Xem mẫu

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ SƠ SINH:
BÁO CÁO 3 TRƯỜNG HỢP
Dương Tấn Hải, Trần Thị Hoa Phượng*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm siêu vi Dengue thường gặp ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Nhiễm siêu vi Dengue
có thể gặp ở mọi lứa tuổi trong vùng dịch lưu hành. Có ít nhất 17 trường hợp sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ
sinh đã được báo cáo, chủ yếu ở Thai Lan.
Mô tả 3 trường hợp: Cả 3 trường hợp (2 trai, 1 gái) đều ở lứa tuổi sơ sinh. Sốt liên tục từ 4 – 5 ngày, xuất
huyết da vào ngày 4-5 của bệnh. Tiểu cầu máu giảm dần và đạt
20% dung tích hồng cầu theo tuổi, tràn dịch
các màng). Cả 3 thường hợp trong nghiên cứu
đều thỏa tiêu chuẩn của WHO cho chẩn đoán
sốt xuất huyết Dengue.
Cả 3 trường hợp đều có NS1 (+) và IgM(+).
Theo nghiên cứu của V. Kumarasamy và cộng
sự(7), NS1 có độ nhạy là 93,4% và độ đặc hiệu là
100%, giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên
đoán âm là 97,3%. Điều này góp phần chẩn đoán
xác định nhiễm siêu vi Dengue.
Thời gian ủ bệnh khoảng 3-8 ngày sau khi
muỗi Aedes aegypti đốt(5). Trường hợp bệnh nhân
thứ 3 khởi phát bệnh lúc một ngày tuổi. Trước
khi sanh 2 ngày mẹ bé có sốt liên tục kèm phát
ban. Điều này cho thấy có thể bệnh nhân này bị
nhiễm virus Dengue từ trong bụng mẹ, nghĩa là
lây truyền dọc từ mẹ sang con. Vấn đề lây
truyền dọc virus Dengue từ mẹ sang con đã
được đề cập qua các báo ở Thái Lan (13 trường
hợp)(2,6,7,11), Malysia (2 trường hợp)(3), Pháp (2
trường hợp)(1). Trường hợp 1 và 2 có thời gian
khởi bệnh vào ngày tuổi thứ 11 và 21 nên hai
trường hợp này có thể được lây truyền sau sanh
do muỗi đốt.
Rất khó phân biệt sốt xuất huyết Dengue với
nhiễm trùng sơ sinh trên cận lâm sàng và các xét
nghiệm máu thường quy vì thông thường bệnh
nhân chỉ biểu hiện sốt cao nếu bệnh nhân đến

Chuyên đề Nhi Khoa
4

sớm trong 1-2 ngày đầu của bệnh (trường hợp 1
và 2), hoặc sốt cao kèm tiểu cầu giảm (trường
hợp 3) nếu đến vào ngày 3-4 của bệnh. Các triệu
chứng này cũng thương gặp trong nhiễm trùng
sơ sinh. Trường hợp 1, sau 3 ngày điều trị như
nhiễm trùng sơ sinh mà bệnh nhân vẫn sốt,
chấm xuất huyết da và tiểu cầu ngày càng giảm
trong khi tổng trạng bé vẫn tốt và các xét nghiệm
khác đều bình thường nên chúng tôi quyết định
cho bé thử NS1 và kết quả NS1 (+) và đây là
trường hợp sốt xuất huyết sơ sinh đầu tiên
chúng tôi phát hiện được. Rút kinh nghiệm của
trường hợp 1 và 2, đến trường hợp thứ 3 bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng sốt, tiểu cầu
giảm và các xét nghiệm nhiễm trùng khác đều
bình thường nên chúng tôi mạng dang xét
nghiệm NS1 ngay trong ngày đầu tiên nhập
viện, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm chúng
tôi đã ngưng sử dụng kháng sinh. Vì vậy chúng
ta nên nghĩ là có sợ tồn tại của sốt xuất huyết ở
lứa tuổi sơ sinh và mạnh dạng làm các xét
nghiệm chẩn đoán xác định đối với các trường
hợp nghi ngờ.
Cả 3 trường hợp của chúng tôi đều là sôt
xuất huyết độ II, các bệnh nhân đều hồi phục và
xuất viện trong tình trạng tốt. Kết quả này cũng
giống như nghiên cứu của Sayomporn Sirinavin
và cộng sự(10) trong 17 trường hợp nghiên cứu
chỉ có 01 trường hợp nặng. Điều nay có thể lý
giải do 2 nguyên nhân: hệ thống miễn dịch ở trẻ
sơ sinh yếu và nhiễm Dengue nguyên phát.
Hai trong 3 bệnh nhân của chúng tôi có tiểu
cầu giảm rất thấp (
nguon tai.lieu . vn