Xem mẫu

  1. Sông Thao – một triền mơ… Với tôi, sông Thao là một trong những con sông đẹp nhất, thơ nhất. Đẹp, vì những hiển lộ, tiềm ẩn; đẹp vì nó là dòng chảy văn hoá, lịch sử của văn minh sông Hồng. Dòng sông Thao thơ mộng…(Ảnh: Minh Sang) Sông Thao là một đoạn của sông Hồng chảy từ Yên Bái về Việt Trì , Phú Thọ. Tôi muốn gọi sông Thao là nàng, một nàng – không – tuổi. Chẳng có sà lan, đò dọc, đò ngang như hoàng hôn chậm ngã ba Bạch Hạc, sông Thao khoả mình hồng nuột giữa bối cảnh ngụ t ình. Đê cao, bên trái nàng Thao, bên phải quê làng. Kết thúc của sông Thao là Việt Trì; hợp lưu với Đà, Lô (hai chi
  2. lưu của sông Hồng) đổ ra sông Hồng rồi cửa biển. Từ nơi nàng Thao duỗi chân ra Bạch Hạc, ta bắt đầu lên thượng du, tới vùng văn hoá cọ trong nền văn hoá người Việt cổ, với di chỉ, dấu vết vẫn còn tượng hình sôi động nơi tâm điểm trung du. Vua Hùng thứ 18 sinh ra Mỵ Nương. Nếu là công chúa, tôi sẽ lấy Thuỷ Tinh, chàng thông minh, si tình ấy mới là tài trai đáng để tâm phục làm hiền thê mãn kiếp. Vua Hùng đã thiên vị Sơn Tinh mà ngầm "chỉ định thầu" khi thách sính lễ. Thống lĩnh Tây Bắc – Âu Việt, An Dương Vương của Âu Việt đánh thắng Lạc Việt của Vua Hùng, lập ra nước Âu Lạc, kinh đô là thành ốc Cổ Loa. Vua Hùng có Thành Mè – Phú Thọ. Thị xã này cùng Việt Trì được Pháp chọn xây dựng đô thị, Toà công sứ Pháp là Trường ĐH Hùng Vương ngày nay. Sông không đơn giản là sông. Sông Hồng như Hoàng Hà của Trung Quốc, như sông Hằng của Ấn Độ, là sông thiêng, mà Thao, người con đẹp nhất của Mẹ Hồng đã chứa đựng bao phù sa truyền thuyết và huyền thoại. Thị trấn Lâm Thao huyện lỵ, có Nhà máy Phân bón Lâm Thao, tồn tại gần 50 năm, ba lần anh hùng, góp phần cho khắp nơi nhiều vụ mùa bội thu.
  3. Vựa lúa trù phú này là huyện tiếng tăm nhất tỉnh. Đường láng mịn nhiều khúc quanh, nhìn về phía trước, mặt chạm sông mà như đang lượn ôm ven biển. Bay trên đê lướt chậm qua vùng eo gợi cảm núi đồi, sông cuốn lưng trời phơi mở đường đường cong gần xa, son hoà màu cọ. Buổi chiều hiền như con bê vàng cùng bầy bò tha thẩn chân đê cỏ mượt. "Sông Thao nước đục người đen Ai lên Phú Thọ thì quên đường về" Tôi không tin, vì nghĩ tinh thần của nó là nói ngược. Có người lại thay Vũ Ẻn bằng Phú Thọ khi chiêu dụ câu ca dao này. Sông lấp lánh thêm vì vô vàn thôn nữ da trắng tắm chiều. Cơ man tiên của đời thực khoả trắng chiều. Không gian khoáng đạt và trinh khiết toả mùi rừng, mùi sông, mùi yêu. Sông Thao dịu mát gọi mời. Thân thuyền cong triền cát sông cạn nước tháng Tư, giờ neo giữa sông đầy. Ba trụ cầu đang đổ móng.
  4. Bến phà Ngọc Tháp bao năm vẫn cần mẫn đưa khách từ thị xã Phú Thọ sang huyện Tam Nông. Cái phà sắt rẽ dòng, phun khói đen, khi đơn, khi đôi đi về, bom đạn không làm mất, không gián đoạn, thời bình lại sắp bị xoá sổ, thành dĩ vãng. Hễ cầu mọc lên là mất phà. Ôi những chuyến phà đã đi vào văn thơ, nhạc họa, phim ảnh tâm trí bao người! Riêng tôi, muốn giữ mãi những con phà. Vẫn còn đấy, phà Chí Chủ từ Ngọc Tháp đi Cẩm Khê, chéo lên phía Tây mặt trời lặn. Âm vang nhịp chiêng khí phách hồn Việt miên man xoan, ghẹo. Thị xã Phú Thọ nên thơ xanh cổ thụ với nhiều ngôi nhà kiến trúc Pháp chắc là thị xã đẹp nhất miền Bắc. Phú Thọ có bao nhiêu giai nhân, ai đếm được, như không ai nói chính xác có bao cây long não? Chỉ biết, dầu từ hoa long não là của quý, và mùi hoa long não vẫn hằn. Cọ không còn để điệp trùng ngút mắt. Tất cả những nét đẹp nguyên thuỷ, những gì cổ kính khắp nước mình đều bị phá, mất dần đi. Chỉ có sự lắng đọng êm đềm vẫn toả khi bắt đầu chạm vào thị xã.
  5. Đoàn tàu hoả lên Tây Bắc, rủ nhau những toa buồn qua ga chiều trung du. Đường dốc mơ màng cổ phổ diệp lục xà cừ đưa mình say trên dốc Tỉnh. Lần nữa muốn bay theo sông Thao, quai nón buông muôn thuở gợi t ình…
nguon tai.lieu . vn