa là niềm hạnh phúc khi thấy con ngày một khôn lớn. Nhau thai đã hình thành tốt, và đã trở thành chỗ dựa vững chắc để thai phát triển. Nhờ thế, nó đã cải thiện được tình hình cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, do đó tốc độ phát triển của thai tăng nhanh trong giai đoạn này. 4 tháng: Mẹ ơi! Mẹ đi đâu thế? Thai nhi dài khoảng 16 cm, nặng khoảng 120g. Các chi của bé giờ đã có các ngón và đầu ngón tay được bao phủ bởi một lớp móng mỏng. Mi mắt và lông mày đ ã mọc lên. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời (đây được xem là dấu vết
  3. còn sót lại của thủy tổ loài người). Lớp lông này có tác dụng bảo vệ làn Da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối xung quanh. Chân tay của bé luôn cử động, ngọ nguậy. Bé bơi lội dễ dàng như một con cá trong túi ố i. Sau 16 tuần, qua màn ảnh siêu âm, người ta đã thấy bé mút ngón tay cái, sờ nắn cuống nhau và sờ lên trán như đang suy tư một điều gì đó. Tai trong, cơ quan tiền đình giúp em bé cảm nhận được sự thăng bằng. Tuy chưa phân biệt được đâu là trên đâu là dưới, nhưng bé đã phân biệt được vị trí nằm hay ngồi dậy, đi hay đứng của mẹ. Bé thường ngủ khi được rung đều đều, nhất là khi mẹ đi ô tô. Vào khoảng tuần thứ 19, những mầm Răng sữa đầu tiên của bé đã xuất hiện và dần hình thành bên trong lợi. Trong giai đoạn này, cơ quan sinh dục ngoài của bé đã định hình, nhờ vậy người ta đã có thể xác định được giới tính của bé bằng siêu âm thai. Đến lúc này, bạn có thể được đặt cho bé nickname phù hợp với giới tính của mình rồi đấy. 5 tháng: Mẹ ơi, mướp đắng không ngon! Lúc này, em bé đã dài 25cm, nặng 280 – 300g. Chiếc đầu phát triển khá to, chiếm khoảng 1/3 chiều dài toàn thân. Da bé có màu đỏ sẫm, trên Da bé hình thành một lớp màng mỏng. Lớp màng này có tác dụng giúp cho Da của bé không bị sũng nước ối. Móng tay, móng
  4. chân ngày một cứng hơn và bắt đầu mọc dài ra. Não và hệ thần kinh bước đầu có sự giao thoa với nhau. Vị giác của bé cũng đã hình thành. Bé đã b ắt đầu có động tác nuốt và phân biệt được 4 vị mặn, ngọt, chua, đắng. Dường như bé cũng đã "háo ngọt", và thích ngọt hơn tất cả các vị khác. Có thể bạn sẽ hỏi: bé làm thế nào để có thể phân biệt được các vị khác nhau trong khi thứ duy nhất mà bé có thể nếm được là nước ối ? Đó là bởi những chất có trong thức ăn của mẹ, sẽ được thẩm thấu vào máu, qua Nhau thai rồi chuyền cho bé. Những chất đó kích thích trực tiếp vào các tế bào vị giác, khiến bé cũng có thể "nếm" được mùi vị của thức ăn mà không cần tiếp xúc với thức ăn đó. Để minh chứng cho điều này, các nhà khoa học đã tiến hành đo nhịp tim và siêu âm đ ể quan sát phản ứng của em bé khi bà mẹ ăn một thứ đồ chua. Qua màn hình siêu âm, người ta thấy em bé nhăn mặt và máy điện tâm đồ cũng cho thấy tim của bé bỗng đập nhanh hơn. Phổi của bé đã tiết ra dịch bôi trơn các túi khí. Nhưng chỉ khi bé được 8 tháng tuổi, phổi của bé mới đủ trưởng thành để có thể giúp bé hô hấp sau khi ra khỏi bụng mẹ. Tuần lễ thứ 20, qua màn ảnh siêu âm, bạn đã thấy được những mi mắt của bé khép, mở và có khi thấy con ngươi đưa sang phía này, phía kia. Khi người ta dùng một nguồn ánh sáng để soi tử cung thì thấy bé có phản ứng di chuyển về phía có ánh sáng, điện tâm đồ ghi nhịp tim của bé nhanh lên rõ rệt. Điều đó giúp các nhà nghiên cứu có thể khẳng định: "từ tháng thứ 5, thị giác của em
  5. bé đã hoạt động". Tuy được hình thành và đ i vào hoạt động từ khá sớm, thị giác của bé lại thành thục rất chậm. Phải mất một thời gian sau khi ra đời, bé mới có thể nhìn rõ mọi vật và phân biệt được màu sắc. Trong thời gian thức, em bé bơi lội liên tục trong bụng mẹ và tỏ ra rất tò mò với những kích thích đến từ bên ngoài. Những chuyển động đó của bé được mẹ cảm nhận ngày càng rõ rệt. 6 tháng: Mẹ ơi! Mẹ đọc truyện tiếp đi! Thai nhi lúc này dài khoảng 30cm, nặng gần 600- 700g. Thân thể của bé dần dần cân đối, lớp mỡ dưới Da không phát triển thêm nhiều. Do đó, trông em bé của bạn vẫn gầy tóp, và nhăn nheo. Da vẫn còn rất mỏng, khi nhìn vào ta sẽ thấy Da bé có màu hơi vàng. Từ thời gian này trở đi, trên bề mặt của Da bắt đầu được láng một lớp mỡ, nó có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho Da thai, bảo vệ Da thai và đến khi ra ngoài thì nó có tác dụng bôi trơn, giúp thai đi qua đường sinh dễ dàng hơn. Lúc này bé đã lớn, bằng mắt thường có thể nhìn thấy bé di chuyển từ bên này sang bên kia trong bụng mẹ. Bé luôn tỏ ra rất năng động bằng cách bơi lội và ngó ngoáy liên tục, các cơ của bé nhờ vậy mà ngày càng khỏe hơn. Xương cốt cũng dần trở nên rắn chắc. Trên phim chụp X quang, có thể nhìn rõ xương hộp sọ, xương sống, xương sườn và xương tứ chi. Các khớp cũng bắt đầu phát triển khiến cổ dài ra, các chi linh hoạt hơn. Mũi nhô cao lên giúp gương mặt của bé bắt đầu có đường nét.
  6. Bé khi thức khi ngủ, nhịp sinh học của bé không hoàn toàn trùng với nhịp sinh học của mẹ. Trong lúc ngủ, hai tay bé cong lại, ôm trước ngực, đầu gối gập sát bụng. Thính giác lúc này của bé đã thành thục, điều đó giúp bé nghe được nhịp tim mẹ, tiếng róc rách của hệ tiêu hóa và nhịp thở của mẹ. Ngo ài ra, bé còn nghe được âm thanh của thế giới bên ngoài như tiếng còi tàu, tiếng chó sủa... Tất cả trở thành một mớ âm thanh hỗn độn, nhưng trong mớ âm thanh hỗn độn đó, bé có thể phân biệt được giọng nói của mẹ. Khi mẹ nói, bé nằm yên lắng nghe, nhưng hễ mẹ ngưng không nói nữa thì bé bắt đầu nhúc nhích ngọ nguậy.
nguon tai.lieu . vn